Áo blouse bác sĩ y tá là trang phục chung của ngành y tế. Gọi đơn giản và chung là áo blouse nhưng có rất nhiều loại khác nhau, như: áo blouse tay ngắn thân ngắn, áo blouse tay dài thân dài,…. do đó, bạn cận hiểu rõ và ý nghĩa cũng như là đối tượng nào mặc loại nào vì có quy định theo luật.
Quan điểm của bệnh nhân về trang phục bác sĩ
Theo các nghiên cứu của BMJ Open, quần áo các bác sĩ y tế mặc có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Do đó, các chuyên gia này kêu gọi xem xét các tiêu chuẩn ăn mặc cho các bác sĩ hoặc nên có chuẩn chung dành cho các bệnh viện và phòng khám.
Cụ thể, hơn 50% trong số 4,062 bệnh nhân được khảo sát tại các phòng khám và bệnh viện của 10 trung tâm y tế lớn nói rằng trang phục bác sĩ mặc là quan trọng đối với họ. Và hơn 1/3 người khảo sát cho rằng trang phục bác sĩ mặc ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ với sự chăm sóc của các bác sĩ.
Cách thức thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động trang phục bác sĩ lên tâm lý bệnh nhân
Nghiên cứu cũng yêu cầu bệnh nhân nhìn vào hình ảnh của các bác sĩ nam và nữ trong 7 hình thức trang phục khác nhau, và nghĩ về chúng trong cả môi trường lâm sàng nội trú và ngoại trú (như hình trên)
Đối với mỗi bức ảnh, họ đưa ra đánh giá về mức độ hiểu biết, đáng tin cậy, quan tâm và tiếp cận của bác sĩ, và trang phục khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái như thế nào. Các tùy chọn là:
- Casual: áo sơ mi có cổ ngắn tay và quần jean với giày tennis, có hoặc không có áo khoác trắng.
- Scrubs: Áo và quần ngắn tay màu xanh, có hoặc không có áo khoác trắng.
- Trang trọng: Áo sơ mi dài tay màu xanh nhạt và quần phù hợp với màu xanh hải quân, có hoặc không có áo khoác trắng, đi giày da màu đen với giày cao gót 3-4cm cho nữ và giày da đen cho nam, và cà vạt màu xanh đậm cho nam.
- Bộ đồ công sở: Áo khoác và quần màu xanh hải quân với cùng một chiếc áo sơ mi, cà vạt và giày tây, không có áo khoác trắng.
- Nhóm trang phục trang trọng (formal) với áo khoác trắng đạt điểm cao nhất trong tổng số 5 biện pháp và đặc biệt phổ biến với những người trên 65 tuổi. Tiếp theo là Nhóm trang phục Scrubs với áo khoác trắng và trang phục trang trọng không có áo khoác trắng.
Mỗi nhóm đối tượng và nhóm tuổi khác nhau có phản hồi khác nhau về trang phục bác sĩ mặc
Khảo sát trên cũng hỏi trực tiếp bệnh nhân về trang phục quần áo các bác sĩ của họ nên mặc, 44% cho biết trang phục chính thức với áo khoác trắng và 26% nói rằng đồ bảo hộ bác sĩ (scrubs) với một chiếc áo khoác trắng. Khi được hỏi họ thích bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ cấp cứu mặc gì, chỉ riêng áo phẩu thuật đã nhận được 34% phiếu bầu, tiếp theo là áo phẩu thuật với áo khoác trắng với 23%. Kết quả phần lớn giống nhau đối với các bác sĩ thuộc cả hai giới ngoại trừ các bác sĩ phẫu thuật nam.
Bệnh nhân có xu hướng thích rằng bác sĩ điều trị cho họ mặc rang phục chính thức, không có áo khoác trắng. Hơn 62% đồng ý hoặc đồng ý mạnh mẽ rằng khi gặp bệnh nhân trong bệnh viện, các bác sĩ nên mặc áo khoác trắng và 55 % nói tương tự đối với các bác sĩ nhìn thấy bệnh nhân trong môi trường văn phòng. Tỷ lệ thích áo khoác trắng giảm xuống còn 44% đối với các bác sĩ cấp cứu.
