Được lựa chọn là nguồn cung cấp tinh bột trong chế độ ăn của nhiều người, nhưng không ít người vẫn không phân biệt và đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của gạo lứt và gạo mầm. Vậy gạo mầm hay gạo lứt, ăn loại nào sẽ tốt cho sức khỏe hơn?
Xuất phát điểm thì gạo mầm và gạo lứt có cùng nguồn gốc, nhưng cách sơ chế thành thành phẩm và giá trị dinh dưỡng lại không hoàn toàn giống nhau. Vậy tìm hiểu đặc tính và giá trị dinh dưỡng, để xem giữa gạo mầm và gạo lứt ăn loại nào sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
1Gạo mầm và gạo lứt có gì khác nhau?
Gạo lứt
Gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật, là loại gạo chỉ xay bỏ phần vỏ trấu, giữ nguyên phần cám gạo bọc bên ngoài hạt, rất giàu dinh dưỡng.
Tác dụng của gạo lứt như Carbonhydrate, Lipit, Gluxit, chất xơ, khoáng, Vitamin B1, Omega 3,6,9…
Gạo mầm
Gạo mầm cũng là gạo lứt, nhưng được chọn lọc và qua quá trình cấp nước tạo ẩm để nảy mầm phôi nguyên trong gạo, sau đó chúng được sấy khô thành gạo mầm.
Nhờ quá trình nảy mầm, gạo mầm so với gạo lứt được tăng cường thêm các vitamin E, PP, B1, B6, Magiê… đặc biệt là chất GABA, chống độc cho thận.
2Gạo mầm và gạo lứt, ăn loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Gạo lứt được nghiên cứu đánh giá có tác dụng bổ sung canxi phòng chống loãng xương, tăng cường chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu tốt cho người tim mạch, chống lão hóa tế bào…
Với gạo mầm, vì giàu dưỡng chất hơn, nó rất thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho người ăn kiêng hoặc ăn chay trong thời gian dài và vẫn đảm bảo các lợi ích sức khỏe như ở gạo lứt.
Các nghiên cứu từ Nhật Bản cho rằng, các chất dinh dưỡng có trong gạo mầm giúp người tiểu đường cung cấp dinh dưỡng và ổn định đường huyết sau bữa ăn tốt, có tác dụng tốt khi dùng trong thời gian dài.
Đặc biệt, lượng GABA có trong gạo mầm rất có ích cho người stress, mất ngủ vì có tác dụng giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ tự nhiên.
Vì vậy, nếu so sánh gạo lứt với gạo mầm, gạo mầm mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe hơn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, dù là gạo lứt hay gạo mầm, bản chất chúng vẫn là các loại thực phẩm, không phải là thuốc chữa bệnh.
3Lưu ý khi sử dụng gạo lứt, gạo mầm
Với gạo lứt
– Nên ngâm gạo trong nước trước khi nấu từ 12 – 20 tiếng nhằm loại bỏ lượng độc tố Axit abscisic (ABA) vốn có trong gạo lứt. ABA khi bị hấp thụ vào cơ thể có thể làm tăng lượng Axit Nitric, tăng nguy cơ ung thư và các chứng bệnh khác.
– Ngoài ra bạn cũng có thể rang gạo lứt trước khi nấu cơm để loại bỏ lượng ABA.
– Hạn chế nấu gạo lứt bằng nồi áp suất, bởi với nhiệt độ trên 130 độ C sẽ làm gạo mất đi lượng lớn vitamin B. Nếu không ngâm gạo trước mà trực tiếp nấu bằng nồi áp suất sẽ không thể loại bỏ độc tố ABA trong gạo.
Với gạo mầm
– Gạo mầm khi mua tại cửa hàng về thường được đóng gói kỹ, và dùng nitơ để bảo quản vì vậy bạn nên mở bao trước khi sử dụng 2 – 3 ngày, để lượng nitơ thoát ra ngoài hoàn toàn.
– Không sử dụng các loại gạo mầm được bày bán đại trà, trưng bày trong các bao tại chợ. Bởi gạo mầm khi được sấy khô hoàn toàn sẽ sinh ra lượng ABA vượt qua tiêu chuẩn vốn có, gây độc cho cơ thể.
Với thông tin được cung cấp, hy vọng bạn đọc phân biệt tốt 2 loại gạo này và giá trị dinh dưỡng của nó với sức khỏe cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm gạo Jasmine An Gia có bán tại Bách hóa XANH nhé!
Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH