Lệnh Short là gì? Short Selling là gì? Cách bán khống chứng khoán

Short là gì

Trong thị trường tăng, nguyên lý “mua đáy bán đỉnh” có thể hoạt động tốt. Nếu mua cổ phiếu của Công ty ‘ABC’ với giá 100 USD rồi bán nó với giá 150 USD thì bạn đã có khoảng 50 USD lợi nhuận trước khi trừ chi phí hoa hồng hoặc lãi suất. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi thị trường không tăng? Điều gì xảy ra nếu thị trường giảm? Đây là lúc bán khống phát huy tác dụng.

Nếu mua cổ phiếu của Công ty ABC và giá trị của nó giảm xuống còn 50 USD, bạn sẽ thua lỗ khi thực hiện lệnh bán. Bán khống giúp bạn có thể thu được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán bất kể nó đang tăng hay giảm giá trị. Miễn là thị trường tiếp tục đi theo xu hướng bạn đã dự đoán, vị thế bán của bạn sẽ kiếm được tiền.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu short selling, short sales hay short là gì, ý nghĩa của lệnh short trong chứng khoán, nguyên nhân bạn nên cân nhắc bán khống thông qua CFD, cách bán khống cổ phiếu CFD, các cổ phiếu tốt nhất để bán khống và thị trường giao dịch phù hợp để bán khống!

Shorts là gì? Lệnh Shorts là gì?

Short Selling, Short (bán khống) là các lệnh giao dịch được thực hiện khi tài sản tài chính có xu hướng giảm/tiêu cực. Thay vì mua đáy bán đỉnh, ta sẽ mua đỉnh và bán đáy để kiếm lời từ sự thay đổi của giá tài sản.

Hãy tiếp tục với ví dụ bán khống cổ phiếu Công ty ABC trước đó. Nếu bạn tin giá cổ phiếu công ty này sẽ giảm, thì thay vì mở lệnh “Mua (Buy)”, bạn sẽ mở lệnh ‘Bán (Sell)’. Nếu lệnh giao dịch được mở tại mức 100 USD và giá cổ phiếu Công ty ABC giảm xuống còn 50 USD thì bạn sẽ kiếm được $50 lợi nhuận – là mức chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu.

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao ta nên cân nhắc bán khống cổ phiếu hoặc các loại tài sản khác, thì chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu cách thức hoạt động và cách thực hiện giao dịch khống đầu tiên.

Lệnh Short Selling hoạt động như thế nào?

Một trong những thắc mắc lớn nhất của trader khi mới tìm hiểu bán không là làm thế nào để bán khống cổ phiếu khi không sở hữu chúng?

Theo bán khống truyền thống, trader sẽ mượn cổ phiếu mà mình không sở hữu (thường là thông qua sàn giao dịch chứng khoán mà trader mở tài khoản). Sau đó, bán những cổ phiếu này ra thị trường với mức giá thấp hơn giá thị trường.

Mục tiêu của trader khi bán khống chứng khoán là sau đó mua lại những cổ phiếu này với mức giá thấp hơn, rồi trả lại cổ phiếu đã vay. Khi đó, lợi nhuận trader thu được là từ sự chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ban đầu và chi phí mua lại chúng.

Công thức tính lợi nhuận short sell là gì?

Công thức tính lợi nhuận thu về từ bán khống (short) tương đối đơn giản. Theo mặc định, các sàn giao dịch trực tuyến sẽ hiển thị lợi nhuận hoặc lỗ ròng trên nền tảng giao dịch mà trader sử dụng. Giá mua lại cổ phiếu so với giá bán ra trước đó càng thấp, thì trader càng thu về nhiều lợi nhuận. Nói cách khác, giá mua lại cổ phiếu đã bán khống càng thấp thì lợi nhuận trader thu về càng cao.