Mặc dù các cuộc khảo sát được thực hiện trong giờ làm việc vào các ngày trong tuần, các nhà nghiên cứu đã hỏi bệnh nhân rằng họ nghĩ bác sĩ nên mặc gì khi gặp bệnh nhân vào cuối tuần. Trong trường hợp này, 44% cho biết trang phục ngắn tay với quần jean là phù hợp, mặc dù 56% là trung tính hoặc không tán thành kiểu dáng như vậy ngay cả vào cuối tuần.
Tại sao bác sĩ mặc áo khoác trắng?
72% tất cả các bác sĩ bệnh viện và sinh viên y khoa mặc áo khoác trắng và hầu hết mặc chúng lớn hơn 75% thời gian. Áo khoác trắng được mặc chủ yếu để dễ dàng nhận ra bởi đồng nghiệp và bệnh nhân, để bỏ đồ vào túi và giữ quần áo sạch sẽ.
Tuy nhiên, bác sĩ tâm thần và bác sĩ nhi khoa cố gắng gần gũi với bệnh nhân của họ nên thông thường họ sẽ mặc đồ như người thường, nhằm tránh tạo ra sự khác biệt với bệnh nhân, thay vì mặc áo khoác trắng như bác sĩ ở các khoa khác.
Bác sĩ mặc áo blouse màu trắng vì:
- màu trắng thể hiện sự tinh khiết
- màu trắng giúp bác sĩ nhận ra áo họ dơ dễ hơn các màu khác. Trong lịch sử, trước khi mặc áo blouse màu trắng, các bác sĩ đã mặc áo blouse màu đen. Tuy nhiên, màu đen khiến bác sĩ khó nhận ra vết dơ trên áo vô tình mang theo vi khuẩn trên áo.
Các vấn đề liên quan đến trang phục
Trang phục dành cho nhân viên y tế thường sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Đồng bộ và chuyên nghiệp: tạo ấn tượng tin cậy cho bệnh nhân
- Đơn giản nhằm tránh làm nhiễm trùng khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Có sự phân cấp rõ ràng giữa bác sĩ/y tá/ điều dưỡng/ hộ lý,… trong bệnh viện
- Tuyệt đối không mang các tư trang vật dụng không cần thiết (trang sức, sơn móng tay, dưỡng móng tay dài,…) vì có thể tổn hại bệnh nhân khi thăm khám và gây nhiễm trùng vi khuẩn
- Có thể giặt và tiệt trùng dễ dàng sau khi mặc
Quy định trang phục ngành y tế ở Việt Nam
Trang phục dành cho bác sĩ hay các chuyên gia làm trong lĩnh vực y tế được quy định cụ thể trong Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế. Thông tư này quy định cụ thể áo, quần, mũ cho các đối tượng sau:
- bác sĩ
- điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ
- kỹ thuật viên, cử nhân, kỹ sư và các chức danh khác làm việc chuyên môn tại các khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- dược sĩ
- khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn
- nhân viên dinh dưỡng
- hộ lý, y công, nhân viên giặt là
- nhân viên tiếp đón, hành chính, thu ngân
- nhân viên bảo vệ
- kỹ thuật viên thiết bị y tế, kỹ sư thiết bị, nhân viên bảo trì, lái xe ô tô cấp cứu
- học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành
Bác sĩ mặc trang phục gì?
Áo dành cho bác sĩ là áo blouse trắng, cổ bẻ Danton, tay dài hoặc tay ngắn nhưng thân phải kéo dài ngang gối (hay còn gọi là thân dài). Áo blouse thân dài của bác sĩ phải được cài cúc giữa, có có 3 túi (2 túi 2 bên và 1 túi bên ngực), có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
Quần dành cho bác sĩ cũng là quần blouse màu trắng, theo kiểu quần âu 2 ly. Quần blouse nam sẽ có thêm 1 túi phía sau.
Mũ dành cho bác sĩ là mũ màu trắng. Không quy định chi tiết kiểu mũ.
Sinh viên trường y mặc trang phục gì?
Trang phục sinh viên trường y hay đi thực tập sẽ phụ thuộc vào vị trí học và thực tập của sinh viên đó. Ví dụ: sinh viên thực tập vị trí bác sĩ sẽ mặc trang phục blouse bác sĩ nhưng nếu thực tập vị trí diều dưỡng sẽ phải mặc theo trang phục quy định dành cho điều dưỡng.
