Bác sĩ chuyên khoa 1, 2 là gì, chữa bệnh nào? Điều kiện học, thi tuyển

Bác sĩ chuyên khoa 1, 2 là gì, chữa bệnh nào? Điều kiện học, thi tuyển

Bác sĩ chuyên khoa 2 nghĩa là gì

Bác sĩ chuyên khoa 1,2 là khái niệm mà nếu không phải người trong ngành y tế thì không phải ai cũng hiểu. Mỗi khi đi khám bạn thường được nghe giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa 1 hoặc chuyên khoa 2, nhưng đa phần rất nhiều người chưa hiểu hết về các định danh này.

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Sinh viên học y khoa sau 6 năm học đại học và tốt nghiệp ra trường sẽ được gọi là bác sĩ nhưng vẫn chưa được hành nghề và họ chỉ được hành nghề sau khi học thêm khoảng 18 tháng tại một số cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Khi muốn học nâng cao trình độ chuyên môn thì họ có thể lựa chọn đi theo 2 hướng là thực hành lâm sàng hoặc là nghiên cứu để có thể học lên trình độ cao hơn.

Khi lựa chọn thực tập lâm sàng các bác sĩ mới ra trường sẽ phải học lên để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng có thể là bác sĩ chuyên khoa 1,2. Lĩnh vực bệnh lý điều dưỡng và điều trị cũng cần rõ ràng, một số nhóm bệnh thường được nhiều bạn sinh viên y dược lựa chọn hiện nay như chuyên tiêu hóa, chuyên xương khớp (các bệnh điển hình như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa,..) chuyên hô hấp,…

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì bác sĩ đó sẽ phải học thêm khoảng 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hương. Sau đó, cần phải học tiếp khoảng 2 năm nữa thì mới trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì

Điều kiện thi và học bác sĩ chuyên khoa 1

Để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố sau như:

  • Điều kiện thi: Đã tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy. Đang công tác tại các lĩnh vực y tế ở nơi thực hàng nghề, thực hành lâm sàng từ 12 tháng trở nên (Nam thì không trên 50 tuổi, nữa thì không quá 45 tuổi).
  • Hình thức đào tạo: Hình thức đào tạo tập chung (bác sĩ phải học thêm 2 năm) và tập trung học theo tiến chỉ (học theo kế hoạch của nhà trường trong vòng 3 năm).

Bác sĩ chuyên khoa 2 là như thế nào?

Sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, muốn nâng cấp thêm trình độ chuyên môn thì các bác sĩ phải học thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2.

Tiêu chuẩn thi và học bác sĩ chuyên khoa 2

Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 bao gồm:

  • Các ngành đào tạo bắt buộc thực hiện: quản lý y tế, chấn thương chỉnh hình, ngoại khoa, nội khoa, sản phụ khoa, y học cổ truyền…
  • Thời gian đào tạo: Bác sĩ chuyên khoa 2 được đào tạo thêm 2 năm và theo quy chế tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo.
  • Đối tượng tuyển sinh: Người đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng đã được tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa 1. Những người đăng ký phải không quá 50 tuổi đối với nữ và không quá 55 tuổi đối với nam.
  • Đối với những người muốn học nhưng không có biên chế của nhà nước thì cần phải có đơn xin tự túc học phí.

Các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và 2

Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 chất lượng cao.

Đại học Y Hà Nội

Đây là trường có tiêu chuẩn cao trong việc đào tạo và rèn luyện những bác sĩ giỏi và hàng đầu ở nước ta hiện nay. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường đã vươn lên và khẳng định được vị thế của mình trong việc đào tạo bác sĩ và cán bộ ý tế hàng đầu trên cả nước.

Trường đại học Y Dược TP.HCM

Đại học Y Dược TP.HCM là nơi chuyên đào tạo các bác sĩ ngành y dược đứng đầu ở khu vực miền nam. Trường cũng đào tạo các ngành trong lĩnh vực y tế khác như: y khoa, răng hàm mặt, dược học và đặc biệt đào tạo chuyên sâu bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú.

Học viện quân y

Đây là ngôi trường trọng điểm của quốc gia và trực thuộc bộ quốc phòng Việt Nam. Ngoài những ngành trong lĩnh vực y tế ra thì trường cũng chú tới công tác điều trị bệnh và nghiên cứu. Do đây là ngôi trường quân đội nên tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe về khâu đào tạo và rèn luyện.

Đại học Dược Hà Nội

Đại học Dược Hà Nội được xem là ngôi trường có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực y dược cho ngành y tế của Việt Nam và chuyên đào tạo đội ngũ y bác sĩ có trình độ sánh ngang với các khu vực khác.

trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và 2

Trường đại học y Dược Thái Bình

Đây là ngôi trường nổi tiếng chuyên đào tạo chuyên sâu cho các bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Trường cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các lĩnh vực y tế ở nước ta.

Ngoài những trường kể trên thì còn một số trường đại học khác cũng đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 rất tốt như: Đại học y dược Huế, Đại học y dược Hải phòng, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Phân biệt trình độ bác sĩ chuyên khoa 1 và 2

Sau khoảng 6 năm học đại học và để trở thành những bác sĩ chuyên môn giỏi thì cũng cần ít nhất phải từ 2-4 năm để đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, còn phải trau dồi kiến thức trong quá trình thực hành và làm việc.

Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 có vai trò quan trọng, bởi đây là nguồn lực chủ yếu giúp khám và điều trị sức khỏe cho mọi người. Nhưng giữa bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 thì bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ giỏi hơn và có vị trí chủ chốt trong ngành.

Đều này có thể lý giải vì sau 2 năm học để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì phải mất thêm 2 năm nữa học chuyên sâu để thở thành bác sĩ chuyên khoa 2.

Ngoài ra, hiện nay thì những người có bằng bác sĩ chuyên khoa 2 được công nhận tương đương với tiến sĩ còn đối với bác sĩ chuyên khoa 1 thì như trình độ thạc sĩ.

Vì vậy mà bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ giỏi hơn bác sĩ chuyên khoa 1.

Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu được thế nào là bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Cùng với đó là biết thêm được quá trình đào tạo để trở thành một bác sĩ giỏi. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết.