Resonance (Cộng hưởng) trong ca hát là gì?

Resonance (Cộng hưởng) trong ca hát là gì?

Resonance là gì

Video Resonance là gì

VietVocal nhận được rất nhiều câu hỏi, bình luận của học viên về Resonance. Vậy bạn đã thực sự hiểu Resonance trong ca hát là gì chưa?

Cộng hưởng (Resonance) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, từ văn học, vật lý, hóa học,… Vậy bạn đã từng nghe và tìm hiểu Resonance trong thanh nhạc là gì chưa? Cùng VietVocal tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cộng hưởng (Resonance) là gì?

Cộng hưởng hay cộng minh âm thanh được hiểu đơn giản là kỹ thuật thanh nhạc giúp người hát khuếch đại âm thanh dựa vào xoang.

Để giải thích hiện tượng này, bạn có thể liên tưởng đến hộp sọ con người có rất nhiều khoang và rãnh. Nếu khi hát bạn có thể đưa âm thanh vào các xoang này và tận dụng những khoảng rỗng để khuếch đại âm thanh, thì rõ ràng âm thanh sẽ dày, ấm, tròn trịa và to hơn rất nhiều. Cảm khác này khá giống với việc bạn chui vào chum nước và thử hát lên trong đó vậy.

Tùy thuộc vào từng dòng nhạc, cảm xúc mà người hát muốn truyền tải. Resonance sẽ được người hát tạo ra khác nhau để phù hợp với chúng. Nhìn chung, đây là một kĩ thuật rất cần thiết và cần phải luyện tập thật nhiều để sử dụng tốt kỹ thuật này.

Resonance xuất hiện trong ca hát khi nào?

Resonance sẽ xuất hiện khi ca sĩ sử dụng Support đủ tốt. Có thể nói Resonance là một đẳng cấp cao hơn của Support.

Để hát được Resonance, người hát cần có Breath Support vững chắc. Đồng thời biết cách khai thác tối ưu các Resonators (bộ cộng hưởng) như xoang mặt, xong ngực,..

Khi tạo ra Resonance tức là thanh quản rất mở kèm với Support đều đặn khiến âm thanh phát ra tròn trịa, rõ ràng. Cộng hưởng đạt được bằng cách điều chỉnh phù hợp luồng không khí hoàn toàn thư giãn và mở, cũng như nâng vòm miệng mềm mại, để tạo thêm không gian ở phía sau cổ họng và ngăn chặn âm thanh từ mũi họng.

Trên đỉnh Phù Vân – Mỹ Linh

Ở Video trên, ở phút 1:07 – 1:13, ca sĩ Mỹ Linh đã sử dụng Resonance đến note B4

Sự cộng hưởng không bị nhầm lẫn với việc đơn giản là hát quá lớn, một ca sĩ có thể hát rất mạnh mẽ bằng cách đẩy và ép âm thanh ra ngoài. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ đang sử dụng tốt Resonance. Chỉ bằng cách hoàn toàn thư giãn, được hỗ trợ thì một ca sĩ có thể đạt được sự cộng hưởng thực sự.

Làm thế nào để sử dụng Resonance tốt nhất

Để Resonance có độ căng và bao trùm, đòi hỏi ca sĩ phải biết cách thay đổi placement linh hoạt, cách mix và kiểm soát hơi thở tinh tế hơn.

(Placement là vị trí đặt âm thanh, nơi tập trung âm thanh khi hát, làm định hướng cho việc hướng âm khi hát. Nơi đặt vị trí âm thanh tốt nhất là ở xoang mặt, các nơi khác như cổ, mũi, hàm đều có thể gây căng thẳng và khiến cho support đúng nghĩa không xuất hiện.)

Lợi ích khi hát với Resonance

Khi hát với Resonance, người hát có thể hát với âm lượng lớn mà không làm hại thanh quản.

Ca sĩ học tạo Resonance để giảm nhẹ sức lực họ bỏ ra khi hát, tức là họ bỏ ít sức ra để tạo ra âm thanh nhưng âm thanh khi phát ra sẽ tròn trịa và phóng ra ngoài hết mức có thể. Hết những gì mà cấu trúc thanh quản của họ có thể làm được.

Những lưu ý bạn cần biết về Resonance

Sau khi đã tìm hiểu được các thông tin cơ bản về Resonance trong ca hát. Sau đây, VietVocal sẽ đưa ra 5 lưu ý mà bạn cần biết về thuật ngữ này để tránh nhầm lẫn cũng như hỗ trợ tốt cho việc luyện tập về sau.

  1. Âm thanh sẽ cộng hưởng ở các xoang trên mặt, trán, nhưng việc cộng hưởng không không được cảm nhận qua cảm giác ong ong và rung rung ở khoang mặt, vì đó là kết quả của đóng cổ họng và căng thẳng. Một số bạn có thể đã nhầm lẫn giữa hai cảm giác nên dẫn đến việc hát giọng mũi (Nasal Voice) thay vì cộng hưởng.
  2. Khi tạo ra Resonance, mặc dù với âm lượng lớn hay âm lượng nhỏ, âm sắc đẹp hay không thì kỹ thuật của họ vẫn tương đồng. Vì vậy, không nên dựa vào âm lượng, âm sắc mà đánh giá kỹ thuật ai tốt hơn ai.
  3. Cộng Hưởng khi ca hát không chỉ vang là đủ, Resonance còn liên quan đến độ mở của thanh quản, độ tròn trịa của âm thanh.
  4. Mọi nốt nhạc ở Chest Voice, Mixed Voice hay Head Voice đều có thể tạo ra Resonance. Nó chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật của người hát có đủ tốt hay không.
  5. Resonance KHÔNG PHẢI LÀ KỸ THUẬT mà là 1 loại trạng thái nhất định để cải thiện âm thanh hát tốt hơn so với bình thường. Cần phải phân biệt được Kỹ thuật TẠO Resonance và Resonance bạn nhé!

Tham khảo thêm các thuật ngữ thanh nhạc khác tại 1001 Thuật ngữ thanh nhạc dành cho người mới bắt đầu.

Bạn có thể tham khảo khóa hai khóa học thanh nhạc cơ bản dành cho người mới bắt đầu tại VietVocal là 21 ngày luyện hát cùng Mỹ LinhLàm chủ hơi thở cùng Mỹ Linh. Hãy đăng ký tham gia học thanh nhạc tại VietVocal để cảm nhận sự cải thiện trong giọng hát của mình nhé!

Mong rằng bài viết trên của VietVocal đã cung cấp thông tin cho bạn biết Resonance trong ca hát là gì và những điều thú vị về thuật ngữ thanh nhạc này. Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé. Rất mong phản hồi từ bạn.

Bài viết có sự tham khảo từ bài viết của:

  • Video phân tích SUPPORT VÀ CỘNG HƯỞNG (RESONANCE) TRONG CA HÁT.