Để tạo ra sự khác biệt giữa sinh viên (vốn dĩ chưa đủ điều kiện hành nghề) thì trên trang phục của sinh viên phía cầu vai màu xanh dương, kích thước 4 x 10 cm.
Dược sĩ mặc trang phục gì?
Trang phục dược sĩ bao gồm áo quần và mũ. Áo dược sĩ mặc là áo blouse màu trắng. Áo blouse trắng dược sĩ có thể là áo blouse tay ngắn hoặc áo blouse tay dài nhưng phải là áo blouse thân dài, tức thân chỉ dài đến gối. Phía trước áo blouse thân dài của dược sĩ sẽ có cúc cài giữa, có 3 túi. Phía sau áo xẻ giữa tới mông
Quần blouse dược sĩ là quần blouse trắng, kiểu quần âu 2 ly, tương tự như quần blouse bác sĩ.
Mũ dành cho dược sĩ cũng tương tự như mũ dành cho bác sĩ.
Trang phục dành cho điều dưỡng, y sỹ, hộ lý
Điều dưỡng sẽ mặc áo blouse trắng thân ngắn, tay ngắn hoặc tay dài, thuộc kiểu áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, phía trước có 2 túi. Đặc biệt, là phần túi, tay và cổ áo có viền xanh dương rộng 0.5cm.
Quần dành cho điều dưỡng là quần blouse trắng
Riêng nữ điều dưỡng có thể mặc áo liền váy màu trắng. Kiểu áo liền váy của nữ cũng phải tuân thủ theo quy định là áo cổ 2 ve, dài váy qua gối 5-10cm, có 3 túi phía trước, tay dài hoặc tay ngắn
Nón dành cho điều dưỡng chỉ cần là màu trắng
Trang phục dành cho nhân viên y tế làm trong phòng phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn
Nếu bạn làm tại khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, hay tại trung tâm tiệt khuẩn thì bạn phải mặc áo phẩu thuật vải. Áo phẩu thuật vải là áo màu xanh cổ vịt, cổ trái tim, tay ngắn, thân ngắn.
Quần vải phẩu thuật là quần màu xanh cổ vịt, kiểu quần âu 2 ly, có 1 túi phía sau.
Mũ vải phẩu thuật cũng là nón màu xanh cổ vịt như áo.
Nếu bạn làm việc trong phòng mổ, thì bạn phải mặc áo vải phẩu thuật tay dài, thân dài đến gối, bó chun tay 6cm, và có dây buộc phía sau. Riêng quần trong phòng mổ là quần màu xanh cổ viẹt kiểu dây rút, không túi. Mũ phẩu thuật màu xanh cổ vịt.
Lưu ý là quần áo mũ dùng trong phẩu thuật là loại dùng 1 lần.
Trang phục dành cho hộ lý, y công, nhân viên giặt là tại bệnh viện phòng khám
Các cô hộ lý, y công trong bệnh viên sẽ được trang bị áo màu xanh lơ (xanh da trời nhạt, xanh hòa bình), kiểu cổ trái tim, áo thân ngắn.
Quần của các cô lao công bệnh viện là quần màu xanh hòa bình, kiểu tương tự quần blouse
Các cô hộ lỹ, lao công cũng phải đội mũ màu xanh lơ hòa bình
Cách may áo blouse dành cho trẻ em từ áo sơ mi trắng tay dài của người lớn
Các bạn có thể xem clip bên dưới hướng dẫn cách may áo blouse từ áo sơ mình dành cho trẻ em.
Hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành may áo blouse từ áo sơ mi trắng tay dài dành cho trẻ em:
Thành quả là chiếc áo blouse tay ngắn dành cho con của bạn
Áo sơ mi và áo blouse: khác nhau như thế nào?
Thuật ngữ áo blouse trong ngành y tế thường bị nhầm lẫn với áo blouse thời trang giành cho nữ.
