Sông là gì hồ là gì? – Khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được. Hãy cùng maytaoamcongnghiep.com cùng thu thập và tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và đặc điểm của chúng nhé!
Sông là gì địa lý 6?
Theo địa lý Sông là gì lớp 6 thì: Sông là dòng nước chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa và hầu hết các sông đều đổ ra biển. Nơi tiếp giáp giữa sông và biển là cửa sông, trong 1 vài trường hợp sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến 1 vùng có nước (vực nước) khác.
Sông là 1 phần quan trọng trong quá trình tuần hoàn của hệ thống nước. Nó không chỉ có vai trò là bồn thu nước, mà nó còn là trung gian chuyển nước ra bên ngoài đại dương.
Ví dụ một vài con sông nổi tiếng: sông Seine Pháp, sông Nile Ai Cập,… hay các con sông Việt Nam nổi tiếng như sông Hồng, Cửu Long, Thu Bồn,…
Sông được hình thành do đâu?
Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc nhất định, và sông cũng như vậy. Các dòng sông trên Trái Đất được hình thành do hoạt động xâm thực của dòng nước. Trong quá trình chảy, dòng nước sẽ bào mòn 1 phần của địa hình và bắt đầu sự hình thành của dòng sông.
Sự hình thành của dòng sông sẽ xảy ra trong 1 thời gian dài qua nhiều năm và tốc độ hình thành sẽ phụ thuộc vào địa chất nơi dòng chảy đi qua. Dòng nước sẽ mang theo những vật xói trên thượng lưu cùng các vật liệu bị xói dọc đường tạo thành bùn cát (phù sa).
Sự phân bố bùn cát trên sông vô cùng phức tạp, nó phụ thuộc vào địa hình, bán kính công và vận tốc của dòng chảy. Ở nơi nào có mặt cắt co hẹp thì chỗ đó sẽ có vận tốc tăng và tình trạng xói mòn sẽ nhanh hơn, còn nơi nào mặt cắt dòng sông mở rộng thì khi xói mòn mặt cắt lòng sông sẽ mở rộng và làm giảm vận tốc. Quá trình trên sẽ diễn ra cho đến khi lòng sông đạt mức cân bằng.
Giữa dòng chảy và lòng sông luôn có sự tương tác lẫn nhau và nó được biến đổi liên tục, ít khi đạt được sự cân bằng do điều kiện thủy văn không tuân theo bất kỳ quy luật nào.
Bùn cát trong sông đặc biệt phong phú vào mùa nước lũ. Do vậy, đa số các nguồn cát trong sông được tạo thành do các trận mưa rào lớn trên lưu vực. Nếu đất đai trên lưu vực có ít cây bao phủ thì tốc độ xâm thực sẽ càng nhanh và tạo thành dòng bùn cát.
Sau khi lũ hạ, bùn cát có thể tích tụ lại thành từng vùng và được gọi là ghềnh cạn (cồn cát, bãi cạn). Do sự hình thành của các ghềnh cạn này mà các tuyến chạy tàu có thể bị đổi hướng. Và nguồn gốc của bùn cát cũng ảnh hưởng rất lớn đến đặc trưng của dòng sông và tạo ra nhiều loại sông khác nhau.
Phân loại sông
Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau mà sông được chia thành các loại sau đây:
Phân loại theo bậc sông
Ở mức độ chi tiết thì sông được phân loại dựa theo Horton – Strahler. Những sông ở thượng nguồn sẽ được đánh số 1. Hai sông cấp 1 hợp nhất sẽ tạo thành sông cấp 2, và 2 sông cấp 2 sẽ hợp thành sông cấp 3. Nghĩa là 2 sông phải cùng 1 cấp để hợp thành sông lớn hơn 1 bậc. Cứ như vậy chúng ta sẽ đánh số cho đến tận cửa sông.
Phân loại sông theo địa hình
Dựa theo địa hình thì chúng ta có thể phân dòng sông thành các loại sau đây:
- Sông trẻ: Là loại sông có độ dốc lớn, nước chảy xiết và ít phụ lưu. Các lòng dẫn của sông xâm nhập sâu và chúng phát triển nhanh hơn theo chiều ngang về sự xói mòn.
