Sự khác nhau giữa giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc vận hành (COO)

Sự khác nhau giữa giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc vận hành (COO)

Coo là gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các chức danh như Giám đốc điều hành (CEO) hay Giám đốc vận hành (COO). Tuy nhiên bạn lại chưa thực sự hiểu rõ hai chức danh này là gì và sự khác nhau giữa hai chức danh này ra sao. Vậy thì, bạn hãy cùng khám phá câu trả lời cho những thắc mắc của mình qua bài viết sau đây của HRchannels.Tuyển dụng giám đốc

Giám đốc điều hành là gì?

Giám đốc điều hành tiếng Anh là Chief Executive Officer, thường được viết tắt là CEO. Đây là chức danh có quyền điều hành cao nhất trong công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. CEO cũng là người chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh cho Hội đồng quản trị.

Trong các doanh nghiệp CEO chính là trung gian kết nối giữa Hội đồng quản trị và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ vừa đảm nhiệm vai trò của một người lãnh đạo doanh nghiệp vừa là người đại diện của doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông quảng bá.

CEO có quyền xử lý tất cả các vấn đề trong công ty và của các bộ phận, đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh và xây dựng các giải pháp thực thi chiến lược hiệu quả mà CEO sẽ đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, thậm chí là vươn ra thị trường quốc tế.COO là gì

Xem thêm: COO là gì? Tất tần tật về nghề COO? Trong cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, CEO sẽ thay mặt doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, phê duyệt các dự án, chính sách tài chính và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của CEO sẽ có những khác biệt nhất định phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của mỗi công ty. Bởi vì, CEO không phải lúc nào cũng là chủ doanh nghiệp, họ sẽ chịu sự quản lý của hội đồng quản trị. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, CEO chỉ giải quyết các công việc mang tính chiến lược hay các quyết định liên quan đến vấn đề tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp. Còn tại các doanh nghiệp nhỏ, CEO thường phải trực tiếp điều hành nhiều công việc hơn.

Giám đốc vận hành là gì?

Giám đốc vận hành tiếng Anh là Chief Operating Officer và được viết tắt là COO. Trong doanh nghiệp, Giám đốc vận hành là người điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp và báo cáo công việc cho CEO.

Vị trí COO thường chỉ xuất hiện tại các công ty siêu lớn nhằm san sẻ bớt công việc cho CEO, các công ty nhỏ thường không cần tới vị trí này. Hiểu một cách đơn giản thì COO là chức vụ nhỏ hơn CEO. Trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nếu CEO được hiểu là “Tổng giám đốc” thì COO chính là “Phó tổng giám đốc”.

Giám đốc vận hành sẽ phụ trách việc vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với nhiệm vụ thiết kế cấu trúc, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng quản lý hiệu quả công việc của bộ phận trong quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp. Trong một số công ty, COO được CEO ủy quyền để thực hiện mọi công việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách và đường hướng kinh doanh theo đúng pháp luật. Với đặc thù công việc như vậy, đòi hỏi COO phải là người có khả năng tổ chức và khả năng bao quát công việc siêu tốt. >>>> Xem thêm: CEO là gì? CEO làm gì?

Sự khác nhau giữa Giám đốc điều hành – CEO và Giám đốc vận hành – COO

Mặc dù đều là hai chức danh quản lý cấp cao, nhưng giữa CEO và COO có sự khác nhau rất rõ rệt, được thể hiện qua các điểm sau:

Trước tiên là sự khác biệt ở vai trò của hai vị trí này. Nếu như CEO giữ vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp, thì COO giữ vai trò là người hỗ trợ CEO trong việc vận hành các công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.

Thứ hai, trong khi chức năng của CEO là điều hành, phát triển doanh nghiệp ở tầm chiến lược, thì COO có chức năng tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. COO sẽ thay mặt CEO làm việc với các bộ phận, phòng ban trong công ty như: kế toán, nhân sự, kinh doanh,… để điều phối và quản lý hiệu quả công việc. Có thể thấy rằng chức năng chính của COO là hỗ trợ CEO trong công tác điều hành nội bộ doanh nghiệp.

Điểm khác biệt thứ ba giữa CEO và COO, đó là về quyền hạn của hai vị trí này. Nếu như CEO là vị trí đứng đầu, có quyền điều hành lớn nhất và có quyền đưa ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp thì COO là vị trí có quyền điều hành đứng thứ hai sau CEO. Trong khi CEO chỉ chịu sự chi phối của Hội đồng quản trị thì COO làm việc theo sự chỉ đạo của CEO và hỗ trợ CEO điều hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.Sự khác nhau giữa Giám đốc điều hành - CEO và Giám đốc vận hành - COO >>>> Có thể bạn quan tâm: Giám đốc vận hành ( COO – Chief Operation Officer) –

HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

  • giám đốc điều hanh
  • giám đốc vận hanh
  • CEO
  • COO
  • Chief Executive Officer
  • Chief Operating Officer
  • CEO va COO
  • COO va CEO