Khi bạn thử tìm kiếm với từ khóa “blouse clothes” thì bạn sẽ thấy chủ yếu là các áo thời trang giành cho nữ. Vốn dĩ từ blouses là 1 loại áo sơ mì kiểu dành cho nữ, dạng phồng, tay loe (như hình dưới)
Tuy nhiên, tại Việt Nam, từ “áo blouse” nếu tìm trên google sẽ cho kết quả khá sát với chiếc áo khoác trắng blouse bác sĩ. Điều đó cho thấy tại VN, từ áo blouse gần như đã định danh là chiếc áo khoác của ngành y. Ngay như trong thông tư 45 bên trên, áo blouse thậm chí còn được luật hóa là đồng phục dành cho ngành y tế.
Những điểm khác nhau cỡ bản giữa áo blouse và áo sơ mi trắng
Ở phần trên, chúng ta đã tùy biến cắt may chiết áo sơ mi trắng tay dài thành áo blouse trắng tay ngắn thân ngắn. Do đó, các bạn cũng đã phần nào hình dung là áo sơ mi và áo blouse là kha khá giống nhau. Giờ ở đây chúng ta sẽ so sánh giữa trên các góc cạnh sau: phần thân áo, tay áo, cổ áo, túi áo và phần sau của áo.
Cách chọn mua áo blouse chuẩn như bác sĩ ở bệnh viện
Nên mua áo blouse tay ngắn hay tay dài?
Chọn tay ngắn nếu có thể vì tay dài sẽ tạo ra nhiều vướng bận trong công việc và dễ dơ. Tuy nhiên, nếu công việc bắt buộc mặc tay dài thì bạn phải mua áo tay dài
Nên mua áo blouse thân dài hay thân ngắn?
Vấn đề thân dài hay thân ngắn sẽ tùy thuộc vào vị trí công tác của bạn. Vì thân dài hay thân ngắn là do luật định (TT45). Cụ thể, các đối tượng phải mặc áo blouse thân dài gồm: bác sĩ, dược sĩ (nhà thuốc thì dược sĩ lại hay mặc thân ngắn để thoải mái!). Tuy nhiên, dược sĩ bệnh viện hay phòng khám sẽ phải mặc áo blouse thân dài. Nếu bạn là sinh viên ngành y theo đuổi nghề bác sĩ hay dược sĩ đều phải mặc áo blouse thân dài ngang gối.
Nên mua áo blouse vải gì?
Trên thị trường có rất nhiều chất liệu vải khác nhau, tựu chung sẽ có 2 loại là vải kate và vải silk. Vải silk sẽ tốt hơn, dày hơn, trắng hơn và mặc đẹp hơn. Giá cao hơn tí, tầm 15-20% so với vải kate. Mỗi hãng áo blouse có chất liệu vải kate hay silk khác nhau, nên bạn cần xem mẫu kĩ và chọn nơi uy tín.
Nên mua áo blouse màu gì?
Tại Việt Nam thì chỉ duy nhất màu trắng. Áo màu xanh dương hay xanh lá thì được gọi là áo phẫu thuật vải, chứ không gọi là áo blouse.
Cách đo size chọn mua áo blouse?
Bạn có thể dùng số đo size áo sơ mi để mua áo blouse. Áo blouse thường phân theo 3 loại size chính:
Áo blouse size S (số 3)
Áo blouse size M (só 2)
Áo blouse size L (số 1)
Bạn có thể tham khảo bảng đo size áo blouse theo chiều dài thân-ngang áo-ngang vai và theo cân nặng – chiều cao (nguồn: Trang thiết bị y tế – Vớ y khoa)
Nơi bán áo blouse giá rẻ và uy tín?
Túm lại, nên “mua áo blouse ở đâu?” là câu hỏi bạn đang quan tâm. Bạn có thể mua áo blouse ở:
- Nếu mua tại cửa hàng thì bạn có thể đến 27/21 Lê Trực, P7, Bình Thạnh, HCM để chọn lựa áo chuẩn bệnh viện phòng khám. Có chính sách giá sỉ dành cho sinh viên mua tập thể.
- Mua áo blouse online thì bạn có thể tham khảo:
- mục quần áo blouse trên web site trangthietbiytehcm.com
- tìm từ khóa “áo blouse” trên các trang web thương mại điện tử như: shopee, sendo, lazada, tiki.