Tên bạn là gì?

Tên bạn là gì?

Tên bạn là gì

Video Tên bạn là gì

Nếu bạn là người sống ở Việt Nam và bạn nghe một người giới thiệu có họ Vi, bạn nhận ra ngay đó có thể là một người dân tộc Tày.

Hay ví dụ bạn gặp một người nước ngoài, mà tên của họ có từ Park hoặc Lee, thì bạn hiểu đó là một người Hàn Quốc; hoặc Nomura hay là Kobayashi thì bạn hình dung đó là một người Nhật Bản; nếu họ giới thiệu là Nguyễn Văn Nam thì đương nhiên đó là một người Việt Nam.

Nhưng nếu bạn là “Tony Nguyên”, người ta sẽ gọi bạn là Tonny và sẽ không biết được bạn là ai.

Có một xu hướng gần đây mà cá nhân tôi thấy nó không lành mạnh đó là “ghép họ, đặt tên ngoại”. Có lẽ mọi người giải thích là do tin tôi khó đọc, người nước ngoài khó phát ngôn, nên tôi muốn tên có chữ tiếng Anh, như: Toony Tèo, Thomas Lân, …

Điều này đôi khi giống như một trào lưu, thậm chí đến cả các phương tiện chính thức, mọi người ký tên dưới các bài viết, nói trong các bản tin, hay trình bày trong các hội thảo chỉ cho người Việt Nam, nhưng vẫn sử dụng tên nửa tây nửa Việt, ví dụ như: phóng viên Long Nguyễn, nhà văn Hải Trần…

Tôi nghĩ thế này, với các con tôi, mặc dù các cháu tiếp xúc với người nước ngoài rất nhiều, nhưng khi chúng tôi thảo luận về chủ đề này, tôi luôn nói với tôi là: người ta không có vấn đề gì để nhớ hay là để gọi tên một ai đó bằng bất kỳ tiếng nước nào.

Thậm chí, những tên khó đọc với những người châu Á như: Che Guevara hay Hemingway… thì mọi vẫn có thể đọc được, miễn là người đó đủ hấp dẫn để người khác biết đến và được hướng dẫn để người ta đọc tên.

Những người gốc Đức khi đi sang Mỹ, họ không đổi thành tên theo kiểu tiếng Anh, họ vẫn giữ những cái tên gốc Đức.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi nghĩ, xu hướng hay là xu thế của những Tonny Tèo, Lân Nguyễn, Long Phạm, của những cách mà lấy tên lên trước họ, hoặc lấy tên tiếng nước ngoài… có lẽ cũng cần phải câu hỏi một cách nghiêm là liệu có cần thiết không?

Hay cái đó chỉ giúp cho họ thuận tiện một lúc nào đó và đôi khi nó làm mất đi bản sắc không chỉ của con người, không chỉ của một đất nước?

Tôi đã từng gặp những bạn nước ngoài hỏi tôi là: “Có phải ở Việt Nam, mọi người đều có một cái tên theo kiểu người châu Âu không?”

Bạn ấy rất ngạc nhiên khi tôi trả lời: “Không có chuyện đó!”. Bạn ấy nói và đưa ra một vài cái tên nửa tây nửa Việt. Và cuối cùng chúng tôi đều không biết thật ra bạn ấy đang nói đến ai.

Khi bạn muốn sử dụng một cái tên mà không liên quan gì đến bạn, hay muốn gọi tên bạn theo một cách khác, bạn nên quan tâm đến một điều rằng: bạn đang dùng nó để nói với ai? Bạn có lý do gì phải sử dụng cái tên như vậy không?

Liệu sử dụng tên như vậy, có làm bạn lẫn với những người khác quá không? Và đặc biệt, đối với các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với các thông tin chính thức, tôi nghĩ nhất thiết phải sử dụng họ-tên được gọi theo đúng cách của người Việt Nam, theo đúng quy định của người Việt Nam, chứ không phải theo cách mà người đó muốn.