Đĩa đệm nhân tạo là gì? Tuổi thọ bao lâu? Cần thay khi nào và giá bao nhiêu?

Đĩa đệm nhân tạo là gì? Tuổi thọ bao lâu? Cần thay khi nào và giá bao nhiêu?

Đĩa đệm nhân tạo là giải pháp được sử dụng để thay thế cho đĩa đệm bị tổn thương, thoát vị nặng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đĩa đệm nhân tạo là gì, tác dụng khi thay hay cần thay thế khi nào, tuổi thọ bao lâu, chi phí thay đĩa đệm nhân tạo là bao nhiêu… Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Đĩa đệm nhân tạo là gì?

Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa hai đốt sống, có tác dụng giúp cho cột sống uốn cong, cơ thể vận động được một cách linh hoạt, đồng thời chịu lực, giảm xóc, chấn động mỗi khi cơ thể vận động.

Đĩa đệm nhân tạo được làm bằng nhựa, kim loại hoặc kết hợp cả hai. Đây là một loại thiết bị được dùng để cấy vào cột sống thay thế cho đĩa đệm của cơ thể bị thoát vị hoặc tổn thương nặng nề. Khi đó, đĩa đệm nhân tạo sẽ thực hiện các chức năng của một đĩa đệm bình thường.

Phân loại: Đĩa đệm nhân tạo có nhiều thiết kế khác nhau nhưng được phân loại chung thành:

  • Đĩa đệm nhân tạo thay thế toàn bộ đĩa đệm: Hầu hết, thậm chí toàn bộ mô của đĩa đệm được loại bỏ sau đó cấy thiết bị thay thế vào khoảng trống của 2 đốt sống.
  • Đĩa đệm nhân tạo thay thế nhân đĩa đệm: Phần nhân đĩa đệm được loại bỏ, sau đó sẽ cấy ghép thiết bị thay thế vào, bên ngoài đĩa đệm cơ thể được giữ nguyên.

Đĩa đệm nhân tạo

Đĩa đệm nhân tạo

Trường hợp nào cần thay đĩa đệm nhân tạo?

Mỗi loại cấy ghép sẽ có những chỉ định thay thế khác nhau. Tuy nhiên, thay đĩa đệm thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị bảo tồn bằng việc sử dụng thuốc tân dược, thuốc nam, vật lý trị liệu… nhưng không có hiệu quả, bệnh không thuyên giảm.
  • Bệnh nặng, chức năng vận động hạn chế, có nguy cơ bị bại liệt.

Để xác định được mức độ đĩa đệm bị tổn thương thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI, kết hợp cùng với chụp X-quang hoặc scan CT, tiên thuốc nhuộm vào đĩa đệm. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm và đưa ra chỉ định có nên thay đĩa đệm nhân tạo không.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, cơ thể có thể không tiếp nhận đĩa đệm nhân tạo, đó là:

  • Bị dị ứng với vật liệu nào đó của đĩa đệm nhân tạo
  • Đang mang thai
  • Cột sống bị thoái hóa
  • Bị loãng xương
  • Cột sống có khối u hoặc bị nhiễm trùng
  • Đốt sống bị gãy thân
  • Loãng xương
  • Đang chữa trị các bệnh lý mạn tính bằng thuốc steroid
  • Mắc các bệnh tự miễn

Thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không?

Quá trình thực hiện cấy ghép đĩa đệm nhanh chóng, đơn giản nên sau phẫu thuật người bệnh không phải đeo nẹp, thời gian phục hồi, đi lại bình thường ngắn, đặc biệt không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thay đĩa đệm nhân tạo có thể xảy ra một số rủi ro như:

  • Bị chấn thương thần kinh
  • Mạch máu bị tổn thương
  • Bị nhiễm trùng
  • Chức năng tình dục bị rối loạn
  • Cấu trúc tiết niệu có thể bị tổn thương
  • Đĩa đệm thay thế có thể bị vỡ hoặc hao mòn sau một thời gian cấy ghép
  • Bị trật khớp

Mặc dù, có thể xảy ra rủi ro nhưng là rất hiếm. Vì thế, có thể thấy phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Ngoài ra, việc thay mới đĩa đệm hoàn toàn giúp hạn chế được khả năng bệnh tái phát. Đĩa đệm nhân tạo có thời gian sử dụng dài, thậm chí là cả đời nên đa số các trường hợp người bệnh chỉ cần thay đĩa đệm một lần.

Thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không

Thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không

Thay đĩa đệm nhân tạo bao nhiêu tiền?

Thay đĩa đệm nhân tạo là phương pháp không nguy hiểm, không để lại biến chứng sau cấy ghép, được coi là biện pháp điều trị thoát vị tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí cấy ghép hết bao nhiêu tiền cũng được đông đảo người bệnh quan tâm.

Mặc dù quá trình thực hiện đơn giản, diễn ra nhanh chóng nhưng chi phí lại cao. Đa số, đĩa đệm được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, đĩa đệm nhân tạo có giá rơi vào khoảng 50.000.000 – 60.000.000 đồng (tương đương khoảng 2000 – 3000 USD).

Ngoài ra, chi phí thay đĩa đệm còn gồm thêm các khoản phí:

  • Chi phí thực hiện phẫu thuật
  • Tiền giường bệnh
  • Chi phí khác

Chi phí cấy ghép thay đĩa đệm nhân tạo có thể rẻ hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ đĩa đệm tổn thương thay thế toàn bộ hay chỉ nhân đĩa đệm, chất liệu đĩa đệm nhân tạo là gì…

Có thể thấy, chi phí thay đĩa đệm nhân tạo khá lớn đối với nhiều người bệnh. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ chi phí thay đĩa đệm để lựa chọn loại phù hợp với kinh tế của mình. Người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, chuẩn bị tâm lý và tài chính trước khi thực hiện thay đĩa đệm nhân tạo.

Tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo bao lâu?

Chi phí thay thế khá lớn nên nhiều người băn khoăn không biết tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo là bao lâu, có lâu dài không. Thực tế cho đến hiện tại chưa có bất cứ một thống kê cụ thể nào về tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo sau khi được thực hiện cấy ghép.

Các chuyên gia cho biết, tuổi thọ của đĩa đệm phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Sự tương thích của đĩa đệm với cơ thể hay sự thích nghi của người bệnh
  • Tay nghề, trình độ của bác sĩ tiến hành thực hiện phẫu thuật thay thế
  • Có xảy ra rủi ro gì không
  • ….

Nếu như không có bất cứ rủi ro nào xảy ra sau khi thay thế, người bệnh vận động bình thường thì không cần phải thực hiện thay lại đĩa đệm nhân tạo.

Tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo bao lâu

Tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo bao lâu

Lưu ý khi thay đĩa đệm nhân tạo

  • Trước khi quyết định thay thế đĩa đệm hay không, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro có thể xảy ra, bởi lẽ chi phí thay thế khá lớn.
  • Đĩa đệm nhân tạo hoạt động và có tác dụng như đĩa đệm của cơ thể nhưng khả năng chịu lực tác động kém hơn. Vì thế, người bệnh cần phải chú ý đến việc vận động sau phẫu thuật.
  • Cần phải tránh khuân vác, bưng bê hoặc vận động mạnh, nếu không có thể xảy ra rủi ro không mong muốn.

>> TÌM HIỂU: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đúng cách, đem lại hiệu quả bất ngờ

Qua trên, chắc hẳn bạn đã biết được những thông tin cần thiết về đĩa đệm nhân tạo như chi phí thay thế, tuổi thọ của đĩa đệm, khi nào cần thay… Mong rằng chia sẻ này hữu ích cho bạn!

.aab_wrap {
background: #f8f8f8;
-webkit-box-sizing: border-box;
-moz-box-sizing: border-box;
-ms-box-sizing: border-box;
box-sizing: border-box;
border: 1px solid #dadada;
padding: 2%;
width: 100%;
}
.aab_gravatar {
float: left;
margin: 0 10px 0 0;
}
.aab_text h4 {
font-size: 20px;
line-height: 20px;
margin: 0 0 0 0!important;
padding: 0;
}
.aab_social {
float: left;
width: 100%;
padding-top: 10px;
}
.aab_social a {
border: 0;
margin-right: 10px;
}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *