Brand Manifesto là gì? Định nghĩa, ví dụ, cách viết tuyên ngôn

Brand manifesto là gì

Brand Manifesto là công cụ thể hiện cá tính của thương hiệu và là lời tuyên bố những giá trị mà doanh nghiệp mang đến. Qua đó, Brand Manifesto đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục người tiêu dùng đồng hành cùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong bài viết hôm nay, Miko Tech giới thiệu đến bạn Brand Manifesto là gì? Phân biệt với Mission Statement, 5 ví dụ về Brand Manifesto, hướng đi cho thương hiệu Việt và cách viết Brand Manifesto. Cùng theo dõi để tham khảo nhé!

1. Tuyên ngôn thương hiệu – Brand Manifesto là gì?

Tuyên ngôn thương hiệu (Brand Manifesto) thường là một câu chuyện ngắn đầy cảm xúc nhằm thu hút và kết nối với đối tượng mục tiêu bao gồm cả khách hàng và nhân tài cho doanh nghiệp.

Tuyên ngôn thương hiệu (Brand Manifesto) miêu tả rõ nhất về:

  • Lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại.
  • Mục đích của doanh nghiệp là gì?
  • Tại sao mọi người nên quan tâm đến thương hiệu của họ?

Nhờ vào những thông tin đó, khách hàng và các ứng viên sẽ hiểu một cách sâu sắc về thương hiệu, được truyền cảm hứng mạnh mẽ.

Từ đó thuyết phục họ tin tưởng thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Đó chính là lý do vì sao tuyên ngôn thương hiệu lại quan trọng.

2. Phân biệt giữa Mission Statement và Brand Manifesto

Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn giữa tuyên bố sứ mệnh (Mission Statement) và tuyên ngôn thương hiệu (Brand Manifesto). Do đó, chưa hiểu được ý nghĩa, vai trò từ đó phát huy hiệu quả công dụng của các khái niệm này.

Dưới đây, Miko Tech sẽ tổng hợp một số điểm khác biệt giữa Mission Statement và Brand Manifesto:

Tuyên ngôn thương hiệuTuyên bố sứ mệnh
Bảng phân biệt Mission Statement và Brand Manifesto

3. 5 Ví dụ tuyên ngôn thương hiệu

Để nắm được cách thức viết tuyên ngôn thương hiệu, điều đầu tiên bạn cần hiểu khái niệm, sau đó là tham khảo các ví dụ thực tiễn. Sau đây, Miko Tech mang đến bạn Brand Manifesto của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

3.1. Nike

Nike là thương hiệu được hàng loạt tên tuổi nổi tiếng trong ngành thể thao như LeBron James, Cristiano Ronaldo, and Serena Williams lựa chọn và tin dùng.

Tuy nhiên, Nike không bao giờ khoe khoang và sử dụng việc các vận động viên hàng đầu thế giới này sử dụng những sản phẩm của họ như thế nào.

Thay vào đó, họ tập trung phát triển hướng đến hoàn thiện bản thân bằng giá trị cốt lõi. Nike xây dựng Brand Manifesto và những kế hoạch marketing phù hợp mang đến sự cộng hưởng cảm xúc cho khách hàng.

Nike mong muốn rằng mọi hiểu rằng thành công không có nghĩa là trở thành vĩ đại nhất trong mọi thời đại mà là mọi thứ bạn làm có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính bản thân mình.

Đây chính là yếu tố “Why” phía sau thương hiệu của Nike. Nike mong muốn mọi vận động viên có thể dùng tài năng của mình để đạt được thành công của chính họ.

3.2. Fiat

Fiat là một hưởng ô tô của Ý, được thành lập từ năm 1899. Tuy nhiên, với Brand Manifesto của mình, Fiat mong muốn khách hàng hiểu được giá trị thực sự Fiat mang đến là phong cách sống.

Ở đó khách hàng không đơn thuần chỉ sở hữu những chiếc xe kiểu Ý dáng đẹp mà quan trọng hơn là có thể thỏa thích sống với niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Tuy nhiên, Fiat không muốn khách hàng của mình sống liều lĩnh mà mong rằng họ luôn trân trọng những điều nhỏ bé nhiều như những thứ điều lớn lao. Yếu tố “Why” đằng sau thương hiệu Fiat đó là họ muốn thay đổi thái độ của khách hàng đối với cuộc sống.

3.3. The North Face

The North Face là một thương hiệu cung cấp sản phẩm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, khác với những đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường, Brand Manifesto không tập trung vào việc PR sản phẩm.

The North Face miêu tả việc khám phá giúp chúng ta hiểu bản thân hơn. Không chỉ cần khám phá nhiều hơn mà chúng ta còn cần thay đổi để có cuộc sống trọn vẹn hơn, trân trọng những gì mình đang có.

Từ đó, hiểu được lý do và mục đích cuối cùng mà chúng ta thực hiện các chuyến đi và khám phá môi trường xung quanh.

3.4. Apple

Apple là thương hiệu sản phẩm công nghệ nổi tiếng và luôn được săn đón trên thế giới.

Theo dõi Apple nói chung và Steve Jobs – Founder của Apple nói riêng, có thể thấy, họ đã tạo ra một Brand Manifesto hết sức thành công.

Theo đó, Steve Jobs truyền tải một cách chân thật và đầy cảm xúc về câu chuyện sáng lập Apple của mình. Mặc dù luôn bị coi là điên rồ, bị mọi người phản ứng gay gắt nhưng ông vẫn quyết định phá vỡ lối mòn tư duy.

Nhờ vào những suy nghĩ khác biệt này, Steve Jobs đã xây dựng thương hiệu và mang Apple trở thành thương hiệu nổi tiếng bật nhất thế giới.

Qua đó đã truyền cảm hứng cho người khác về sự thay đổi lối mòn tư duy và suy nghĩ khác biệt, dám nghĩ dám làm. Steve Jobs tạo cho mọi người niềm tin rằng bản thân họ có thể giúp phát triển xã hội và thay đổi thế giới giống như ông đã làm.

3.5. Levi’s

Brand Manifesto của Levi’s được xây dựng bằng cách đặt những câu hỏi khiến khách hàng phải ngẫm lại là “Liệu họ có làm cho thế giới tốt đẹp hơn hay không?”. Qua đó, truyền tải đến họ những thứ họ cần chỉ là bản năng trực giác và quần áo để tạo ra tác động đó.

Bằng tuyên ngôn thương hiệu của mình, Levi’s thuyết phục Eeoyre from Winnie-the-Pooh ghi dấu ấn trên thế giới, giúp ổn định cuộc sống trước khi quá muộn.

3. Hướng đi nào cho thương hiệu Việt?

Người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng trẻ quan tâm đến những thương hiệu có cá tính, bản sắc riêng.

Tuy nhiên, hiện nay rất ít thương hiệu Việt sở hữu cá tính rõ ràng và thu hút mạnh mẽ người tiêu dùng. Mặc dù đã có những bước định hướng, xác định vị thế, hướng đi, sứ mệnh cũng như giá trị nhưng hiệu quả về quảng bá thương hiệu vẫn chưa đạt tối đa.

Do đó, việc cạnh tranh với thương hiệu quốc tế gặp nhiều khó khăn. Để tạo được cá tính cho riêng mình thì Brand manifesto là công cụ tuyệt vời mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

4. Cách viết tuyên ngôn thương hiệu

Với những ví dụ về Brand Manifesto mà Miko Tech vừa giới thiệu bên trên, có thể thấy, các thương hiệu nổi tiếng đã xây dựng câu chuyện ý nghĩa cho riêng mình. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự sâu sắc trong thương hiệu lấy được cảm xúc của khách hàng.

4.1. Xác định “Mục đích thương hiệu”

Khi sử dụng một thương hiệu, khách hàng mong muốn biết rằng tại sao họ nên quan tâm đến bạn? Bạn có gì vượt trội hơn những sản phẩm trên thị trường?

Để thuyết phục khách hàng, Brand Manifesto của bạn phải khẳng định một cách rõ ràng, chân thật về mục đích của chính mình.

Mục đích này có thể khám phá bằng các câu hỏi:

  • Lý do thành lập công ty?
  • Bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?
  • Tại sao vấn đề đó lại khiến bạn trăn trở?
  • Tại sao bạn muốn tiếp tục phát triển công ty?

4.2. Viết ở ngôi thứ hai hoặc thứ ba

Bản tuyên ngôn thương hiệu sẽ trở nên thu hút hơn nếu bạn viết ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba, tức là sử dụng cụm từ “chúng ta” hoặc “mọi người”.

Khi đó, người tiêu dùng sẽ cảm nhận được họ đang được quan tâm. Từ đó, tập trung và “chìm đắm” vào câu chuyện mà chính bạn tạo ra. Bằng cách này, Nike, Fiat và The North Face đã chinh phục được người tiêu dùng.

4.3. Miêu tả mục đích thương hiệu sẽ cải thiện cuộc sống của mọi người như thế nào?

Đằng sau quyết định mua hàng, khách hàng mong muốn có được giải pháp cho cuộc sống của chính mình.

Chính vì thế, mục đích thương hiệu muốn mang tính thuyết phục cao thì phải giải thích được giá trị mà thương hiệu mang đến là nhằm cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, không thể đề cập một cách chung chung mà phải chỉ rõ: Cải thiện như thế nào?

Qua đó tạo tính chân thật cho tuyên ngôn thương hiệu, gợi cho người tiêu dùng tưởng tượng về một tương lai tốt đẹp của họ nhờ sự có mặt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ở phần ví dụ về Brand Manifesto, có thể thấy, những thương hiệu nổi tiếng thực chất cũng xây dựng tuyên ngôn thương hiệu hướng tới cải thiện cuộc sống của mọi người:

  • Nike – trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính bạn.
  • Fiat – giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
  • The North Face – không ngừng khám phá để hiểu bản thân hơn.
  • Apple – nghĩ khác để khác biệt.

Trên đây là Brand Manifesto là gì? Ví dụ, cách viết và hướng đi cho thương hiệu Việt. Bên cạnh đó là phân biệt giữa Mission Statement và Brand Manifesto giúp bạn dễ dàng nắm được hai khái niệm này.

Miko Tech hy vọng đã mang đến bạn những thông tin hữu ích trong quá trình xây dựng tuyên ngôn thương hiệu. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!