Tráng Phủ Vecni Là Gì? Ứng Dụng Varnish Khi In Bao Bì Giấy

Varnish là gì

Tráng phủ vecni là một trong những công đoạn gia công sau in khá phổ biến hiện nay. Lớp phủ bảo vệ này có thể bảo vệ ấn phẩm khỏi trầy xước, bụi bẩn và nhiều ứng dụng khác. Để khám phá đặc điểm và ứng dụng của kỹ thuật gia công này hãy cùng Vietpacking tham khảo bài viết dưới đây.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: In offset là gì? Ưu điểm, ứng dụng và quy trình chi tiết

1. Tráng phủ Vecni là gì?

Tráng phủ Vecni hay còn được gọi với cái tên khác là tráng phủ Varnish. Ở công đoạn này, người ta sẽ phủ một chất lỏng có tên vecni lên bề mặt chất liệu. Kỹ thuật này khá được ưa chuộng vì sau khi phủ vecni tráng bóng sản phẩm in thì thành phẩm sẽ được bảo vệ tốt hơn, có độ sáng bóng cao hơn.

Mặc dù chi phí cho công đoạn này rất thấp nhưng hiệu quả thu được lại rất ấn tượng. Hiệu ứng hình ảnh trên ấn phẩm in sẽ vô cùng tươi sáng rực rỡ sau khi được phủ lên lớp chất lỏng này. Bề mặt trở nên bóng hơn và tính thấm nước, chống mối mọt cũng tăng lên đáng kể.

>>>> XEM NGAY: Bản kẽm in Offset là gì? Cách bản kẽm được sử dụng khi in ấn

2. Ưu điểm của tráng phủ Vecni

Cũng giống như chúng ta đã đề cập ở trên, công nghệ tráng phủ Varnish đã mang đến rất nhiều khác biệt cho các sản phẩm. Sau khi tráng phủ, những ấn phẩm sẽ sở hữu các ưu điểm tuyệt vời như:

2.1 Độ bóng đẹp hoàn hảo

Tráng phủ vecni có thể giúp cải thiện độ bền của chất liệu và gia tăng tính thẩm mỹ. Sản phẩm không chỉ sở hữu độ bóng tự nhiên mà khả năng giữ màu cùng được cải thiện. Hiệu ứng đặc biệt được tạo ra bởi bề mặt láng mịn sẽ đem đến cảm giác sang trọng, ấn tượng. Ngoài ra lớp phủ này cũng giúp mực in không bị bong tróc.

2.2 Đảm bảo độ bền của ấn phẩm

Khi sử dụng công đoạn gia công phủ vecni, độ bền của các sản phẩm sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Lớp màng bảo vệ được tạo ra bởi lớp sơn này sẽ giúp chống thấm nước tốt hơn. Do đó đối với những quảng cáo ngoài trời người ta thường sử dụng lớp tráng phủ này. Đối với các bao bì cần vận chuyển xa, công đoạn này cũng không thể bỏ qua.

Vecni đảm bảo độ bền của ấn phẩm

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tổng hợp các kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in hiện nay

2.3 Thân thiện với môi trường

Ấn phẩm trở nên thân thiện với môi trường hơn nhờ tráng phủ vecni. Bởi vì lớp sơn vecni không sử dụng dung môi và cũng không gây ô nhiễm. Đồng thời lớp sơn này cũng không hề gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó quý khách có thể khá yên tâm khi sử dụng công nghệ này.

2.4 Áp dụng được trên nhiều chất liệu

Kỹ thuật tráng phủ hiện đại có thể áp dụng được với nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường người ta sẽ sử dụng công đoạn gia công trên các chất liệu như vải canvas, bìa cứng… Điều này giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn nhằm đáp ứng được mục đích sử dụng và yêu cầu về thành phẩm.

>>>> CLICK NGAY: Cán màng là gì? Ứng dụng cán màng trong in ấn bao bì giấy

3. Ứng dụng của tráng phủ Vecni

Hiện nay theo xu thế phát triển của ngành in ấn, việc tráng phủ vecni sau in ngày càng trở nên phổ biến. Chúng tạo nên hiệu ứng đặc biệt và giúp bảo vệ các ấn phẩm tốt hơn. Người ta có thể ứng dụng công đoạn này cho các quảng cáo ngoài trời. Một số loại bao bì yêu cầu sự sang trọng, tính chống thấm cao như in hộp cứng cao cấp, in hộp đựng đông trùng hạ thảo,… đều có thể sử dụng kỹ thuật này.

Mặc dù còn tồn tại nhiều khuyết điểm như độ dày thấp, dễ ngả vàng, khô chậm, cần phun bột nhiều… Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, công nghệ này vẫn có tính ứng dụng cao trong ngành in ấn.

Hiện nay có rất nhiều công đoạn gia công sau in được áp dụng để giúp ấn phẩm nổi bật hơn. Tuy vậy tráng phủ vecni vẫn chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao thẩm mỹ, bảo vệ sản phẩm. Mong rằng với những thông tin Vietpacking chia sẻ, quý khách đã hiểu hơn về kỹ thuật này. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến phủ vecni hoặc dịch vụ sản xuất bao bì giấy hãy liên hệ với Vietpacking để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
  • Website: https://vietpacking.vn/
  • Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Pantone là gì? Phân biệt hệ màu Pantone với CMYK
  • In offset và in kỹ thuật số có gì giống và khác nhau?