Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn. Vậy xét nghiệm bệnh lậu có quan trọng không?
11/04/2019 | Xét nghiệm tại nhà hết gánh lo bệnh tật và lợi ích không ngờ15/03/2019 | Điện di huyết sắc tố xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán Thalassemia21/11/2018 | Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh có triệu chứng thường thấy ở nam giới hơn là nữ giới và có thể phối hợp với một số tác nhân khác, thường là Chlamydia trachomatis. Dưới đây là những chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng bạn đọc về bệnh lậu.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Hình ảnh song cầu khuẩn lậu dưới kính hiển vi
– Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm: + Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp. + Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân. + Dài khoảng 1m, rộng 0,8m, khoảng cách giữa 2 cầu khuẩn=1/5 chiều rộng. + Nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin + Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
2. Cách lây truyền bệnh
– Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh. Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn, bạn nên đi xét nghiệm bệnh lậu hoặc thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện mình có bị lây truyền bệnh hay không.
– Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu tắm, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
– Mẹ mắc lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh do đó, khi mắc bệnh lậu, để tránh lây truyền cho con mình, bạn nên thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh.
3. Biểu hiện bệnh
3.1. Nam giới
3.1.1. Lậu cấp
– Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3 – 5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Người bị bệnh thường có các biểu hiện như:
+ Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
+ Nhiều mủ, đái ra mủ.
+ Đái buốt, đái rắt.
3.1.2. Lậu mạn
– Thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
– Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết hơn, tuy nhiên có thể thấy các triệu chứng: + Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”); + Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo sau; + Có thể có các biến chứng như áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh,…
3.2. Nữ giới
3.2.1. Lậu cấp
Biển hiện của bệnh lậu
Thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn nam, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
– Mủ ở âm hộ;
– Lỗ niệu đạo viêm đỏ;
– Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ;
– Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhầy.
Nếu như thấy những biểu hiện, triệu chứng bất thường này ở bộ phận sinh dục, bạn nên đi thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu và điều trị bệnh ngay.
3.2.2. Lậu mạn
Triệu chứng bệnh nghèo nàn, chủ yếu là “khí hư” giống bất cứ viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
3.3. Lậu ở một số vị trí khác
– Lậu ở họng, hầu: do quan hệ sinh dục – miệng. + Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng. + Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
– Lậu hậu môn – trực tràng + Ở nam: do quan hệ sinh dục hậu môn. + Ở nữ: do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn. + Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhầy hoặc không có gì.
– Lậu mắt: + Lậu mắt ở trẻ sơ sinh: bệnh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị 1 hoặc cả hai mắt. Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và loét. + Lậu mắt ở người lớn: có thể do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch). Người bệnh thường có biểu hiện viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
– Viêm âm hộ: + Có thể gặp ở trẻ gái bị cưỡng dâm, bé gái bò lê la dưới đất, hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. + Biểu hiện âm hộ viêm đỏ, có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
4. Biến chứng bệnh lậu
4.1. Ở nam giới
– Xơ hóa và hẹp niệu đạo: Biểu hiện bằng tiểu khó, tiểu rắt. Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (như chiếc đũa), niệu đạo hẹp nhỏ.
– Áp xe tuyến Littre: Dương vật sưng nề biến dạng.
– Viêm tiền liệt tuyến: Bệnh nhân thường có sốt cao, mệt mỏi, tiểu rắt. Khám tuyến tiền liệt sưng to và đau.
– Viêm túi tinh: thường kín đáo, có thể thấy: xuất tinh đau buốt, tinh dịch lẫn máu.
– Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn: thường bị một bên. + Mào tinh hoàn to, không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn; + Tinh hoàn to và đau; + Sốt; + Vô sinh.
4.2. Ở nữ giới
– Áp xe tuyến Skene, tuyến Bartholin: các tuyến viêm sưng đau tạo thành tuyến mủ vỡ ra ngoài hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng.
– Viêm cổ tử cung lộ tuyến.
– Viêm niêm mạc tử cung: Bệnh nhân có sốt, đau bụng dưới. Khám thấy cổ tử cung to, đau, ra máu bất thường ở âm đạo.
– Viêm phần phụ, áp xe phần phụ hai bên: Sốt 38-39 độ C, đau hai hố chậu, tiến triển mãn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng dẫn tới vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
4.3. Biến chứng hay gặp ở nam, nữ giới
– Viêm kết mạc – giác mạc;
– Vô sinh;
– Viêm tiết niệu ngược dòng, bàng quang, viêm bàng quang, thận và bể thận;
– Nhiễm lậu lan tỏa: Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc, viêm gan, viêm khớp.
5. Xét nghiệm bệnh lậu và chẩn đoán bệnh
Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
– Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
– Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ.
– Xét nghiệm bệnh lậu:
+ Nhuộm Gram thấy song cầu Gram “âm” trong bạch cầu đa nhân trung tính.
+ PCR lậu dương tính.
+ Nuôi cấy, làm kháng sinh đồ
+ Ngoài chẩn đoán bằng xét nghiệm bệnh lậu, nên làm thêm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HPV định tính, định type,…
6. Nguyên tắc điều trị ngoài xét nghiệm bệnh lậu
Thông qua thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu. Nếu phát hiện kết quả dương tính bạn nên:
– Điều trị sớm;
– Điều trị đúng phác đồ;
– Đưa bạn tình đi xét nghiệm bệnh lậu, nếu phát hiện dương tính nên điều trị cả bạn tình.
– Tuân thủ chế độ điều trị: Không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
– Điều trị đồng thời Chlamydia.
7. Nên xét nghiệm bệnh lậu ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín, tin cậy của hàng triệu người dân trên khắp cả nước xét nghiệm bệnh lậu an toàn, hiệu quả. Bạn có thể đến tại viện hoặc gọi tổng đài 1900 56 56 56 là nhân viên y tế tới tận nơi làm xét nghiệm.
Trên 23 năm phát triển, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC mang đến bạn sự an tâm, tin vậy với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, thời gian trả nhanh, đáp ứng được đầy đủ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu giúp bạn có cơ sở chính xác đánh giá tình trạng sức khỏe.
Để trải nghiệm dịch vụ, bạn chỉ cần gọi số hotline Bệnh viện: 1900 56 56 56 là có nhân viên y tế đến tận nơi lấy mẫu và kết quả, giá dịch vụ thu đúng giá niêm yết tại bệnh viện, hoặc tra cứu kết quả online, sau khi có bác sĩ tư vấn kết quả,…
Phục vụ nhu cầu khám và điều trị các bệnh da liễu nói chung, Chuyên Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang phục vụ hàng ngày các dịch vụ:
– Các bệnh da nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng): thuỷ đậu, Zona, Herpes, chốc, nấm (nấm da, nấm móng, nấm kẽ…), chàm vi khuẩn, hội chứng bong vảy da do tụ cầu, ghẻ, chứng cá,…
– Các bệnh da Cơ địa – Miễn dịch – Dị ứng: Viêm da cơ địa, mày đay, viêm da tiếp xúc, vảy nến,…
– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu,…
Với thế mạnh của đội ngũ tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm và việc đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán như soi tươi lậu, lậu PCR, TPHA, TPHA định lượng,… MEDLATEC mong muốn mang đến khách hàng sự hài lòng về chất lượng chẩn đoán và điều trị chính xác, cùng tinh thần phục vụ tận tâm, chu đáo.
Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: số 99 Trích Sài (đường ven hồ), Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56 Website: medlatec.vn * Email: info@medlatec.com