Công thức tính lợi nhuận:

Lợi nhuận = (Giá bán – Giá mua lại) x Số lượng tài sản – Chi phí giao dịch

Dưới đây là ý nghĩ của từng thành phần trong công thức

  • Giá bán: Mức giá mà trader bán chứng khoán ra thị trường
  • Giá mua lại: Mức giá mà trader mua lại các chứng khoán mà họ đã bán khống ra thị trường
  • Số lượng tài sản: Số lượng chứng khoán mà trader đã bán ra
  • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch cho sàn giao dịch chứng khoán

Nếu kết quả của công thức này:

  1. Dương: Trader có lợi nhuận ròng.
  2. Âm: Trader có lỗ ròng.

Short selling: Ví dụ

Giả sử trader bán 100 cổ phiếu của công ty ABC với mức giá là 20$ trên mỗi cổ phiếu. Sau một thời gian, cổ phiếu giảm xuống còn 10$ và trader đó quyết định mua lại số cổ phiếu này. Lợi nhuận từ short sales này sẽ là 1000$, trước khi trừ đi phí hoa hồng và lãi phát sinh.

($20 – $10) x 100 = $ 1.000

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu giá cổ phiếu tăng sau khi trader thực hiện bán khống chứng khoán? Giả sử giá cổ phiếu của công ty ABC tăng vọt lên 50$ trên mỗi cổ phiếu và trader quyết định cắt lỗ. Trong trường hợp này, trader sẽ lỗ 3000$ [($50-$10)x100], cùng với phí hoa hồng và lãi phát sinh khi mở lệnh bán.

Như trader có thể thấy, khoản lỗ này lớn hơn 100% vốn đầu tư ban đầu là 2000$ ($20 x 100 cổ phiếu) khi tổng thiệt hại lên tới 3000$. Đây chính là rủi ro lớn nhất của short selling – lỗ vô hạn. Về mặt lý thuyết, vì giá cổ phiếu không có giới hạn nên tổn thất tối đa của người bán khống là vô hạn

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chứng khoán có sẵn các công cụ giúp short seller tối thiểu hóa rủi ro, giả sử như tài khoản demo. Với tài khoản demo miễn phí trên sàn giao dịch Admirals, trader hoàn toàn có thể an tâm kiểm thử chiến lược bán khống không rủi ro, không mất phí, không thua lỗ!

Short trong chứng khoán là gì: Tại sao nên short stock CFD?

CFD (hay Hợp đồng Chênh lệch) cho phép traders đầu cơ tích trữ dựa trên sự lên xuống của thị trường mà không cần sở hữu tài sản cơ sở. Về cơ bản, CFD là một hợp đồng giữa 2 bên – trader và sàn giao dịch. Khi hợp đồng kết thúc, hai bên thanh toán chênh lệch dựa trên giá cổ phiếu tại thời điểm ký kết hợp đồng và giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Thay vì đầu tư vào cổ phiếu theo cách truyền thống, trader thu lợi từ sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu, hoặc công cụ giao dịch mà họ đang sử dụng. So với các công cụ giao dịch khác, trader có thể dễ dàng vào và thoát lệnh giao dịch khi short selling. Đây là một trong những lý do tại sao bán khống chứng khoán qua CFDs trở nên phổ biến. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là trader có thể dễ dàng sinh lời, nhưng chắc chắn có được một số lợi thế sau:

  • Tỷ lệ đòn bẩy – Một trader với tài khoản retail có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 5 lần số dư hiện có. Trader với tài khoản professional có thể mở vị thế giao dịch gấp 20 lần số dư hiện có.
  • Giao dịch theo bất kỳ hướng nào – Bán hoặc mua trên bất kỳ cổ phiếu nào. Không tính thêm phí khi bán khống.
  • Các công cụ quản lý rủi ro nâng cao – Sử dụng các lệnh dừng lỗ và chốt lời để giảm thiểu rủi ro.
  • Truy cập thị trường chứng khoán toàn cầu – Giao dịch CFD Cổ phiếu Mỹ, Cổ phiếu châu Âu và Cổ phiếu Anh

Có sản phẩm giao dịch phù hợp trong tay là điều vô cùng quan trọng đối với các trader tham gia thị trường chứng khoán toàn cầu. Admirals cung cấp rất nhiều lựa chọn đầu tư và giao dịch Cổ phiếu, ETFs, Cổ phiếu CFD cho trader. Ví dụ: Trade.MT4, Admiral.Price và Trade.MT5 cho phép trader giao dịch tiền tệ, cổ phiếu CFD, và nhiều hơn nữa!

Nếu muốn tìm hiểu chi tiết từng công cụ giao dịch, hãy đọc các loại tài khoản mà Admirals cung cấp để xem các công cụ tài chính có sẵn cho từng loại tài khoản, tỷ lệ đòn bẩy và nhiều thông tin khác. Nói một cách đơn giản, với tài khoản giao dịch CFD của Admirals, trader hoàn toàn có thể kiếm lời từ sự tăng giảm của giá. Điều này giúp trader linh hoạt hơn khi giao dịch trên thị trường tài chính.

Sẵn sàng để thực hiện giao dịch short selling đầu tiên trong sự nghiệp trader? Hãy bắt đầu ngay bây giờ bằng cách click vào đây!

Làm thế nào để bán khống cổ phiếu CFD?

Nhờ các phần mềm chơi chứng khoán ảo, việc bán khống cổ phiếu chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Điều quan trọng là trader phải lựa chọn được nền tảng giao dịch phù hợp. Ví dụ: tiện ích mở rộng MetaTrader Supreme Edition trên MetaTrader 5 cho phép trader giao dịch CFD cổ phiếu Mỹ, Liên minh Châu Âu và Anh với nền tảng nâng cao.

Nguồn: Admirals Supreme Edition MT5 – #AAPL, Biểu đồ hàng tuần – Phạm vi dữ liệu: Ngày 2 tháng 10 năm 2018 đến ngày 24 tháng 1 năm 2020 – Được thực hiện vào ngày 24 tháng 1 năm 2022. Xin lưu ý: Kết quả trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự báo kết quả trong tương lai.

Biểu đồ trên hiển thị cổ phiếu của Apple. Nền tảng MT5 Supreme Edition cho phép trader xem dữ liệu giá lịch sử của giá cổ phiếu, cũng như khả năng sử dụng toàn bộ các chỉ số giao dịch miễn phí , để hỗ trợ việc đưa ra quyết định giao dịch. Phiên bản này cũng có tính năng ‘Mini Terminal’ cho phép bạn tự chọn các thông số giao dịch của mình.

Để xem giao dịch trên nền tảng MetaTrader dễ dàng như thế nào, trader chỉ cần nhấn vào banner bên dưới và tải MIỄN PHÍ ngay bây giờ!

Để thực hiện lệnh bán, trader chỉ cần nhấn vào nút “Sell”. Trader cũng có thể thiết lập mức dừng lỗ và chốt lời tại này. Các lệnh này giúp trader thoát khỏi vị thế giao dịch tại một mức giá được xác định trước, dù là mức giá lỗ hay mức giá lãi.

Short trong chứng khoán là gì: Hướng dẫn bán khống trên MT5

  1. Tạo một tài khoản demo hoặc thực với Admirals.
  2. Tải và cài đặt MetaTrader 5 miễn phí.
  3. Mở MetaTrader 5 và đăng nhập bằng tài khoản demo hoặc tài khoản thực.
  4. Trong cửa sổ ” MarketWatch”, nhấn đúp vào tài sản mà ta muốn bán khống.
  5. Điền số lượng bán, có thể thêm mức cắt lỗ và chốt lời. Sau đó nhấn “Sell by Market”

Trader muốn giao dịch trong MetaTrader 4? Tin tốt đây – quy trình thực hiện giữa 2 nền tảng giao dịch này giống hệt nhau! Nếu chưa quen với nền tảng giao dịch MetaTrader, hãy xem video dưới đây:

Cách thực hiện lệnh short cổ phiếu trên MetaTrader Supreme Edition

  1. Đăng nhập vào tài khoản giao dịch của bạn
  2. Trong cửa sổ ‘Navigator’, mở rộng ‘Expert Advisors’ và chọn ‘Admirals – Mini Terminal’.
  3. Kéo ‘Admirals- Mini Terminal’ vào biểu đồ của công cụ giao dịch mà bạn muốn.
  4. Thêm khối lượng giao dịch và các lệnh trailing stop, cắt lỗ và chốt lời nếu muốn
  5. Sau đó nhấp vào ‘Bán (Sell)’.

