Viêm Sụn Sườn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm Sụn Sườn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm sụn sườn hay còn được gọi là viêm khớp sụn sườn được biết đến là một trong những tình trạng bệnh viêm ở các khớp nối giữa các khớp nối giữa vùng sụn sườn với vùng xương ức. Nhiều người bệnh vẫn còn chưa biết rõ đây là căn bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu và hướng điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây để tìm ra lời giải đáp. 

Viêm sụn sườn là gì?

Đây là một trong những bệnh lý gây đau tức vùng ngực, tuy nhiên thì đây không phải là một trong những bệnh lý quá nguy hiểm. Để có thể hiểu rõ về căn bệnh này, bạn có thể tìm hiểu một chút về việc giải phẫu lồng ngực. 

Khung xương sườn được biết đến là một trong những cấu trúc xương để giúp nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các bộ phận bên trong. Các vùng sườn này cứng và rắn nên chúng sẽ không có khuynh hướng có thể bị bẻ cong hay bị xê dịch. Tuy nhiên, phổi bên trong cần được dãn nở để cho cơ thể có thể hoàn thành tốt quá trình hít thở. 

Tìm hiểu viêm sụn sườn là gì?Tìm hiểu viêm sụn sườn là gì?

Tìm hiểu viêm sụn sườn là gì?

Khi cơ thể của chúng ta thực hiện quá trình hít một hơi sâu thì lúc này vùng cơ hoành sẽ hoạt động di chuyển xuống và điều này có thể giúp cho không khí bên ngoài có thể đi từ miệng hoặc mũi để vào bên trong cơ thể và đi tới phổi và đồng thời lồng ngực lúc này cũng được nở ra. Để có các sườn được nở ra và chuyển động thì chính các vùng sụn sườn sẽ cho phép làm điều này.

Sụn được biết đến là một bộ phần mềm mại, có thể co giãn được và được tìm thấy ở các vùng khớp trong cơ thể. 

Các sụn là nơi ghép nối giữa các xương sườn và vùng xương ức, gắn xương ức với xương đòn. Các khớp giữa vùng xương sườn và sụn còn được gọi là các khớp sụn sườn.

Tình trạng viêm sụn sườn được biết đến là hiện tượng viêm tại khu vực khớp sụn sườn. Điều này, gây ra những cơn đau nhức và tình trạng đau nặng hơn khi người bệnh cử động. 

Nguyên nhân gây viêm sụn sườn

Căn bệnh này đến nay theo các chuyên gia chia sẻ thì vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong nhiều trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh xảy ra sau một số những chấn thương nhỏ liên quan ở vùng ngực lặp lại nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng bệnh. 

Dưới đây là một số những yếu tố phổ biến gây bệnh mà bạn cần chú ý:

  • Do các chấn thương: Khi vùng ngực của bạn chịu những tác động của ngoại lực lớn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc do chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao.
  • Do tình trạng gặp phải những cơn ho kéo dài: Tình trạng ho kéo dài có thể là một trong những yếu tố gây nên tình trạng viêm sụn sườn nên người bệnh cần phải hết sức chú ý trong trường hợp đau tức ngực kéo dài.
  • Những căng thẳng liên quan tới mặt thể chất: Việc bạn thường xuyên lao động nặng nhọc, nâng đỡ các vật nặng hoặc do việc luyện tập thể thao quá sức cũng có thể là ảnh hưởng tới cùng xương sườn. 
  • Các bệnh lý liên quan tới xương khớp: Viêm khớp sụn sườn cũng có mối liên quan rất lớn với các bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp,…
  • Nhiễm trùng khớp: Các loại vi khuẩn, virus như bệnh lao, aspergillosis có thể lây nhiễm vào vùng khớp sườn và có thể gây ra tình trạng viêm sụn sườn.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh trên, còn nhiều những nguyên nhân khác không được chúng tôi liệt kệ ở đây, để biết rõ các yếu tố gây bệnh thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm câu trả lời chính xác nhất. 

Triệu chứng viêm sụn sườn

Dưới đây là một số các triệu chứng điển hình mà người bệnh cần hết sức chú ý: 

Các triệu chứng của bệnh viêm sụn sườnCác triệu chứng của bệnh viêm sụn sườn

Các triệu chứng của bệnh viêm sụn sườn

  • Đau tức vùng ngực: Những cơn đau thường diễn ở vị trí giữa của ngực, đôi khi có thể lan tỏa sang 2 bên. Những cơn nhức có thể xuất hiện một cách đột ngột và sẽ có thể hết ngay sau đó. vị trí đau nhức thường gặp thấy nhất đó là vùng xương ức, xương sườn 4, 5, 6. 
  • Thở rất khó khăn: Khó thở được biết đến là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh, người bệnh xuất hiện tình trạng khó hít thở sâu, thở nhanh, cảm giác thở xuất hiện đau ngực. 
  • Các cơn đau do bệnh viêm sụn sườn gây ra có dấu hiệu thay đổi bất thường: Mức độ đau nhức sẽ tăng khi người bệnh vận động, hoặc khi ho, hắt hơi, thậm chí cả hít thở sâu cũng có thể xuất hiện những cơn đau nhức. Các cơn đau nhức sẽ có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, thay đổi tư thế.

Trong một số trường hợp người bệnh không thấy đau nhói thì nguyên nhân đau ngực ít khi là bệnh viêm sụn sườn. Để chắc chắn thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế bệnh viện để được thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa. 

Các phương pháp điều trị viêm sụn sườn hiệu quả

Hầu hết các trường hợp bị viêm nhẹ thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian vài tuần và tình trạng sẽ dần được cải thiện mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng thì cần phải được chỉ định điều trị bệnh từ bác sĩ.

Điều trị viêm sụn sườn bằng thuốc TâyĐiều trị viêm sụn sườn bằng thuốc Tây

Điều trị viêm sụn sườn bằng thuốc Tây

Các phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng như: 

  • Sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm: Thông thường các loại thuốc thường được sử dụng như Codeine, Paracetamol hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid như Naproxen hoặc Ibuprofen giúp điều trị viêm hiệu quả.
  • Thuốc tiêm: Sử dụng thuốc tiêm Steroid giúp giảm đau nhức hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nặng. 
  • Sử dụng miếng dán nhiệt giúp giảm đau nhức: Tương tự đối với trường hợp mắc bệnh lý xương khớp thì việc sử dụng miếng dán giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời với bệnh viêm sụn sườn. 
  • Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng: Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng các bài tập giúp kéo giãn cơ và giảm đau khá hiệu quả.

Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh nên chú ý tới chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ giúp tăng hiệu quả trong quá trình chữa trị. 

Viêm sụn sườn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh hiệu quả. Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn trong nội dung bài viết. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. 

.aab_wrap {
background: #f8f8f8;
-webkit-box-sizing: border-box;
-moz-box-sizing: border-box;
-ms-box-sizing: border-box;
box-sizing: border-box;
border: 1px solid #dadada;
padding: 2%;
width: 100%;
}
.aab_gravatar {
float: left;
margin: 0 10px 0 0;
}
.aab_text h4 {
font-size: 20px;
line-height: 20px;
margin: 0 0 0 0!important;
padding: 0;
}
.aab_social {
float: left;
width: 100%;
padding-top: 10px;
}
.aab_social a {
border: 0;
margin-right: 10px;
}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *