Danh từ, động từ hay tính từ là những từ loại cơ bản trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh mà chúng ta thường sử dụng. Trong bài viết lần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về động từ là gì, còn hôm nay, hãy cùng thietbimaycongnghiep.net làm rõ danh từ là gì cụm danh từ là gì cũng như những ví dụ cụ thể về loại từ này nhé!
Khái niệm danh từ là gì tiếng Việt lớp 4
Danh từ là những từ loại được sử dụng để chỉ người, chỉ sự vật hoặc hiện tượng, khái niệm,… Nó có thể kết hợp với các từ chỉ lượng (số từ, lượng từ) ở phía trước hoặc các từ này, ấy, đó, kia,… ở phía sau.
Trong câu, danh từ thường là chủ ngữ, đôi khi nó cũng được dùng ở vị trí vị ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường đứng sau từ “là” và trả lời cho câu hỏi “là gì”.
Trong tiếng Việt, danh từ là gì cho ví dụ:
- Các danh từ chỉ sự vật: bàn, hộp, nhà, xe máy, ô tô, bình nước, bó hoa…
- Các danh từ hiện tượng: sấm chớp, gió, mây…
- Danh từ chỉ khái niệm: con người, báo cáo,…
Danh từ trong tiếng Anh là gì?
Danh từ tiếng Anh là “noun” (viết tắt là “N” hoặc “n”) cũng là những từ được dùng khi chỉ người, chỉ vật, địa điểm… tương tự như danh từ trong tiếng Việt.
Một số danh từ thường gặp trong tiếng Anh như:
- Danh từ chỉ con vật: dog (con chó), cat (con mèo), elephant (con voi),…
- Danh từ chỉ đồ vật: chair (cái ghế), card (tấm thiệp), computer (máy tính),…
- Danh từ chỉ người: the men (người đàn ông), woman (người phụ nữ), nurse (y tá),…
- Danh từ chỉ hiện tượng: rain (mưa), storm (bão), tornado (lốc xoáy),…
Phân loại danh từ là gì – tiếng Việt lớp 4
Khi tìm hiểu sâu về danh từ cũng như làm các bài tập chi tiết, các bạn học sinh cần nắm được phân loại của danh từ như sau:
Danh từ chỉ đơn vị:
Đây là những danh từ chỉ sự vật nhưng có thể xác định được số lượng hoặc trọng lượng, ước lượng… Loại danh từ này rất đa dạng, có số lượng lớn và được chia thành một số nhóm nhỏ hơn như:
- Danh từ đơn vị tự nhiên (danh từ chỉ loại) là những loại đơn vị thường được dùng trong giao tiếp chỉ số lượng các đồ vật, con vật… Ví dụ: miếng, con, sợi, cục,…
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác (danh từ quy ước): là những đơn vị được dùng để xác định trọng lượng, thể tích, diện tích,… có độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ: lít, hecta, tấn, kg,…
- Danh từ chỉ đơn vị ước lượng là loại danh từ không xác định chính xác số lượng cụ thể mà thường dùng khi đếm những sự vật tồn tại dạng tập hợp, tập thể. Ví dụ: nhóm, tổ, bó, cụm…
- Danh từ chỉ thời gian là những danh từ thường được dùng khi nói đến thời gian (để đo thời gian). Ví dụ: thế kỷ, năm, ngày, tháng, phút, giây…
- Danh từ chỉ tổ chức là những tổ chức hoặc đơn vị hành chính thông thường. Ví dụ: quận, huyện, thị xã, xã, phường…
Danh từ chỉ sự vật – danh từ là gì?
Đây là những danh từ được sử dụng để mô tả tên gọi, địa danh… được chia thành các loại như sau:
Các danh từ chung
Đây là danh từ dùng để gọi hoặc mô tả các sự vật, hiện tượng có tính bao quát chứ không nói chính xác một sự việc, sự vật xác định cụ thể nào. Danh từ chung cũng lại được chia thành 2 loại nhỏ gồm:
- Danh từ cụ thể chỉ sự vật mà con người có thể cảm nhận bằng các giác quan (tai, mắt, sờ, nắm…). Ví dụ: điện thoại, quyển sách…
- Danh từ trừu tượng là những thứ mà con người không thể cảm nhận bằng 5 giác quan thay vào đó thường dựa vào cảm nhận. Ví dụ: tinh thần, ý nghĩa, cảm xúc…
Danh từ riêng
Đây là những danh từ được dùng khi gọi tên các địa điểm, sự vật, hiện tượng xác định cụ thể. Những danh từ này có tính đặc trưng và tồn tại duy nhất nên khi viết cần tuân thủ những quy tắc về viết hoa. Danh từ riêng lại được chia thành:
- Tên người, tên địa điểm địa lý Việt Nam, nước ngoài qua phiên âm Hán Việt (viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng: Trà, Nga, Hà Nội, Bắc Kinh…)
- Tên người hoặc địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo ra tiếng, có gạch nối giữa các tiếng: Mát – cơ – va, Oa – sinh – tơn,…)
- Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu (viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải Sao Vàng Đất Việt, Bộ Quốc phòng,…)
Danh từ chỉ khái niệm – Danh từ là gì?
Đây là những danh từ mô tả các sự vật, sự việc, hiện tượng dưới dạng các định nghĩa trừu tượng. Danh từ chỉ khái niệm được sinh ra và tồn tại trong nhận thức và ý thức, suy nghĩ của con người. Hiểu cách khác, các khái niệm không tồn tại ngoài thực tế và chúng ta không thể cảm nhận bằng các giác quan của con người.
Danh từ chỉ hiện tượng
Danh từ chỉ hiện tượng được sử dụng để chỉ các dạng hiện tượng trong thiên nhiên hoặc do con người tạo ra. Nó được chia thành:
- Hiện tượng tự nhiên (mưa, sấm sét hay gió bão, động đất, sóng thần,…) do tự nhiên sinh ra, không chịu tác động của ngoại lực.
- Hiện tượng xã hội (chiến tranh, giàu có, nội chiến,…) là những hành động, hiện tượng do con người tạo ra.
Chức năng chính của danh từ – danh từ là gì lớp 4
Các từ loại như danh từ, động từ hoặc tính từ đều có các chức năng riêng biệt. Với danh từ thì sẽ có các chức năng chính như:
- Danh từ kết hợp với các từ chỉ số lượng, các từ chỉ định hoặc các từ chỉ định để tạo thành cụm danh từ.
- Danh từ thường làm chủ ngữ hoặc làm vị ngữ, tân ngữ cho các ngoại động từ.
- Danh từ biểu thị, xác định vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian.
Tìm hiểu cụm danh từ là gì lớp 6
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết hợp với các từ ngữ phụ thuộc nó. Trong cụm danh từ, các phụ ngữ phía trước giúp bổ sung ý nghĩa xác định cho danh từ.
Về mặt ý nghĩa thì cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo cũng phức tạp hơn các danh từ đứng một mình. Tuy nhiên trong câu thì chức năng của cụm danh từ cũng tương tự như là một danh từ.
Về cấu tạo, cụm danh từ đầy đủ thường gồm các phần là:
- Phần phía trước: thường có hai loại là chỉ đơn vị ước chừng và đơn vị chính xác.
- Phần trung tâm: thường chỉ đơn vị tính toán hoặc các chủng loại khác hoặc chỉ đối tượng được đem ra tính toán.
- Phần phía sau: nêu lên đặc điểm của sự vật hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
Do đó, với câu hỏi sau danh từ là gì, chúng ta có thể trả lời rằng tùy vào chức năng của danh từ trung tâm trong cụm danh từ thì mới có thể xác định được phía sau của danh từ. Một số trường hợp sau danh từ thường gặp là:
- TH1: Sau danh từ là một động từ hoặc tính từ nếu như danh từ đó làm chủ ngữ
Ví dụ:
“Những bông hoa hồng rất đẹp” → Danh từ “bông hoa hồng” làm chủ ngữ, “đẹp” là tính từ đứng sau.
“Tôi đi đến văn phòng” → Danh từ “tôi” làm chủ ngữ, “đi” là động từ đứng sau.
Trường hợp trong tiếng Anh, khi một danh từ làm chủ ngữ thì sau nó sẽ là một động từ (I eat hamburgers – tôi ăn hamburgers…)
- TH2: Danh từ ở vị trí cuối câu thì danh từ chính là tân ngữ bổ sung nghĩa cho ngoại động từ.
Tổng kết
Vừa rồi, thietbimaycongnghiep.net đã giúp bạn tổng hợp những thông tin liên quan đến danh từ, cụm danh từ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu được danh từ là gì cũng như phân loại của danh từ. Muốn biết thêm các thông tin khác, quý vị có thể để lại comment và nhận hỗ trợ thêm từ chúng tôi nhé!