Bossy là gì

Bossy là gì

Bossy, nghĩa tiếng Anh là hống hách, thí;ch ra lệnh cho mọi người. Hiện nay, bossy được nhắc đến như một căn bệnh đang ngày càng lây lan với những biểu hiện đáng lo ngại.Bạn đang xem: Bossy là gì

Bạn đang xem: Bossy là gì

Bạn đang xem: Bossy là gì

Bossy, nghĩa tiếng Anh là hống hách, thích ra lệnh cho mọi người. Hiện nay, bossy được nhắc đến như một căn bệnh đang ngày càng lây lan với những biểu hiện đáng lo ngại.

Bossy nơi công sở

Thực tế, giữa sếp và nhân viên là mối quan hệ cộng sinh, đôi bên cùng có lợi. Nhưng nhiều vị sếp thích tỏ ra bề trên, hống hách, quát nạt nhân viên. Bởi họ mang trong mình tư tưởng gia trưởng, nghĩ mình có “quyền sinh, quyền sát”, không cần quan tâm cấp dưới có khó chịu hay bực bội không… Thậm chí, do bệnh bossy của sếp mà nhân viên phải nghỉ việc hay mất những cơ hội lớn với đối tác.

Một lần đến dự sinh nhật của một cô bạn thân, đang làm cho một công ty vàng bạc, tôi được nghe những nhân viên cùng công ty với bạn tôi “kể tội” sếp, nào là: sếp luôn coi ‎ kiến của mình là số một, bắt mọi người phải tuân theo, sếp khó tính, bảo thủ, cứng nhắc… Chị Đào – thiết kế của công ty chia sẻ: Sếp tôi quy định các nhân viên của công ty phải để tóc bằng, không được sơn móng chân, móng tay… nhưng lại khuyến khích mặc quần sooc đi làm, ai vi phạm sẽ bị trừ lương mà không cần hỏi lý do. Quy định này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ làm việc của nhân viên.

Hệ lụy của bệnh bossy đôi khi làm thui chột các sáng kiến của cá nhân, không khích lệ được nhân viên phát huy hết năng lực cá nhân đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của cơ quan, doanh nghiệp.

Không chỉ là bảo thủ, bệnh bossy của nhiều sếp còn là kiểu ăn theo mô hình gia đình, không rach ròi giữa việc công và việc tư. Thế mới có chuyện nhân viên văn phòng nhưng thỉnh thoảng sếp lại nhờ ghé mua hộ thức ăn, hay kiêm luôn đưa đón con sếp ở trường về khi người giúp việc về quê. Nhiều nhân viên vì không chịu được cảnh làm chân lon ton, sai vặt, cũng như thái độ coi nhân viên như “kẻ ăn, người ở” của sếp nên đã nghỉ việc.Xem thêm: Top 10 Tiếng Anh Lớp 3 Trang 49 2022, Tiếng Anh Lớp 3 Unit 7 Lesson 2 Trang 48

Khi làm việc, giao tiếp, thương lượng với các đối tác, cũng chỉ vì tính bossy: không bàn bạc mà tự quyết, không tôn trọng đối tác, xuề xòa, cẩu thả các sếp đã gây hậu quả lớn cho chính cơ quan, doanh nghiệp mình.

Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại PR05, Trần Văn Thanh cho biết:

“Tôi nghĩ công ty dù nhỏ hay lớn đều hoạt động theo hệ thống, các thành viên đều có mối liên hệ, tác động qua lại. Vì thế, trong vị trí lãnh đạo, tôi luôn cố gắng đối xử công bằng với tất cả nhân viên, xóa bỏ sự phân biệt chủ tớ. Như vậy, hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tôi quát nạt, chửi mắng nhân viên”.

Bossy trong gia đình

Nhiều người quen với việc chỉ huy, “lời nói ra ngàn người sợ” nên “tiện tay” mang luôn thói quen đó về nhà. Nhất là khi họ kiếm được nhiều tiền, có danh vọng cao hơn vợ hoặc chồng. Họ áp đặt những mong muốn, sự khao khát cá nhân lên gia đình mà không biết rằng mình đang đánh mất giá trị, vai trò thực sự của mình. Vợ hay chồng, con của người có tính bossy ấy chỉ cảm thấy sợ chứ không tôn trọng họ.

Anh Hùng – một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kiếm được rất nhiều tiền, nhà cửa khang trang nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay trong chính gia đình mình. Nguyên nhân chỉ vì tính anh vốn gia trưởng, mọi việc trong nhà đều anh tự quyết, vợ con miễn tham gia. Thậm chí anh đi công tác ở đâu vợ con cũng không biết. Không phải vợ anh vô tâm, nhưng trước kia mỗi lần chị có hỏi thì anh tỏ ra khó chịu vì bị “kiểm soát”, nền dần dần anh đi đâu, làm gì chị cũng không hỏi nữa.

Không khí gia đình anh lúc nào cũng căng thẳng. Giữa anh và cô con gái thường xuyên xảy ra những bất đồng. Tôi đã vô tình đọc được những dòng tâm sự của cô con gái: “Sự việc đã có lúc căng thẳng tới mức mình đếm tiền định ra ở riêng (không biết có phải xu hướng “dạt nhà” đang được lên án ầm ĩ ở các báo tuổi teen không) để rồi sau đó mình lờ đi việc bố tiếp tục lường nguýt và hậm hực, mình điềm nhiên lau nhà, lau quạt, rửa bát, nấu ăn, ở nhà chơi với em… Mình cảm thấy, một gia đình, không thể bảo bỏ là bỏ, bảo thôi là thôi…”.Xem thêm: Hindu Giáo Ra Đời Trên Cơ Sở Nào? Tìm Hiểu Về Đạo Bà

Trong gia đình không chỉ người chồng có cái tính hống hách, gia trưởng mà ngay cả người vợ cũng có người cho mình là “vi trí trung tâm”, có quyền phán quyết mọi chuyện. Nhất là khi họ có người chồng hiền lành, hay nhịn vợ. Vốn được cấp dưới nể trọng, về nhà chị vợ bossy ngồi xem tivi, đọc báo, để chồng con phục vụ cơm nước. Những người phụ nữ có tính cấp trên ấy đã quên mất vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Kết quả là sự đổ vỡ gia đình đã đến với họ.