Tuy nhiên, trước khi bán khống, có lẽ trader nên nghiên cứu xem cổ phiếu nào phù hợp với cơ hội short selling này.

Thời điểm short selling tốt nhất?

Thực sự, không ai có thể dự đoán tương lai. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định vô cùng phù hợp với bán khống chứng khoán. Dưới đây là 3 trường hợp mà trader có thể sử dụng bán khống chứng khoán:

#1. Thực hiện lệnh short khi suy thoái kinh tế xảy ra

Trader còn nhớ khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008? Hay bong bóng công nghệ năm 2008? Khủng hoảng xảy ra, mặc dù không thường xuyên,nhưng trader cần chuẩn bị sẵn phương án đối phó với khủng hoảng để ứng phó khi nó thực sự xảy ra.

#2. Short selling khi một công ty xảy ra scandal

Trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn khủng hoảng tài chính. Trader còn nhớ vụ bê bối khí thải diesel năm 2015 của Volkswagen chứ?

Nguồn: Admirals MT5 – #VOW, Biểu đồ hàng tuần – Phạm vi dữ liệu từ: Ngày 1 tháng 4 năm 2011, đến ngày 24 tháng 01 năm 2020- Lưu ý:Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Hộp màu vàng hiển thị các thanh giá giảm hàng tháng của cổ phiếu Volkswagen trong vụ bê bối khí thải diesel. Giá cổ phiếu sụt giảm trong vụ bê bối này đã xóa sạch dấu vết của xu hướng giá tăng trong 3 năm của Volkswagen. Phụ thuộc vào chiến lược đầu tư chứng khoán của bản thân, việc trader nắm trong tay nền tảng giao dịch và sản phẩm tài chính phù hợp để bán khống trong trường hợp này sẽ vô cùng có lợi.

#3. Short sale khi công ty không đạt mức lợi nhuận mong muốn

Hàng quý, các công ty đại chúng sẽ công bố báo cáo tài chính. Dựa trên đó, các nhà phân tích chứng khoán sẽ ước tính lợi nhuận trên từng cổ phiếu và mức thu nhập. Nếu những công ty này không đạt được mức lợi nhuận mong muốn, thì một số trader sẽ bỏ đi số cổ phiếu mà họ đang nắm trong tay hoặc mở vị thế bán mới. Sau một loạt các báo cáo tài chính âm, công ty có thể bắt đầu thấy xu hướng đi xuống.

Nguồn: Admiral Market MT5 – #AA, Biểu đồ hàng ngày – Phạm vi dữ liệu: ngày 01 tháng 01 năm 2017, đến ngày 24 tháng 01 năm 2020 – Lưu ý: Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Ảnh chụp màn hình trên là biểu đồ của Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn thứ 6 thế giới. Sau khi tận hưởng mức giá tăng trong phần lớn năm 2017, giữa năm 2018 đánh dấu thời điểm cổ phiếu của tập đoàn này bắt đầu giảm xuống. Khi có khả năng giao dịch linh hoạt trên cả thị trường đi xuống và đi lên, trader có thể nắm bắt tất cả vị thế giao dịch độc nhất. Đôi khi trader muốn bán khống chứng khoán, thay vì một cổ phiếu riêng lẻ. Đây là một lợi ích khác của việc bán khống với CFDs.

Short là gì: Thị trường chứng khoán có thể bán khống

  • SRD
  • Cổ phiếu CFD ( Toàn bộ cổ phiếu như Apple, Facebook …)
  • ETF CFD
  • Chỉ số CFD ( CAC40 , S & P500 …)
  • Hàng hóa CFD ( Vàng , Dầu WTI …)
  • Forex (EUR/USD, USD/JPY …)

Hầu hết các thị trường chứng khoán đều có thể bán khống! Thế nhưng, bán khống cổ phiếu có rất nhiều điều khoản hạn chế. Do đó, trader gần như không thể bán khống cổ phiếu bên ngoài SRD (Deffered Settlement Service).

