Nội dung chính
Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến đau lưng vùng xương chậu. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cung cấp các phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Đau lưng vùng xương chậu là bệnh gì
Ngoài các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài như: Lao động quá sức, tư thế làm việc không đúng, chấn thương…Thì chứng đau lưng vùng xương chậu còn được gây nên bởi các bệnh lý sau:
Bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý hay gặp nhất, chúng không những gây đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống xương chậu và gót chân. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh sỏi thận gây đau lưng vùng xương chậu
Các mô xung quanh vùng vỏ thận có các dây thần kinh cảm giác kích thích đau. Chính vì thế, khi viên sỏi hình thành ở bể thận hoặc niệu quản sẽ làm tăng áp lực nước tiểu tại vị trí này gây đau và lan truyền đến vùng thắt lưng – chậu. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam và gặp ở tất cả các lứa tuổi.
Bệnh thoái hóa khớp háng
Thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên, thoái hóa khớp sẽ làm cho lượng dịch ngày một ít đi, sự ma sát dẫn đến tình trạng các sụn bị bào mòn. Lưu lượng máu không được cung cấp đủ để nuôi dưỡng các khớp làm cho các cơn đau ngày một tăng dần gây ra khó chịu cho người bệnh.
Bệnh u xơ tử cung
Đây là bệnh lý lành tính và khá phổ biến ở nước ta. Khối u còn nhỏ dường như người bệnh không có biểu hiện bất thường, khi to chúng sẽ chèn ép lên nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến các triệu chứng như: Ra máu âm đạo bất thường, đau tức nhiều vùng cột sống thắt lưng sau đó lan xuống xương chậu.
Đau ruột thừa
Các cơn đau ở vùng hố chậu phải có thể lan xuống xương chậu. Triệu chứng khởi phát đột ngột có thể kèm theo các biểu hiện như: Buồn nôn, nôn mửa, sốt… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Đau lưng vùng xương chậu nguy hiểm không
Không phải tất cả các bệnh lý đau nhức vùng xương chậu đều gây nguy hiểm cho người bệnh. Tất cả còn tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến lâm sàng của từng người.
Nếu các cơn đau bùng phát trong thời gian ngắn, đau tại chỗ không lan, cường độ nhẹ, thời gian kéo dài từ 5 – 7 ngày thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lúc này, bạn đừng quá lo lắng vì đó có thể là phản ứng bình thường khi cơ thể bị khi tác động bởi những tác nhân bên ngoài.
Ngược lại, những cơn đau vùng xương chậu hay tái phát, kéo dài thường xuyên và đau nhiều hơn thì đây là vấn đề đáng lo ngại. Bạn không được phép chủ quan mà phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
>>>>> Bạn nên biết thêm: Đau lưng gần xương cụt có nguy hiểm không? Cách giảm đau nhanh
Cách chữa đau lưng vùng xương chậu
Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Chườm nóng
Nước nóng có tác dụng giãn mạch giúp cho máu lưu thông tốt hơn, từ đó các triệu chứng đau nhức cũng được giảm nhanh chóng. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện, an toàn lại mang đến kết quả cao. Áp túi nước ấm lên vùng xương chậu bị đau trong vòng 20 phút, mỗi ngày bạn cần thực hiện 2 – 3 lần trước hoặc sau các bữa ăn 30 phút.
Châm cứu chữa đau lưng vùng xương chậu
Đây là phương pháp chữa bệnh vô cùng hữu hiệu, được áp dụng từ khá lâu đời. Khi các biện pháp như chườm nóng, xoa bóp… không mang lại kết quả cao bạn hãy thử áp dụng phương pháp châm cứu. Chúng không những làm giảm nhẹ triệu chứng mà còn góp phần rút ngắn số lần sử dụng thuốc, nâng cao sức khỏe, tinh thần cho người bệnh.
Dùng các bài thuốc Đông y
Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên rất an toàn lại không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay như:
Uống nước lá lốt: 50g lá lốt phơi khô cho vào 300ml nước, bắt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc lại là vừa. Uống ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn các triệu chứng đau khớp sẽ giảm dần.
Đắp lá ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu cho vào 5 muỗng cafe muối hột, đem bắt lên bếp rang cho đến khi nóng. Đổ vào túi vải và bọc lại, đắp lên vùng khớp bị đau nhức. Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rất bất ngờ sau 1 tuần áp dụng.
Chữa đau lưng vùng xương chậu bằng thuốc Tây y
Khi đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà triệu chứng đau không được thuyên giảm bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Một số thuốc kháng viêm, giảm đau được sử dụng như: meloxicam, ibuprofen, paracetamol…
Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng để cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bác sĩ có chỉ định mổ để thay các khớp vùng xương chậu giúp làm giảm các cơn đau nhức gây phiền toái cho bệnh nhân.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn đọc các vấn đề xoay quanh đến bệnh lý đau lưng vùng xương chậu. Hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.