Dầu nhờn và dầu nhớt là gì? Các loại & tác dụng của dầu nhớt?

Dầu nhờn là gì

Giữa các động cơ của máy phát điện cần có dầu dùng để bôi trơn linh kiện trong máy. Dầu dùng để bôi trơn gọi là dầu nhớt máy phát điện. Vậy dầu nhớt cho máy phát điện gồm những loại nào, có chức năng gì?

Dầu nhờn hay dầu nhớt là gì?

Một số loại dầu nhờn

Dầu nhờn hay dầu nhớt là cùng một loại có tác dụng trong quá trình bôi trơn tất cả linh kiện tuy nhiên có tên gọi khác nhau. Vì vậy, người ta có thể gọi nó là dầu nhờn hoặc dầu nhớt đều được hiểu với ý nghĩa như nhau.

Dầu nhờn và dầu nhớt là loại dầu dùng để bôi trơn cho các linh kiện, động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay nói cách khác là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.

Phụ gia là thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ trong khối lượng dầu nhớt nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất cho dầu nhớt động cơ. Phụ gia là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc. Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc.

Dầu gốc được tạo ra thông qua quá trình chế biến và xử lý của các quá trình vật lý và hóa học. Gồm ba loại là: dầu gốc tổng hợp, dầu gốc bán tổng hợp và dầu khoáng.

Các loại dầu nhờn

Dầu nhờn

Dầu nhớt tổng hợp

Là dầu nhớt có thành phần dầu gốc là dầu tổng hợp. Dầu gốc tổng hợp có thành phần phân tử đồng nhất và được thiết kế chọn lọc nên có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và ít hao hụt.

Dầu nhớt bán tổng hợp

Dầu nhớt bán tổng hợp là dầu nhớt có thành phần dầu gốc là dầu bán tổng hợp. Dầu gốc bán tổng hợp là loại dầu gốc được pha trộn giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp (dầu gốc tổng hợp chiếm từ 10% khối lượng trở lên) để có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu tổng hợp.

Dầu nhớt gốc khoáng

Dầu nhớt gốc khoáng có dầu gốc khoáng là thành phần chủ yếu, có thể chiếm từ 85% đến 100% khối lượng dầu nhớt thành phẩm và có vai trò chính đối với tính năng của dầu nhớt. Phần lớn dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô một hỗn hợp các phân tử Hidro Cacbon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc qua cao.

Ngoài ra, còn một số loại dầu phân loại dựa theo độ nhớt của dầu: Dầu đơn cấp, dầu đa cấp và một số loại dầu nhờn công nghiệp.

Dầu công nghiệp

Dầu công nghiệp là một trong những loại nhiên liệu được sử dụng thường xuyên trong công nghiệp.

Loại dầu này có thể được dùng để bôi trơn máy móc, thiết bị. Ngoài ra, dầu công nghiệp còn được ứng dụng để làm một số chất phụ gia, làm chất chống oxy hóa…

Dầu công nghiệp được chia làm nhiều loại khác nhau. Tùy vào thành phần mà mỗi loại sẽ có một công dụng riêng biệt.

Thành phần chính của dầu công nghiệp là dầu nền và hệ phụ gia. Hệ phụ gia có thể gồm các chất chống mài mòn, chống oxy hóa, chống han gỉ hoặc chống tách nhũ tương.

Dầu nhớt đơn cấp và đa cấp

Dựa trên chỉ tiêu SAE (là tiêu chuẩn do hiệp hội các kỹ sư trong ngành ô tô xe máy đưa ra để thông qua đó phân cấp độ nhớt của các loại dầu nhờn, cho biết độ đặc loãng của dầu nhớt) để chia dầu nhớt thành hai loại chính:

Dầu đơn cấp: Loại dầu này chỉ có 1 số đi kèm sau như SAE 30, 40, 50 và hạn chế nhiệt độ sử dụng hơn so với dầu đa cấp.

Dầu đa cấp: Loại dầu này thường đi kèm sau là 2 chỉ số như SAE 0W 20, 15W40. Số đứng trước chữ “ W “ để chỉ khoảng nhiệt độ mà dầu động cơ có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Còn số đứng sau chữ “ W “ để chỉ độ nhớt dầu nhờn ở 100 độ.

Dầu nhớt đơn cấp sẽ hạn chế nhiệt độ làm việc so với dầu nhớt đa cấp. Dầu nhớt đơn cấp chỉ đảm bảo được độ nhớt ổn định khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao còn khi nhiệt độ xung quanh giảm xuống thì dầu có thể sẽ bị đặc quánh lại gây khó khăn cho khởi động và bôi trơn.

Tác dụng của dầu nhớt

Tác dụng của dầu nhờn

Dầu nhớt có một số tác dụng bao gồm:

Tác dụng bôi trơn

Tác dụng làm mát

Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Nhờ quy trình luân chuyển liên tiếp, dầu nhớt sẽ giúp động cơ làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hoặc cháy piston .

Tác dụng làm kín

Khi động cơ vận hành, dầu nhớt được coi là một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để trong quá trình đốt cháy nhiên liệu áp suất sinh ra không bị thất thoát.

Tác dụng làm sạch

Quá trình đốt cháy nhiên liệu dĩ nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ và tác dụng của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này.

Tác dụng chống gỉ

Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có thể hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.

Bài viết trên giới thiệu về dầu nhờn và tác dụng của chúng, ngoài ra còn giới thiệu về một số loại dầu nhớt thông dụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, mong rằng thông tin sẽ hữu ích với bạn!

Bạn có thể xem thêm: Chổi than máy phát điện, bộ điều khiển máy phát điện

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ MIỀN BẮC

Số 10, ngõ 143 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

Zalo & SĐT: 0984.277.707 / 0369.622.622

Email: [email protected]