Nhờ CFD, trader có thể bán khống, short selling hàng nghìn công cụ tài chính trên 7 thị trường chứng khoán! Trader có thể luyện tập bán khống – short sales trên tài khoản demo của Admirals với các tài khoản

  • MetaTrader 4: Trade.MT4
  • MetaTrader 5: Trade.MT5

Short sale cổ phiếu là gì: Danh sách cổ phiếu có thể short selling

Bán khống cổ phiếu là hành động bán cổ phiếu mà trader không sở hữu. Dưới đây là danh sách các cổ phiếu Mỹ được giao dịch nhiều nhất với Admirals trong tháng 9 năm 2019:

  • Disney: 47,44%
  • Apple: 14,37%
  • Netflix: 10,49%
  • Facebook: 10,29%
  • Tesla: 5,27%
  • Alibaba: 4,06%
  • Twitter: 2,81%
  • Microsoft: 1,85%
  • Amazon: 1,51%
  • Deutsche Bank: 1,46%

Bán non (Short Squeeze): Một phương pháp short selling

Bán non trên thị trường chứng khoán xảy ra khi giá cổ phiếu nhanh chóng giảm mạnh sau khi một thông báo bất lợi được đưa ra. Nếu nhìn trên đồ thị, bán non thường xảy ra sau khi đường hỗ trợ bị phá vỡ hoặc có tín hiệu đảo chiều bán.

Các nhà đầu tư tận dụng sự suy giảm này bằng cách mua cổ phiếu với mức giá thấp hơn.

Sau đó, giá cổ phiếu nhanh chóng phục hồi trở lại khiến traders thua lỗ. Hiệu ứng này trở nên nghiêm trọng hơn bởi tính thanh khoản và hàng loạt người mua mà không có người bán, vì tất cả trader đều đang tìm mua cổ phiếu.

Volkswagen: Phi vụ bán non – short chứng khoán lớn nhất mọi thời đại

Năm 2008, ngành oto hứng chịu một cú sốc lớn vì những tác động gián tiếp của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn. Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khi đó đã nhắm mục tiêu vào các cổ phiếu đang có xu hướng giảm trong lĩnh vực này, và Volkswagen là một lựa chọn lý tưởng.

Nguồn: Admirals MT5 Supreme Edition – #VOW, biểu đồ hàng ngày. Phạm vi dữ liệu: Ngày 8 tháng 7 năm 2008 đến ngày 21 tháng 4 năm 2009 – Được chụp ngày 24 tháng 1 năm 2020.

Từ ngày 17 đến 24/10/2008, cổ phiếu Volkswagen giảm hơn 50%. Trong hai ngày giao dịch tiếp theo (27 và 28 tháng 10 năm 2008), chúng đột ngột tăng từ €200 lên €1000, tăng theo cấp số nhân hơn 400%!

Sự phục hồi ngoạn mục này được giải thích bằng việc dòng xe Porsche đã tăng vốn của Volkswagen từ 35% lên 42,6%, và việc nắm giữ quyền chọn mua lên tới 31,5%. Do đó, sự tham gia của Porsche lên tới 74,1%. Một bang của Cộng hoà Liên bang Đức , Lower Saxony, muốn giữ nguyên tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của mình ở mức 6% tổng số cổ phiếu hiện có trên thị trường giao dịch.

Khi các nhà đầu cơ nghe tin này và nhận thấy xu hướng giảm đang gây bất lợi cho họ nên đã nhanh chóng mua cổ phiếu để hạn chế thua lỗ. Nhưng vì có quá ít cổ phiếu trên thị trường nên nó đã gây ra phi vụ bán non (short squeeze) lớn nhất trong lịch sử chứng khoán.

