Khám phá ý nghĩa bí ẩn đằng sau các bức tranh Tứ Bình
Đối với người Việt các bức tranh Tứ Bình rất quen thuộc và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của những bức tranh tứ bình – tứ quý này. Hãy cùng Trúc chỉ Hà Nội khám phá ý nghĩa bí ẩn đằng sau những bức tranh Tứ Bình ngay trong bài viết này.
WEB MỚI CỦA CHÚNG TÔI: https://trucchihanoi.vn
1/ Tranh Tứ Bình là gì?
Tranh Tứ Bình là dòng tranh có bố cục gồm 4 bức tranh, mỗi bức tranh biểu tượng cho các mùa trong năm: Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Ngày xưa trong cung vua, phủ chúa, quan lại giàu có, những nơi sang trọng, quý phái người ta gọi là các bức tứ quý dùng để treo trong nhà. Còn khi những bức tranh này treo trong nhà thường dân, được làm từ giấy thì những bức tranh này không được gọi là tứ quý mà gọi là tứ bình.
Những trên thực tế thì người ta gọi tranh tứ quý là loại tranh bao gồm 4 loài cây, hoa mọc trên đất cùng với 4 loài chim tương ứng, còn tranh tứ bình là tranh về 4 loài cây, hoa mọc được đặt trong bình. Do đó về khía cạnh mục đích sử dụng thì sẽ không có sự phân chia sang hàn giữa 2 dòng tranh phong thủy này.
Bố cục tranh tứ bình như sau:
Tranh tứ bình không giống với các bức tranh khác, nó là dòng tranh thể hiện các mùa trong năm nên bố cục của nó tuân theo đúng quy luật như sau:
– Mùa xuân: có các loài hoa như hoa mai, hoa đào, hoa lan thì loài chim tương ứng là chim khổng tước (điển hình là hoa mai/chim điểu).
– Mùa hạ: Cây trúc, hoa sen, hoa hồng, hoa lựu thì loài tương ứng chim công trống (điển hình là hoa hồng/chim công).
– Mùa thu: Hoa cúc, hoa phù dung ứng với con gà ( điển hình là cúc/kê).
– Mùa đông: Cây tùng (hay còn gọi là cây thông) loài cây đại diện cho mùa đông sẽ tương ứng với chim hạc (điển hình là tùng/hạc).
Xem Thêm: Tranh Trúc Chỉ là gì?
2/ Tranh Tứ Bình có những loại nào?
Các loại tranh tứ bình các bạn có thể tham khảo như sau:
- Đào – Trúc – Cúc – Tùng
- Mai – Trúc – Cúc – Tùng
- Mai – Trúc – Cúc – Lan
- Mai – Trúc – Cúc – Sen
- Mai – Sen – Cúc – Tùng
Tranh tứ bình có nhiều loại khác nhau nhưng chung quy lại nó đều là bốn bức tranh biểu tượng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
Bài Viết Được Quan Tâm Nhất:
- Bàn Thờ Đẹp
- Bàn Thờ Gia Tiên
- Phòng Thờ Đẹp
3/ Ý nghĩa của bức tranh Tứ bình
Mỗi bộ tranh tứ quý đều mang những ý nghĩa đặc biệt riêng thể hiện hàm ý về thời gian cũng như cuộc sống xoay chuyển của con người. Thời gian ở đây được hiểu với tính chất luân hồi, sự vật hữu sinh hữu diệt cùng với quy luật nhân quả diễn ra nối tiếp nhau tạo nên cuộc sống đầy thú vị. Cùng với đó, những loại cây cỏ được thể hiện trong tranh cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất, tính cách của con người và đó là những phẩm chất cao quý của bậc quân tử, đại trượng phu:
- Mai là tượng trưng cho sự trong trắng trong khổ hàn.
- Lan là tượng trưng cho sự mỹ miều trong sinh sôi, nảy nở.
- Trúc là tượng trưng cho sự thanh cao không vướng bụi trần.
- Cúc là tượng trưng cho sự tốt đẹp, may mắn trong thành quả.
Ngoài ra, bức tranh tứ bình được ưa chuộng nhất chính tranh tứ bình xuân, hạ, thu, đông. Và do đó, bạn sẽ thấy: các bức tranh riêng biệt diễn tả các nét khác nhau của bốn mùa. Nhưng qua đó, dựa vào màu sắc tương đồng và cùng một chủ đề.
Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa mong cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
– Mùa Xuân:
Nhắc đến mùa xuân là người ta liên tưởng ngay đến sự sinh sôi, nảy nở. Là mùa của sự sống, bởi nó kết thúc một mùa đông khắc nghiệt, mọi hoạt động trở nên thiếu sinh khí, hơi ấm của mùa xuân tràn về cùng là mùa hoa mai nở rộ.
Chính vì thế mà hoa mai – là biểu tượng của mùa xuân. Điều đặc biệt ở dòng hoa mai là khi những bông hoa nở thì cũng là lúc các lá xanh bắt đầu rụng. Nó giống như những người tu hành, ngộ đạo buông bỏ hết thất tình lục dục để trở về nguyên thủy sơ khai của bản thân. Thực chất hoa mai rũ bỏ hết tất cả là để bắt đầu một cuộc sống mới. ,Hoa mai chính là đại diện cho sự thuần khiết trong sáng, là biểu tượng của mùa xuân. tượng trưng cho một khởi đầu mới tràn trề sinh khí
– Mùa Hạ:
Mùa hạ hay còn mùa hè gắn với cái nắng gắt gỏng, nắng đến cháy da cháy thịt nhưng lại có những cơn mưa bất chợt đến tốt đất trời. Có thể thấy rằng mùa hạ là mùa có thời tiết khắc nghiệt nhất. Nhưng trong thời tiết khắc nghiệt đó thì cây trúc lại sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ.
Cây trúc có đặc điểm vô cùng đặc biệt, cây mềm mại đổ nhưng không gãy. Nó được ví là biểu tượng hình ảnh của người quân tử lúc nhu lúc cương, có tiến có lùi linh hoạt, đó là đức tính của những kẻ thức thời tuấn kiệt.
Thân cây trúc rỗng giống như người quân tử làm việc tốt, việc nghĩa không nghĩ đén danh lợi, đến người khác phải đền ơn, không ham giàu sang phú quý, không vì cám dỗ thị phi mà làm điều bất nhân bất nghĩa.
Khi trúc chết nhưng nó vẫn không hề bị ngã đổ, nếu có đổ nó cũng không hề bị gãy. Thay vào đó là một cây tre mới sẽ mọc ngay dưới cây trúc chết đứng ấy.
Có thể thấy được ý nghĩa của cây trúc chính là biểu tượng của người quân tử không bao giờ nhục chí, bị khuất phục trước các cám dỗ.
– Mùa Thu
Mùa thu thì sao đây? ý nghĩa ra sao? biểu tượng là loài hoa nào? hãy theo chân Trúc chỉ Hà Nội tìm hiểu ngay thôi nào!
Mùa thu là mùa đặc biệt trong năm là giao mùa giữa mùa hạ với mùa đông. Nó không còn cái nắng gắt của mùa hạ, nó không rực rỡ như mùa xuân, cũng không phải khí lạnh cắt da cắt thịt như mùa đông. Mùa thu là mùa của những cơn giá dịu nhẹ nhàng khiến con người ta cảm thấy nao lòng, thơ thẩn, là mùa của sắc vàng nhuộm kín một khoảng trời.
Dấu hiệu để nhận biết mùa thu rõ nhất chính là sự xuất hiện của hoa cúc – nhẹ nhàng, tinh tế như tiết trời vậy. Trong văn hóa phương Đông, hoa cúc biểu tượng cho sự trường tồn, sự kiên trung của người quân tử, sự thanh cao của những kẻ sĩ muốn tránh xa thế tục thị phi.
– Mùa Đông
Tùng là một trong những cây hiếm hoi sống được ở thời tiết lạnh giá của mùa đông. Mặc kệ cho băng giá, tùng vẫn xanh tốt. Do vậy, nó là hình ảnh tiêu biểu cho những bậc hào kiệt đầy khí phách trong dân gian.
4/ Lợi ích của tranh tứ bình
Với những ý nghĩa tranh tứ bình được phân tích ở trên thì tranh tứ bình không chỉ là vật trang trí, mang giá trị nghệ thuật cao mà nó còn mang lợi ích sau:
Biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…
5/ Tranh Tứ bình treo ở đâu?
Tranh tứ bình, tứ quý chỉ đơn thuần là để lấp đầy các khoảng trống trên tường hay treo ở bất cứ vị trí nào cũng được mà cần được treo chúng ở những nơi trang trọng đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ.
– Không gian treo tứ bình
Tranh tứ bình có không gian treo rất rộng: treo trong nhà, trong phòng khách, phòng làm việc. Lưu ý không nên treo tranh trên bàn thờ vì đây là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy, không nên thờ cúng.
– Vị trí treo tranh tứ bình
Bạn nên treo tranh ở khoảng 1m4 – 1m5 tính từ mặt đặt lên, ở vị trí này sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người xem. Thứ tự các bức tranh tứ bình tuần tự là 4 mùa: xuân – hạ – thu- đông tương ứng với mai – lan – trúc – cúc.
– Vị trí treo tranh tứ bình ở khía cạnh phong thủy
- Hướng phong thủy tốt nhất để treo các bức tranh tứ bình, tứ quý chính là hướng nam
- Theo độ tuổi: Tuổi Mão – Tranh Tùng, Cúc, Trúc, Mai; Tuổi Ngọ thì tranh theo hướng Bắc, trong phòng làm việc, phòng học; Mệnh Mộc – tranh tứ bình về cây cối, hoa quả; Mệnh thổ, kim – treo các bức tranh tứ bình bằng đồng; Mệnh Thủy – Các tranh tứ quý mạ vàng để đem đến tài lộc.
6/ Tranh Tứ Bình làm từ những nguyên liệu nào?
Tranh Tứ Bình được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau đó là:
- Tranh Tứ bình dát vàng: các bức tranh tứ bình tùng cúc trúc mai được các nghệ nhân dát vàng vô cùng tỷ mỉ phù hợp để làm quà tặng tân gia, tặng bạn bè, sps, khách hàng hoặc có thể bạn có thể mua để làm thay đổi không gian nhà mình.
- Tranh Tứ Bình là từ gỗ: được các nghệ nhân điêu khắc từ gỗ nguyên khối hoặc gỗ ép được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay.
- Tranh Tứ bình làm từ xi măng: được làm từ bê tông tươi nguyên chất nên rất bền bỉ nên phù hợp ở không gian sân vườn, phòng khách
- Tranh Tứ Bình khảm trai: được làm từ gỗ gụ, ốc hồng vỏ trai, bào ngư, xác biển nên rất bền có thể làm quà tặng người thân, bố mẹ vợ, quà khánh thành đều rất ý nghĩa.
- Tranh Tứ bình thêu là những bức tranh có nhiều màu sắc, hình khối sẽ mang đến cho không gian nhà bạn thêm tươi sáng, mát mẻ hơn.
Đặc biệt, tranh tứ bình được đưa vào Trúc chỉ – một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện gần đây. Nhưng những bức tranh Trúc chỉ lại được khách hàng đón nhận rất nồng nhiệt. Bởi nguyên liệu để làm ra những bức tranh trúc chỉ tứ bình không đơn thuần làm từ giấy – tre mà được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Quy trình tạo ra trúc chỉ tứ bình cũng khác biệt so với cách truyền thống mà nó là sự kết hợp của truyền thống và hiện đại. Nó được tạo nên bởi 3 yếu tố sau:
+ Quy trình làm giấy thủ công truyền thống.
+ Kỹ thuật tạo áp lực nước
+ Các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa – hiệu ứng xuyên sáng giúp cho họa tiết càng trở nên đặc biệt.
Trúc chỉ Hà Nội là một trong những đơn vị tiên đầu tiên trên thị trường sản xuất và đưa dòng tranh Trúc chỉ tứ bình đến với người tiêu dùng. Nếu quý khách hàng cần tư vấn về tranh trúc chỉ tứ bình, hoa sen, Mandala… hãy truy cập ngay đến website: truchihanoi.com. Chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ về những bức tranh trúc chỉ, hoàn toàn khác biệt so với các bức tranh thông thường.
Như vậy, bộ tranh Tứ Qúy “Tùng – Trúc – Cúc – Mai” không chỉ là bộ lịch 4 mùa trong năm. Nó còn là vẻ đẹp về sự luân chuyển của không gian, thời gian. Nó cũng góp phần tôn vinh 4 loại cây hoa quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” như là những đại diện hoàn mỹ cho phẩm chất người đời.
Dưới đây là một số mẫu Tranh Trúc Chỉ để bạn tham khảo nhé!
>> Xem thêm: Manđala là gì? mandalacó ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Hotline: 0911.80.62.69