Thục địa là gì?
Thục địa còn có tên gọi khác là địa hoàng thán, tên khoa học của nó là Rehmania glutinosa Libosch, thục địa nằm trong họ hoa mõm chó. Từ xưa thuộc địa đã được coi là loại thuốc nam phổ biến, là thảo dược trồng lâu năm ở khắp các vùng núi và tại các nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Toàn thân của thục địa được bảo phủ 1 lớp lông trắng, mềm như lông tơ, thục địa là loại cây rễ củ, mỗi cây có khoảng 5-7 củ, vỏ có màu đỏ nhạt. Cây thường được trồng cao khoảng 20-30cm. thục địa có hình bầu dục dài, răng cửa ở phía mép không đều nhau, mọc thành nhiều túm ở dưới gốc cây. Cây thục địa có hoa hình chuông 5 cánh màu đỏ tím, phía trong mặt cánh màu vàng. Hoa gồm 3 nhị: 1 nhị cái và 2 nhị đực. Quả thục địa tròn hình trứng, hạt nhỏ có màu nâu nhạt.
Thành phần hóa học của cây thục địa
Là loại cây trồng tự nhiên, thục địa được chế biến và sử dụng thành các bài thuốc khác nhau. Các thành phần hóa học của thục địa rất đa dạng, gồm có: – Isoacteoside – Leonuride, Ajugol, Rehmanioside A, B, C, D, Catapol, Aucubin, Melittoside. – Monometittoside, Glutinoside. – Jioglutin D, E, Jioglutolide, Geniposide, Ajugoside. – Catalpol, Glucose, Rehmannin, Arginine, Stigmasterol, Campesterol, b-Sitosterol, Manitol. Trong cây thục địa hội tụ các thành phần quý hiếm sẽ đem lại nhiều công dụng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Vì là thảo dược tự nhiên nên các nguyên liệu và bài thuốc từ loại cây này thực hiện khá đơn giản, dễ làm, an toàn và hiệu quả nhanh chóng.
Thục địa có tác dụng gì
Thục địa là phần rễ củ trong cây địa hoàng, tuy nhiên chỉ được gọi là thục địa sau khi đã chế biến và nấu chín. Phần rễ củ sống còn lại thì được gọi là sinh địa. Tác dụng của thục địa rất đa dạng gồm có:
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước sắc từ thục địa giúp ức chế miễn dịch giống như Corticoid nhưng không ảnh hưởng tới vỏ tuyến thượng thận. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước thục địa giúp làm giảm tác dụng phụ của Corticoid đối với thận, đồng thời rất tốt cho hệ tim mạch, bảo vệ gan, cầm máu, chống chất phóng xạ, chống nấm hiệu quả.
Chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi
Thục địa có vị ngọt, đắng, tính hàn trong thục địa tốt trong việc điều trị chứng suy nhược cơ do làm việc quá nhiều, thể trạng yếu. Khi dùng thục địa, lượng hồng sẽ nhanh chóng được tăng cường, giúp lưu thông khí huyết, giúp thể trạng cơ thê mau hồi phục, da dẻ hồng hào.
Bổ thận
Có thể nói thục địa là thần dược trị các các bệnh về huyết, thường được sử dụng cho người bị máu nóng, huyết suy giúp bổ thận, ổn hòa. Thục địa còn có công dụng bổ tinh thủy, nuôi can thận giúp mắt khỏe, chống tóc bạc sớm.
Điều hòa kinh nguyệt
Phụ nữ khi kinh nguyệt rối loạn, băng huyết khi sinh, chảy máu cam thì hãy dùng thục địa vì nó hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 6 vị thuốc: đẳng sâm 16g, Thục địa 16g, đương quy, bạch thược 12g, xuyên khung, hoàng kỳ mỗi loại 8g. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đất rồi sắc với 500ml nước, cô cạn còn 2 bát thì dùng sáng 1 bát, tối 1 bát. Kiên trì uống sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Trị táo bón
Thục địa rất mát và tốt cho sức khỏe, vì thế với các đối tượng hay bị táo bón thì nên dùng 80g thục địa hầm chung với thịt lợn nạc, uống hàng ngày sẽ giúp trị táo bón hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra thục địa còn có các tác dụng khác như:
- Trị đau đầu, chóng mặt
- Điều trị chảy máu cam
- Trị huyết áp cao
- Trị cột sống thoái hóa và viêm cột sống
- Trị huyết nhiệt, tiểu ra máu…
Cách sử dụng, cách bào chế làm thuốc từ thục địa
Cách 1:
Bộ phận chính được làm thuốc của thục địa là phần củ. Củ chắc mịn, có màu đen, mềm, thớ dài, không dính tay. Khi chọn củ thục địa thì phải chọn củ to, ngâm với rượu sa nhân qua 1 đêm rồi đổ vào nồi, đồ kỹ khoảng 1 ngày 1 đêm rồi đem phơi nắng. Đến khi thuốc khô dẻo thì thực hiện quy trình như trên 9 lần là được.
Cách 2:
Thục địa mang đi rửa sạch rồi cho vào thùng lớn, xếp củ to xuống phía dưới, củ nhỏ lên phía trên để khi đun củ sẽ chín đều. Đun với tỷ lệ 90kg thục địa và 10 lít rượu nếp. Khi đun sôi để nhỏ lửa và đun cho đến khi cạn rượu. Chú ý múc rượu ở đáy nồi khi đun, rưới liên tục lên phía trên để rượu ngấm đều. Chờ cạn thì lấy củ phơi trong 3 ngày. Khi củ khô nước và có độ dẻo nhất định thì đem thục địa nấu với nước gừng lần hai. Sau khi đun cạn với nước gừng thì lại đem thục địa đi phơi khô. Rồi lại nấu và thực hiện quy trình như thế 7-9 lần, đền khi thành phẩm có màu đen là dùng làm thuốc được.
Cách bảo quản thục địa
Sau khi làm xong các công đoạn bào chế. Cho thục địa vào thùng và đậy kín nắp. Không để sâu bọ, mối mọt xâm nhập vào. Khi nào dùng thì lấy ra cắt thành các lát mỏng, sấy khô hoặc nấu thành cao để làm các thuốc khác
Thục địa giá bao nhiêu 1kg?
Quy trình bảo quản thục địa phải cẩn thận và phù hợp để đưa thành phẩm chất lượng cao ra thị trường. Cùng với đó tác dụng của thục địa rất đa dạng và tốt cho sức khỏe con người. Giá thục địa ở TpHCM và Hà nội tại các cửa hàng uy tín giao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg.
Thục địa mua ở đâu tại Hà Nội và TpHCM
Thục địa là dược liệu quý tự nhiên và là một bài thuốc có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì thế lượng người tim mua thục địa ngày càng nhiều. Trên thị trường hiện này có rất nhiều mức giá khác nhau về thục địa, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, , chất lượng không đảm bảo. Lời kuyên cho bạn là hãy lựa chọn các địa chỉ uy tín, lâu năm trên thị trường để mua thục địa. Một gợi ý tuyệt vời cho những bạn quan tâm đến thục địa là Dũng Hà. Ngoài thục địa, bạn có thể xem thêm: các sản phẩm thuốc nam.
Nếu đang tìm mua thục địa tại TpHCM và HN, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua
Hotline: 1900986865
Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
Cơ sở 2: A11 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Trung Kính – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phồ Hồ Chí Minh