Tính cả yếu tố cảm xúc tác động lên các trader bán khống, hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài ngày. Thông thường, nó cũng không tạo ra các hệ quả nghiêm trọng lên xu hướng thị trường.

Chỉ với vài cú nhấp chuột, trader có thể bắt đầu giao dịch cổ phiếu bằng tài khoản Admirals! Nhấn vào link banner bên dưới để bắt đầu.

Chiến lược short là gì?

Chiến lược short hay chiến lược bán khống về bản chất là đầu cơ ngắn hạn và trung hạn. Lợi nhuận tối đa mà người bán khống chứng khoán có thể thu về tương đương với giá của tài sản tại thời điểm mở cửa giao dịch.

Để đạt được lợi nhuận này, trader phải tuân theo một chiến lược bán khống rõ ràng. Dưới đây, Admirals sẽ chia sẻ chiến lược bán khống DAX30 CFD, cũng như cách sử dụng phân tích kỹ thuật để bán khống cổ phiếu và các công cụ giao dịch khác thành công.

Chiến lược short selling trên DAX30 CFD

Một chiến lược short selling DAX30 CFD cơ bản bắt đầu bằng cách tuân theo lịch kinh tế và chỉ báo tâm lý thị trường ZEW.

Chỉ số Đức về cơ bản tương tác khá tốt với chỉ số ZEW. Nếu giá trị của ZEW thấp hơn giá trị dự kiến của các nhà phân tích thị trường, trader có thể dự đoán giá chỉ số DAX30 giảm và bắt đầu bán khống chứng khoán.

Lệnh Shorts với phân tích kỹ thuật

Một trong những chiến lược bán khống phổ biến nhất được dùng trong phân tích kỹ thuật là mở giao dịch sau khi đường xu hướng tăng bị phá vỡ.

Chiến lược bán khống thứ hai là xác định biểu đồ đảo chiều (flip) đang có xu hướng giảm như mô hình vai – đầu vai (shoulder -head shoulder), một cạnh xiên lên hoặc mô hình giá hai đỉnh. Để tăng cơ hội chiến thắng, trader có thể kết hợp phá vỡ tăng giá với biểu đồ đảo chiều.

Chiến lược bán khống thứ ba là sử dụng chênh lệch giá với đường trung bình động. Ví dụ: Trader sử dụng các đường trung bình động 50 và 200 ngày (MM50 và MM200).

  • Nếu MM200 > MM50, xu hướng giảm, MM200 đóng vai trò đường kháng cự. Dựa trên MM200, trader có thể dự báo các công cụ tài chính sẽ còn giảm sâu hơn.
  • Nếu MM50 > MM200, xu hướng tăng, MM200 đóng vai trò đường hỗ trợ. Một vị thế bán khi phá vỡ giảm giá MM50 sẽ là cơ hội để nhắm mục tiêu vào MM200 mà không cần cân nhắc xu hướng tăng.

Nguồn: Admirals MT5 Supreme Edition – #USDJPY, biểu đồ hàng giờ. Phạm vi dữ liệu: Ngày 17 tháng 12 năm 2019 đến ngày 24 tháng 1 năm 2020.

Quản trị rủi ro trong short selling

Short stock (Bán khống chứng khoán) tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng trader có thể quản trị rủi ro bằng 3 cách đơn giản sau:

  1. Đặt lệnh Dừng lỗ (stop loss) trên lệnh bán
  2. Sử dụng các công cụ bảo vệ biến động
  3. Chọn một sàn giao dịch có chính sách bảo vệ số dư âm

Sử dụng lệnh dừng lỗ là cách dễ nhất để quản trị rủi ro trong bán khống. Nó cho phép trader xác định trước mức rủi ro tối đa mà trader có thể chấp nhận được ở vị thế bán. Lệnh dừng lỗ là một công cụ hữu ích nên được dùng thường xuyên, có khả năng bảo vệ trader khỏi rủi ro trượt giá và khoảng trống giá trên thị trường chứng khoán.

Trader có thể xem cách thiết lập dừng lỗ và chốt lời trong MetaTrader 5 ở video dưới đây: