Ngoài trọng lượng thai BPV, mẹ có thể kiểm tra em bé có đang phát triển tốt không qua các đợt khám thai kỳ để kiểm tra chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu.
- Đo cân nặng: Nếu cân nặng tăng đều, trong khi chiều cao của trẻ tăng chậm. Điều này nghĩa là mẹ đang nạp quá nhiều chất dinh dưỡng cho bé, khiến bé có nguy cơ béo phì. Ngược lại, tăng cân quá ít sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng sau khi sinh.
- Kiểm tra chiều cao: Khi kiểm tra chiều cao của bé, bác sĩ sẽ đo từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung của mẹ. Chiều cao cơ bản, được đo bằng cm sẽ tương đương với số tuần của thai kỳ sau tuần thứ 20. Ví dụ, khi thai được 24 tuần, chiều cao cơ bản của bé phải gần 24 cm.
- Siêu âm thai: Ước tính trọng lượng thai nhi bằng việc siêu âm là cách tốt nhất để biết bé có đang phát triển tốt hay không. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Sóng âm thanh sẽ không gây hại cho mẹ hoặc em bé.
- Siêu âm Doppler thai: Cách này sẽ kiểm tra lưu lượng máu đến nhau thai và qua dây rốn cho em bé. Lưu lượng máu giảm có thể có nghĩa là sự phát triển của bé đang bị hạn chế.
>>Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả siêu âm thai chi tiết
Mẹ bầu nên làm gì khi trọng lượng thai BPV bất thường?
Biết “trọng lượng thai BPV là gì” là một chuyện, cải thiện được là chuyện khác vì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng em bé. Dựa trên kết quả siêu âm (cân nặng ước tính của thai nhi) và siêu âm Doppler (lưu lượng máu đến em bé), cũng như các yếu tố nguy cơ và số tuần tuổi thai, dưới đây là các hướng điều trị cho mẹ tham khảo:
-
Thường xuyên khám thai
Mẹ chú ý theo sát lịch khám thai cùng các bài kiểm tra khác để theo dõi những thay đổi, cử động của thai nhi…và làm theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào từng trường hợp.
-
Sử dụng liệu pháp corticosteroid
Cách này áp dụng cho trường hợp tuổi thai từ 24 – 34 tuần, có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày tới nhằm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sơ sinh, hội chứng suy hô hấp cấp, thoái hóa chất trắng quanh não thất, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử. Một vài nghiên cứu cho rằng, lặp lại liệu pháp corticosteroid có nhiều lợi ích ở nhóm tuổi thai nhỏ hơn 28 tuần và không ảnh hưởng nhiều đến mẹ. Cách làm này nên thực hiện khi nào, liều lượng ra sao phải được chỉ định bởi bác sĩ, mẹ tuyệt đối không tự ý làm tại nhà.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp cả mẹ lẫn bé tránh được các tình trạng phát triển bất thường và kiểm soát tốt sự phát triển của em bé.
Theo đó, mẹ bầu nên ăn đủ chất như ngũ cốc, các loại thịt, các loại rau, trái cây tươi… Ngoài ra, mẹ cần ăn thêm một số loại hạt hay trái cây khô như hạnh nhân, quả óc chó…
>>Mẹ có thể quan tâm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh
-
Đẻ sớm hoặc mổ lấy thai khẩn cấp
Biết trọng lượng thai BPV là gì và dấu hiệu bất thường, đây có thể là cách bác sĩ đề xuất cho mẹ để hạn chế rủi ro đối với thai nhi như gãy xương, kẹt vai hay ngạt do sa dây rốn trong trường hợp bé quá lớn.
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về trọng lượng thai BPV là gì. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã nắm được trọng lượng thai BPV là gì, khi nào bách phân vị thai nhi bình thường, bất thường và hướng điều trị phù hợp.