Tuyển dụng
1. Những thông tin liên quan đến “Tutorial là gì”
1.1. Tutorial được hiểu như thế nào?
Tutorial được hiểu là một bản hướng dẫn, là người hướng dẫn bạn làm việc này việc kia. Ngay trong môi trường đại học đào tạo thì Tutorial được hiểu là các buổi thảo luận, các buổi thực hành trên lớp. Trong các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, corporate, jsc, xí nghiệp, Tutorial chính là bản hướng dẫn dành cho các khách hàng để họ hiểu rõ hơn về quy trình, thực hiện sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm để có thể đánh giá đúng về tính năng, lợi ích của sản phẩm mang lại. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tôi tìm hiểu trong các mục dưới dây.
1.2. Tutorial – Những giờ học thực hành, thảo luận
Hiện nay có câu hỏi đặt ra là lý thuyết và thực hành cái nào quan trọng hơn? Từ xa xưa khi ông cha ta đã có câu “học phải đi đôi với hành”, lý thuyết và thực hành phải đi đôi với nhau. Các buổi Tutorial là các buổi thực hành, thảo luận nhóm, mỗi buổi sẽ có số lượng sinh liên là 20 người / lớp khác với vài chục người trong buổi lý thuyết trên giảng đường. Sinh viên sẽ cùng trao đổi kiến thức với nhau có sự giúp sức của các giảng viên hoặc trợ giảng trong buổi thảo luận đó để cung cấp những thông tin mà các em chưa hiểu rõ.
Tuy nhiên trong nền giáo dục đại học tại Việt Nam đang bị rơi vào lạc hậu. Bởi lẽ, phần thực hành vẫn chưa được sát với nội dung học lý thuyết, các buổi thực hành thảo luận có yếu, ít ỏi và không đảm bảo được chất lượng và kiến thức các em tiếp thu được.
Nhìn nhận được thực trạng này và để đảm bảo được chất lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được thì không ít các trường đại học đã yêu cầu mở thêm lớp học Tutorial theo nhóm với các bài tập, tình huống sát với thực tế nhất. Các buổi học thực hành luôn là những thách thức to lớn đối với nhà trường, nhưng lại mang lại không ít lợi ích to lớn cho cả sinh viên và các trường.
Tìm việc làm gia sư
1.3. Tutorial – Món khai vị cho các doanh nghiệp
Không một doanh nghiệp nào muốn sản phẩm mà họ cung cấp cho khách hàng được đánh giá tồi khi khách hàng không hiểu hết về công năng cũng như lợi ích của sản phẩm. Để có thể để khách hàng hiểu rõ hơn thì buộc doanh nghiệp phải soạn thảo văn bản một Tutorial – bản hướng dẫn cụ thể để khách hàng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp cũng như tính năng sản phẩm.
Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất game thì càng phải cần đến các bản hướng dẫn, 1 trò chơi mới lạ sẽ đem lại trải nghiệm thú vị hay không đều phải thông qua bản hướng dẫn trước tiên. Một minh chứng rõ ràng rằng, khi bạn chơi bất kỳ trò chơi nào, sau bước đăng nhập, đăng ký tài khoản game chính là bản hướng dẫn chơi dành cho người mới bắt đầu. Hay cũng như khi bạn sử dụng lần đầu các công cụ tin học văn phòng gồm những gì như là Microsoft Excel, Winword, Powerpoint, Outlook, Google Mails, Google Scholar, Google Slides,… nó đều hiện lên bản Tutorial hướng dẫn bạn làm quen với các công cụ, phần mềm.
Lợi ích của nó lớn như thế nào? Mục 2 sẽ lý giải rõ hơn cho bạn về điều này.
2. Ví dụ về điểm lợi và hại của Tutorial
Trên đây chúng ta cũng đã hiểu qua về Tutorial trong chương trình giảng dạy và trong doanh nghiệp. Nhưng liệu Tutorial có thực sự quan trọng như lời đồn? và cụ thể là như thế nào? Hãy cùng timviec365.vn khám phá ngay thôi.
2.1. Điểm mạnh – bất lợi của một buổi thảo luận
Không phải tự nhiên, chương trình giảng dạy thảo thuận Tutorial được phát triển và được áp dụng ở nhiều trường đại học tại nước ngoài. Thực tế cho thấy, các giờ học lý thuyết dường như không còn hiệu quả và trở nên nhàm chán, chất lượng tiếp thu kiến thức không đạt được hiệu quả như mong đợi. Chính vì điều này khiến cho đầu ra của các trường đại học có xu hướng giảm đi, dẫn đến việc không thu hút được các nhân tài, các sinh viên giỏi xuất sắc tham gia.
Tranh luận không phải lúc nào cũng xấu và không tốt, một buổi tranh luận hoàn hảo phải có sự cởi mở từ 2 hoặc nhiều phía để có thể nêu nên những ý tưởng mới, sáng tạo. Lợi ích của một buổi thảo luận sẽ mang lại cho một tập thể chứ không riêng một cá nhân nào. Bởi người trong cuộc là người phản biện lẫn nhau cung cấp thông tin, ý tưởng của mình. Nhưng khán giả xung quanh cũng có thể tiếp nhận những thông tin đó, sàng lọc những nội dung thú vị và biến những thông tin đó thành của mình.
Các buổi thảo luận được mở ra chính là một phương pháp giúp kích thích tư duy phản biện của học sinh, sinh viên. Bạn sẽ biết cách phản biện lại những thông tin sai, không đúng từ phía bạn bè, thách thức họ phải đưa ra những lập luận sâu sắc hơn và có thể tiếp nhận thêm được những thông tin từ phía thầy cô hoặc thông qua những cuộc tranh luận khác.
2.2. Doanh nghiệp đi song song với Tutorial
Tutorial được xem như một món khai vị hấp dẫn người dùng, món khai vị ngon hay tệ cũng sẽ ảnh hưởng đến món chính. Nếu khi bạn bắt đầu ăn món khai vị trong một bữa tiệc và vị của nó quá tệ thì bạn có thể sẽ mất luôn cảm giác với món chính. Hãy cùng nhau lấy một minh chứng cụ thể về một doanh nghiệp sản xuất game.
Tutorial là một bản hướng dẫn, đơn giản như S là lùi, w là tiến, Enter là bắn… cũng được coi là một bản hướng dẫn. Một bản Tutorial được xem là hoàn hảo khi nó giúp người chơi hiểu được mình cần phải làm gì, chơi như thế nào. Sẽ chẳng có ai thích thú với một bản Tutorial quá dài và lan man khiến người chơi phải rối não trong trận địa mê cung từ ngữ, đọc nhưng vẫn “không biết gì”.
Có một sự thật là dù game được giới thiệu là hay đến mấy, có cốt truyện đồ họa ổn nhưng lại có một bản hướng dẫn tệ thì người chơi cũng sẽ nhớ mãi rằng đây là một trò chơi tệ nhất lịch sự. Và không một doanh nghiệp nào muốn đứa con tinh thần của mình bị đánh giá là quá tệ khi người chơi không hiểu hết mọi thứ phải không?
Và thực tế luôn diễn ra trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ, bất kì mặt hàng nào từ sản xuất trực tiếp cho đến thương mại điện tử. Một bản hướng dẫn chính là “tuyên ngôn” nói lời khẳng định với người dùng, người sử dụng về tính năng, bản chất của sản phẩm là gì? sản phẩm dùng để làm gì? và dùng như thế nào? Qua đấy, khách hàng mới có cái nhìn đúng để đánh giá, đưa ra những lời nhận xét cụ thể nhất, sát thực nhất.
>> Xem thêm: FactSheet là gì
3. Làm thế nào để thiết lập được buổi Tutorial
Để dẫn đầu một buổi thảo luận luôn là những vấn đề hết sức khó khăn. Quy trình của phương pháp thảo luận là gì? Nếu bạn là một giảng viên, bạn đã biết cách thiết kế buổi thảo luận dành cho sinh viên của bạn chưa? Hãy thử với quy trình ngay sau đây.
3.1. Khởi đầu một buổi thảo luận
Hiện nay, phương pháp đưa các buổi thảo luận vào chương trình học vẫn còn là một phương thức mới và ít có được sự hưởng ứng từ phía học sinh, sinh viên. Bởi các em vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của buổi học này. Bạn hãy từ thông qua những bước khởi đầu này để có thể thu hút được đối đa sự đồng tình từ phía học sinh, sinh viên của mình nhé.
- Tạo môi trường học tập, tranh luận thoải mái, thú vị, không quá nghiêm túc
- Truyền đạt về tầm quan trọng của buổi thảo luận
- Làm rõ mục tiêu hướng đến của buổi thảo luận, đưa ra nội dung chính mà các em cần phải nắm bắt được, mức độ đóng góp ý kiến sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thành tích, tính áp dụng cao đối với các bài kiểm tra như thế nào…
- Lập kế hoạch cho từng phần thảo luận. Hãy soạn trước các câu hỏi đề cương để học sinh, sinh viên có thể chuẩn bị trước, có thời gian suy nghĩ về nội dung đó, từ đó mới có thể phát triển được ý tưởng hiệu quả nhất.
3.2. Đồng hành cùng sinh viên, học sinh trong buổi thảo luận
Sau khi đã có trong tay những bước khởi đầu của một buổi thảo luận thì trong suốt quá trình thảo luận, bạn cần phải sát sao và đảm bảo rằng ai cũng cần phải tham gia.
- Chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 2 – 4 người.
- Yêu cầu học sinh, sinh viên viết câu trả lời đã chuẩn bị trước
- Thu thập lại các câu hỏi của học sinh và đưa ra đáp án chung và dành cho học sinh 1 đến 5 phút để suy nghĩ.
- Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể phản bác, đưa ra ý kiến của mình.
3.3. Cái kết hoàn hảo cho một buổi thảo luận
Sau cùng, để có thể mang lại một buổi thảo luận hoàn hảo thì bạn cần phải ghi chép ngắn gọn về cuộc thảo luận diễn ra như thế nào và cải thiện chúng, sắp xếp lại và đưa ra một giải pháp mới nếu buổi thảo luận chưa hoàn hảo.
Đồng thời hãy nói ra với các đồng nghiệp để có cơ hội học hỏi thêm những ý tưởng mới, những kinh nghiệm mới để giúp cho buổi thảo luận của mình tốt đẹp hơn, truyền đạt được tối đa kiến thức của mình với học sinh, sinh viên
cv xin việc
4. Những lưu ý khi thiết lập bản Tutorial trong doanh nghiệp
Nhìn nhận được những ưu, nhược điểm của một bản hướng dẫn hoàn hảo và không hoàn hảo, chúng ta có thể rút ra được những điều cần lưu ý cho một bản Tutorial. Món khai vị ngon thì món chính cũng được hưởng ké, một bản hướng dẫn hay và xúc tích sẽ đưa sản phẩm đến gần người sử dụng hơn.
4.1. Nội dung của một bản hướng dẫn cần những gì?
Trước hết phải nói đến nội dung, để viết được một bản hướng dẫn không phải quá khó cũng không phải quá dễ. Bạn cần phải lưu ý những điểm sau:
- Hành văn phải mượt mà, cuốn hút đối với bản hướng dẫn viết tay
- Ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải dễ hiểu. Lưu ý về những câu hỏi như Sản phẩm là gì? Sử dụng như thế nào? Ai là người sử dụng? Điểm nổi bật của sản phẩm là gì?…
- Không nên quá lan man hay tập trung quá vào một vấn đề nào đó
4.2. Hình thức của một bản hướng dẫn
Xét về hình thức, nội dung có hay và người sử dụng có đọc hay không còn nhờ một phần đóng góp của hình thức. Muốn có một hình thức đẹp thì cần phải có font chữ đẹp, chỉnh chu, dễ đọc, cỡ chữ đủ nhìn… Hoặc nếu bản Tutorial của công ty bạn là một đoạn video thì cần phải có cấu hình đẹp, nhân vật phù hợp…
Bởi Tutorial tồn tại muôn hình, muôn vẻ nhưng nội dung thì luôn luôn hướng người đọc hiểu đây là một bản hướng dẫn. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải linh hoạt, tiếp nhận ý kiến của khách hàng để có thể tối ưu được “món khai vị” này
Trên đây là những thông tin về Tutorial là gì? Mong rằng những thông tin mà Timviec365.vn cung cấp sẽ phần nào giải đáp cho bạn một vài thắc mắc mà bạn đang gặp khó khăn, cũng như định hướng công việc tương lai cho bạn. Đồng thời cũng có thể giúp bạn có thêm những thông tin để rèn luyện một vài kỹ năng cần thiết cho chính mình phục vụ cho nghiệp vụ tương lai.