- Sông trưởng thành: Là loại sông có độ dốc nhỏ hơn sông trẻ, và chúng cũng chảy chậm hơn. Sông trưởng thành có nhiều phụ lưu đổ về, và nó cũng có lưu lượng nước lớn hơn sông trẻ. Tình trạng xâm nhập ngang lớn hơn xâm nhập sâu như sông Danube, sông Thames,…..
- Sông già: Là loại sông có độ dốc thấp và có năng lượng xói mòn nhỏ. Các sông cũ được đăng trưng bởi những bãi bồi như sông Hoàng Hà, sông Hằng, sông Nile, sông An,…
- Sông tái sinh: Là loại sông có độ dốc do lực kiến tạo của những tầng địa chất khác nhau.
Vai trò và giá trị kinh tế của dòng sông là gì?
Hệ thống sông ngòi không chỉ tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái, mà nó còn cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Chẳng hạn như:
- Sông chính là cầu nối giữa nhiều vùng miền, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy
- Cung cấp nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
- Cung cấp nguồn nước để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Điều hòa nhiệt độ khí quyển cũng như điều hòa lượng mưa
- Nơi sinh sống của các loại động vật, thực vật giúp hệ sinh thái đa dạng hơn
- Tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng, phát triển du lịch sinh thái.
Tìm hiểu đặc điểm và mạng lưới sông ngòi Việt Nam
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- Mật độ sông
Sông ngòi Việt Nam vô cùng dày đặc với mật độ sông là 0.6km/km2 và phần lớn đều là những con sông nhỏ, do nước ta có lãnh thổ hẹp ngang. Chỉ tính những con sông dài trên 10km thì cả nước ta có khoảng 2360 con sông như sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Đồng Nai,… Khi đi dọc bờ biển, cứ 20km thì lại gặp 1 cửa sông.
Nguyên nhân hình thành nên mạng lưới sông ngòi Việt Nam như vậy là do nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi, nên rất dễ bị cắt xẻ mạnh, độ dốc cao
- Lưu lượng nước
Sông ngòi nước ta có lượng nước cực lớn với tổng lượng nước của tất cả sông ngòi chảy trên lãnh thổ là 839 tỷ m3/năm. Trong đó, 60% lượng nước được cung cấp từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long,….
Sông ngòi giàu phù sa với tổng lượng phù sa hàng năm trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, hệ thống sông hồng chiếm khoảng 60% và sông Mê Kông khoảng 35%.
Nguyên nhân sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, mặt khác lại có lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ Việt. Sông giàu phù sa là do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh và bào mòn mạnh mẽ của địa hình.
Thủy chế theo mùa của sông
Chế độ dòng chảy sông ngòi Việt Nam dựa trên sự phân mùa của lượng mưa. Mùa lũ sẽ trùng với mùa mưa, còn mùa cạn trùng với mùa khô. Mực nước trên sông giữa 2 mùa chênh lệch với nhau rất lớn, trong mùa lũ mực nước chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước. Còn mùa cạn ít nước chỉ chiếm 20 – 30%, đặc biệt là sông ngòi ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Chế độ mưa diễn biến bất thường, nên chế độ dòng chảy sông ngòi cũng vô cùng thất thường, có năm mùa lũ sớm, còn có năm lũ muộn gây ra hiện tượng gây ra hạn hán, lũ lụt. Điều này vô tình ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, đời sống của nhân dân. Do vậy, cần phải đầu tư và phát triển thủy lợi để chủ động tưới tiêu.
Nguyên nhân của chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ mưa theo mùa, nên thủy chế sông ngòi của nước ta cũng theo mùa. Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ của dòng chảy cũng thất thường theo.
Một số khái niệm khác liên quan đến sông
Bên cạnh khái niệm sông là gì thì các bạn cũng cần biết thêm một số khái niệm khác liên quan đến sông ngòi như:
Hệ thống sông là gì?
Hệ thống sông là mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành để cung cấp nước cho con sông chính. Hệ thống sông bao gồm các: phụ lưu(cung cấp nước cho con sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính để đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
Lạch sông là gì?
Lạch sông là những con sông/ suối nhỏ hoặc nó cũng có thể là một kênh hẹp giữa các đảo. Mặt khác, lạch sông còn được mô tả là 1 nhánh sông cạn, một trong những khác biệt chính giữa lạch và sông chính là kích thước của chúng. Bởi thực tế, 1 con sông sẽ có kích thước lớn hơn 1 con lạch.
Lưu ý, khái niệm lạch sông này ở mỗi quốc gia lại có ý nghĩa khác nhau. ở New Zealand, Bắc Mỹ và Úc thì một dòng suối nhỏ hoặc trung bình đã được gọi là lạch sông. Còn ở Ấn Độ hay Anh thì lạch sông là lối vào hẹp ra biển.
Lưu lượng sông là gì?
Lưu lượng sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong 1 đơn vị thời gian (đơn vị tính thường là m3/s). Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm làm thành chế độ dòng chảy hoặc thủy chế của nó. Trong đó, thủy chế của dong được hiểu là chế độ chảy của mỗi con sông.
Lưu vực sông là gì lớp 6?
Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó, nước mặt và nước dưới đất được chảy tự nhiên vào sông và sẽ thoát ra 1 cửa chung hoặc thoát ra ngoài biển. Lưu vực sông sẽ bao gồm cả lưu vực sông nội tỉnh và lưu vực sông liên tỉnh. Trong đó:
- Lưu vực sông liên tỉnh: là lưu vực của các dòng sông nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh và thành phố trực thuộc TW trở lên.
- Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực của các con sông nằm trên địa bàn của 1 tỉnh và thành phố trực thuộc TW.
Phụ lưu sông là gì?
Phụ lưu sông là 1 dòng sông đổ nước vào dòng sông chính hoặc hồ nước. Vùng đổ nước này sẽ được gọi là cửa sông và cũng là nơi kết thúc của phụ lưu đó, còn điểm chung với sông chính là điểm hợp lưu.
Để phân biệt đâu là phụ lưu và đâu là sông chính thì không có quy tắc cụ thể nào. Bởi nó phải kế thừa từ việc người dân từ xa xưa đã đặt tên các đoạn sông theo ý riêng của họ. Nhưng nói chung, sông hẹp hơn ngắn hơn, lưu lượng nhỏ hơn sẽ được coi là phụ lưu. Tuy nhiên, cũng có lúc sông dài hơn và lưu lượng lớn lại vẫn bị coi là phụ lưu. Ví dụ như sông Missouri dài hơn và lưu lượng lớn hơn sông Mississippi, nhưng sông Missouri lại bị coi là phụ lưu sông Mississippi.
Theo địa lý, việc gọi đâu là sông chính và đâu là phụ lưu sẽ do sông nào có cửa sông đổ ra biển hoặc dòng sông lớn hơn khác sẽ được coi là sông chính. Và từ đó truy ngược theo tên sông lên thượng nguồn. Còn những sông khác có cửa sông đổ vào sông này sẽ được gọi là phụ lưu cấp 1, còn sông đổ vào phụ lưu cấp 1 sẽ gọi là phụ lưu cấp 2,…
Cồn sông là gì?
Cồn sông là khu vực trầm tích cao (như sỏi/ cát) đã được lắng đọng bởi dòng chảy. Vị trí của cồn sông được xác định bởi hình dạng của dòng sông và dòng chảy của nó. Các cồn phản ánh điều kiện cung cấp trầm tích và chỉ ra được nơi nào có tốc độ cung cấp trầm tích lớn hơn khả năng vận chuyển.
Các loại cồn bao gồm giữa kênh được gọi là cồn phân dòng, và phổ biến là sông phân dòng, điểm cồn phổ biến ở sông uốn khúc, và cuối cùng là cồn miệng phổ biến ở vùng đồng bằng sông.
Kè sông là gì?
Kè sông là dạng công trình được thiết kế, xây dựng để bảo vệ bờ sông trước tác động của xói mòn, sạt lở gây ra bởi dòng chảy và sóng. Thông thường kè sông sẽ được thiết kế ở trên mái đê.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về khái niệm sông là gì? Sông được hình thành do đâu, cũng như những đặc điểm của hệ thống sông ngòi Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và cùng đón đọc những bài viết hữu ích của maytaoamcongnghiep.com trong kỳ sau nhé!