Thế nào là công ty con? Thành lập công ty con để làm gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con của công ty cổ phần/công ty TNHH… gồm những gì?
Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì?
Để hiểu về khái niệm công ty con (hay còn gọi là công ty trực thuộc), trước hết, bạn cần nắm rõ thế nào là công ty mẹ để hiểu về mối quan hệ giữa 2 loại công ty này.
➨ Công ty mẹ là gì?
Theo Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần);
- Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.
➨ Công ty con là gì?
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ;
- Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
- Các công ty con có cùng công ty mẹ (công ty mẹ này sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập công ty mới.
Có thể hiểu, công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty.
Như vậy, một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con, nhưng một công ty con chỉ có duy nhất một công ty mẹ.
>> Tham khảo thêm: Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
Công ty thành viên là gì? Công ty thành viên có phải là công ty con?
Công ty thành viên là loại hình công ty được một doanh nghiệp nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Chẳng hạn, công ty A nắm giữ dưới 50% cổ phần của công ty B và công ty C. Lúc này, công ty B và công ty C là công ty thành viên của công ty A.
Một công ty có thể là thành viên của nhiều công ty khác, nhưng chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty.
Như vậy, một công ty vừa có thể làm công ty con, vừa có thể làm công ty thành viên của một hoặc nhiều công ty khác.
Thành lập công ty con để làm gì?
Nhiều người sẽ hỏi thành lập công ty con để làm gì, đã có chi nhánh rồi thì tại sao còn cần thành lập công ty con?
Câu trả lời rất đơn giản, đối với những công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề khác nhau sẽ khiến vấn đề quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực gặp không ít khó khăn.
Bằng cách thành lập công ty con, doanh nghiệp có thể tạo ra những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực. Khi kết hợp với sự đầu tư tài chính, máy móc cũng như công nghệ từ công ty mẹ, những công ty con này sẽ phát triển chuyên biệt, mang lại hiệu quả cho từng lĩnh vực tốt hơn là một công ty “ôm” nhiều lĩnh vực.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh đa ngành nghề thuận lợi hơn, dễ quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.
Cũng có trường hợp đặc biệt, nhiều công ty còn thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau nhằm tạo cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công ty con.
Việc thành lập chi nhánh hay công ty con là tùy nhu cầu phát triển của công ty. Bởi:
- Chi nhánh bản chất là đơn vị phụ thuộc của công ty và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh;
- Công ty con là công ty có sự góp vốn đầu tư của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để mở công ty (công ty mẹ luôn chiếm 50% vốn trở lên). Hơn nữa, công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề giống hoặc khác công ty mẹ mà không bị hạn chế.
Phân tích kĩ hơn thì thành lập công ty con có nhiều lợi thế, đồng thời cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn thành lập chi nhánh công ty.
Xem thêm:
>>Dịch vụ thành lập công ty con tại Anpha – từ 3 ngày có GPKD;
>> Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Anpha – 700.000 đồng;
>> Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
>>Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con
1. Hồ sơ thành lập công ty con
Trên thực tế, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty bình thường, chỉ khác là sẽ có một cổ đông góp trên 50% vốn vào công ty con này.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ thành lập công ty con, bạn cần kèm theo bản sao công chứng:
- Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ (1 bản);
- CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên trong công ty;
- CCCD/CMND/hộ chiếu người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý công ty con (1 bản).
Lưu ý:
Người được công ty mẹ cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.
Thời hạn công chứng của những giấy tờ chứng thực nêu trên không quá 3 tháng so với thời điểm đi nộp hồ sơ.
2. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty con
Bạn nộp bộ hồ sơ thành lập công ty con tại Sở KH&ĐT theo 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT (*);
- Cách 2: Nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh bằng dịch vụ bưu chính;
- Cách 3: Nộp qua mạng cho cơ quan đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia. Với cách này, bạn phải có 1 trong 2 phương tiện sau mới có thể tiến hành thủ tục online:
- Chữ ký số hay còn gọi là token;
- Tài khoản đăng ký kinh doanh.
(*) Bạn nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi công ty con đặt trụ sở chính. Tham khảo địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư các thành phố lớn sau:
- Phòng Đăng ký kinh doanh tại TP. HCM: 90G Trần Quốc Toản, P. Võ Thị Sáu, Q.3;
- Phòng Đăng ký kinh doanh tại Hà Nội: 258 Võ Chí Công, P. Xuân La, Q. Tây Hồ;
- Phòng Đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng: 24 Trần Phú, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu.
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty con (nếu hồ sơ hợp lệ). Ngược lại, bạn sẽ nhận được thông báo hướng dẫn thay đổi hoặc điều chỉnh hồ sơ thành lập công ty con.
Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty con
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) – 0903 003 779 (Miền Trung) – 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.