Chỉ báo ROC là công cụ dự báo tín hiệu của thị trường khá tốt nhờ sự chuyển động của tỷ lệ thay đổi. Tỷ lệ này được tính toán theo mức thay đổi của nến giá trong khoảng thời gian đã xác định. Vậy chỉ báo ROC là gì? Nhà đầu tư nên sử dụng chỉ báo này ra sao để hiệu quả trong giao dịch?
Chỉ báo ROC là gì?
Chỉ báo ROC (The Rate of Change) hay còn gọi là tỷ lệ thay đổi, là công cụ dựa vào giá nhằm đo lường tốc độ biến thiên giá cả trong hai thời điểm khác nhau.
Chỉ báo này đồng thời được tính toán thông qua việc so sánh sự biến đổi giá tại giai đoạn đó.
Những tín hiệu mà nhà đầu tư có thể gặp trong chỉ báo này là: điểm giao mức trung tâm (điểm 0), phân kỳ và quá mua/bán. Khi chỉ báo ROC được mô tả dưới dạng phần trăm thì công cụ này sẽ phát huy hết hiệu quả; từ đó đưa ra tín hiệu động lượng và xác định được vùng quá mua quá bán cho nhà đầu tư.
Công thức xác định ROC
Công thức của chỉ báo dựa vào sự biến đổi giá cả thông qua các mốc thời gian được xác định trước đó. Cụ thể:
ROC = [(Giá đóng cửa phiên hiện tại – Giá đóng cửa n phiên trước)
/ Giá đóng cửa n phiên trước] x 100
Chỉ báo ROC hoạt động như thế nào?
Chỉ báo ROC theo dõi sự thay đổi trên thị trường, qua đó chỉ báo có xu hướng tăng giảm hoặc duy trì đi ngang.
Chỉ báo này theo dõi giá kết phiên (đóng cửa) của hai chu kỳ. Khoảng thời gian theo dõi thông thường là 12 ngày. Chỉ báo xác định giá đóng cửa 12 phiên trước đó và trừ với giá đóng cửa của phiên hiện tại.
Sau khi xác định, chỉ báo sẽ đưa ra sự khác biệt của các phiên thông qua tỷ lệ thay đổi. Tỷ lệ này thường được tính theo dạng phần trăm (%). Tỷ lệ nếu dưới 0 sẽ là kết quả khá xấu và ngược lại là tốt nếu nằm trên 0.
Chỉ báo ROC nói với các nhà giao dịch điều gì?
Chỉ báo tỷ lệ thay đổi là bộ dao động giữa động lượng và giá cổ phiếu chuyển động trên hoặc dưới đường trung tâm (đường 0). Tỷ lệ này nói lên với nhà đầu tư rằng:
- Tỷ lệ ROC tăng lên đưa ra tín hiệu giá cổ phiếu tăng mạnh. Nếu tỷ lệ này giảm đồng nghĩa với giá cổ phiếu có một đợt giảm giá mạnh.
- Khi tỷ lệ thay đổi (ROC) còn ở mốc dương, giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục tăng. Ngược lại, khi tỷ lệ này còn ở mốc âm, giá cổ phiếu chưa thể tăng được.
Cách sử dụng chỉ báo ROC trong giao dịch
Phân kỳ
Hiện tượng phân kỳ xảy ra khi nến giá và chỉ báo ROC có xu hướng di chuyển ngược nhau. Phân kỳ gồm có hai loại là phân kỳ âm và phân kỳ dương.
Khi nến giá có xu hướng đi xuống và chỉ báo tỷ lệ thay đổi có xu hướng đi lên, ta gọi đó là hiện tượng phân kỳ dương. Khi phân kỳ dương xảy ra, nến giá có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng nhờ chỉ báo động lượng tăng dần.
Ngược lại, khi nến giá có xu hướng đi lên và chỉ báo tỷ lệ thay đổi có xu hướng đi ngược lại, ta gọi đó là phân kỳ âm. Khi xảy ra hiện tượng này, nến giá có khả năng cao sẽ đảo chiều giảm giá.
Điều kiện ROC quá mua và quá bán
Chỉ báo ROC do không có ranh giới nên có thể sẽ xuất hiện các giá trị tiêu cực. Trong một giai đoạn tăng hoặc giảm giá mạnh, chỉ báo này có thể đưa ra các chỉ số nằm ngoài phạm vi mà nó thường hiển thị.
Vùng giá quá mua và quá bán sẽ xuất hiện các điểm đảo chiều, nhà đầu tư có thể sử dụng để có được điểm giao dịch hợp lý. Với các chỉ báo khác có phạm vi chuyển động giới hạn, các giá trị quá mua quá bán của chỉ báo này có xu hướng chủ quan và kém tin cậy. Nhà đầu tư nên kết hợp cùng chỉ báo RSI để có quyết định giao dịch tối ưu hơn.
Cảnh báo sớm về những thay đổi trong xu hướng với giao nhau giữa đường trung tâm ROC
Chỉ báo này nếu nằm trên đường trung tâm (đường 0), nến giá có khả năng tiếp tục tăng giá. Ngược lại khi chỉ báo nằm dưới đường trung tâm, nến giá có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Khi chỉ báo này cắt lên, xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm; ngược lại khi cắt xuống, giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng..
Khi chỉ báo tỷ lệ thay đổi nằm trên đường trung tâm một khoảng thời gian dài, hiện tượng cắt lên cho thấy nhiều khả năng thị trường đã tạo đáy; nhà đầu tư có thể đặt mua để tìm kiếm lợi nhuận trong quá trình hồi phục.
Xác nhận sự tiếp tục của một xu hướng
Độ dốc và các giá trị của chỉ báo có thể xác nhận sức mạnh của xu hướng trong ngắn hạn. Khi thị trường đang mua hoặc bán mạnh mẽ, độ dốc của ROC sẽ ở mức rất cao và chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Thị trường sẽ vẫn tiếp tục xu hướng của nó nếu độ dốc của ROC “vừa phải”, lúc này lực cung và cầu đang duy trì sự cân bằng và khó xảy ra hiện tượng đảo chiều. Nhà đầu tư có thể mua thêm hoặc bán bớt trong giai đoạn này để tối ưu lợi nhuận cũng như cắt bỏ khoản đầu tư thua lỗ.
Ưu và nhược điểm của chỉ báo ROC
Ưu điểm
- Chỉ báo tỷ lệ thay đổi phát huy hiệu quả khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng hoặc xác nhận xu hướng gần đây nhất.
- Chỉ báo ROC dựa trên động lượng và đưa ra tín hiệu về xu hướng sắp diễn ra.
- Chỉ báo tỷ lệ thay đổi có thể xác định vùng quá mua quá bán.
- Chỉ báo này cũng có thể xác định phân kỳ của nến giá.
Nhược điểm
- Chỉ báo ROC có thể đưa ra tín hiệu sai. Khi đường này liên tục duy trì tại mức 0 trung tâm và tăng hoặc giảm lập tức, nhà đầu tư nên chờ tín hiệu diễn ra mạnh mẽ để chắc chắn xu hướng.
- Tín hiệu mà chỉ báo này đưa ra thường bị nhà đầu tư hiểu nhầm và sử dụng sai. Chỉ báo này là chỉ báo độ trễ nên không đưa ra điểm mua tối ưu.
- Trọng số giữa hai thành phần tính toán của chỉ báo này là giá gần nhất và giá các chu kỳ đã chọn là bằng nhau. Một số chỉ báo khác có trọng số như đường trung bình động hàm mũ sẽ đưa ra kết quả “sát sao” hơn
Kết luận
Chỉ báo ROC đưa ra tín hiệu giao dịch khá tin cậy cho nhà đầu tư. Một trong những tín hiệu mà nhà đầu tư có thể dựa vào ở chỉ báo này là phân kỳ và vùng quá mua quá bán. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác để có quyết định đúng đắn hơn.