UPAS L/C là gì? Phân biệt giữa Deferred L/C và UPAS L/C?

Lc upas là gì

Upas L/C hay Deferred L/C là những cụm từ quá quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi đây chính là những phương thức thanh toán bằng tín dụng phổ biến được sử dụng trong thị trường hiện nay. Vậy, UPAS L/C là gì? Phân biệt giữa Deferred L/C và UPAS L/C? Mời mọi người cùng theo dõi nội dung bên dưới.

1. Upas L/C là gì?

Upas L/C là một loại thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay được sử dụng rộng ở lĩnh vực xuất nhập khẩu. Được sử dụng rộng rãi trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với loại thư tín này người thụ hưởng có nghĩa là bên xuất khẩu có thể được thanh toán tiền ngày bằng việc ứng vốn từ ngân hàng. Và cũng ngược lại thì bên nhập khẩu phải chi trả lãi suất phát sinh từ việc thanh toán sớm.

Đặc điểm của Upas:

  • Về thời hạn: Tùy thuộc vào các ngân hàng mà sẽ có thời gian quy định khác nhau, tuy nhiên thông thường thời hạn áp dụng tối đa là 12 tháng.
  • Loại tiền áp dụng: Tất cả các giao dịch là các loại tiền do phía ngân hàng phát hành L/C thỏa thuận với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc với ngân hàng đại lý.
  • Khoản vay: Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà sẽ có khoản vay áp dụng với từng đối tượng khách hàng và giá trị của hợp đồng mà khác nhau.
  • Ngôn ngữ L/C: Với nhu cầu kinh doanh phát triển, hội nhập thì ngôn ngữ được áp dụng rộng rãi hơn có thể là tiếng anh hoặc tiếng việt có dấu hay không dấu.
  • Về phí: Tùy thuộc vào từng thỏa thuận của 2 bên.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu mới nhất năm 2022

2. Deferred L/C là gì?

Deferred L/C là phương thức thanh toán mà tại đây người trả tiền sẽ thực hiện nhiều lần cho người bán. Việc thanh toán sẽ không được thực hiện ngay tại thời điểm giao hàng mà được thực hiện sau một khoản thời gian nhất định từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình chứng từ. Theo đó, bên xuất khẩu giao hàng và xuất trình chứng từ theo quy định thì lúc này ngân hàng mở kiểm tra tính hợp lệ sẽ tiến hành 1 cam kết quả tiền hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Và việc trả này có thể thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được Ngân hàng mở xác định là hợp lệ, Ngân hàng mở sẽ phát hành một cam kết liên quan đến việc trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thông thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn có hiệu lực của L/C. Và việc sử dụng phương thức thanh toán này sẽ giúp người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn, chính vì vậy sẽ có thời gian cho nguời nhập khẩu có thời gian để bán hàng, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để kiếm lợi nhuận và từ đó hoàn thành nghĩa vụ nợ cho bên bán. Nếu thời hạn thanh toán càng ngắn sẽ mang lại cho người bán nhiều lợi ích bởi với thời hạn thanh toán càng ngắn hạn càng tối , giúp người bán thường giảm thiểu được rủi ro của mình khi dùng L/C này. Khi sử dụng phương thức này ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ của mình tức là chiếu khấu bộ chứng từ hoặc nghiệp vụ xác nhận để kiểm tra việc nợ của bên mua hàng. Người bán thường ký phát hối phiếu trả sau trong trường hợp này và ngân hàng mở phải ký chấp nhận hối phiếu,sau đó đáo hạn trên hối phiếu thì ngân hàng mở mới trả tiền.

Usance Payable At Sight LC (Upas L/C ) được dịch sang tiếng anh như sau: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm hay còn gọi là thư tín dụng trả chậm nhưng có thể thanh toán ngay.

Xem thêm: Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu

3. Phân biệt giữa Deferred L/C và Upas L/C:

Deferred L/C và Upas L/C hầu như là một, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ chúng ta sẽ nhận ra Deferred L/C thực chất là phương thức trả tiền nhiều lần cho người bán. Hoặc cụ thể hơn là việc thanh toán sẽ diễn ra từng phần và chậm hơn. Và để bạn đọc hiểu hơn về hai loại hình thanh toán này tác giả xin đưa ra một số thông tin mọi người có thể tham khảo như sau:

Thứ nhất, bản chất:

  • Đối với Upas LC: Sau khi nhà xuất khẩu xuất trình đúng và đủ giấy tờ sẽ được ngân hàng mở L/C chuyển tiền ngay lập tức để thanh toán giá trị đơn hàng cho bên bán theo đúng yêu cầu hợp đồng các bên đã ký kết.
  • Còn đối với Deferred LC: Thì khác với Upas LC là ngay sau khi nhà xuất khẩu thực hiện xuất trình các chứng từ, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho nhà xuất nhập khẩu sau một khoảng thời gian mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Và lúc này nhà xuất khẩu không có quyền yêu cầu thực hiện thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng.

Thứ hai, về thời gian hoàn vốn cho bên bán

  • Đối với Upas LC sẽ giúp cho người mua hàng thanh toán nhanh giá trị hàng hóa cho bên mua nhanh chóng, an toàn với chi phí hợp lý, được đảm bảo với một bên trung gian thứ ba đó chính là ngân hàng;
  • Đối với Deffered LC thì ngược lại, người mua hàng sẽ thanh toán giá trị đơn hàng cho bên bán sau một khoản thời gian do các bên tự thỏa thuận với nhau. Do đó thời gian hoàn vốn của bên bán sẽ lâu hơn.

Thứ ba, rủi ro

  • Upas LC sẽ tránh được một số rủi ro nếu hàng hóa không đúng cam kết, không đúng số lượng, chất lượng khi này người mua sẽ phải chịu mọi hao tổn, chi phí.
  • Deffered LC sẽ giảm thiểu được rủi ro của mình khi dùng phương thức này khi thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển hàng của bên bán.

Như vậy, nhìn chung giữa hai phương thức này đều là phương thức thanh toán hợp đồng thông qua phát hành L/C có mức độ an toán và uy tín hơn so với những phương thức khác trên thị trường.

Xem thêm: Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì? Điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi hàng hóa xuất nhập khẩu?

4. Quy trình thực hiện Upas L/C:

Bất kỳ một ngân hàng nào khi phát hành Upas L/C thì đều phải mở yêu cầu người bán sẽ ký phát hối phiếu trả sau (90/180 ngày) đòi tiền ngân hàng. Và quy trình sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Bên mua và bán cần thỏa thuận phương thức thanh toán Upas LC khi có nhu cầu sử dụng đối với hợp đồng kinh doanh của mình sao cho phù hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thỏa thuận bên bán cần nêu rõ thời gian nhận tiền ngay dù L/C trả chậm bao nhiêu ngày, mức lãi suất áp dụng là bao nhiêu, phương thức thanh toán cụ thể, địa điểm thanh toán nếu có và các điều khoản khác có liên quan đến hợp đồng. Điều này sẽ giảm rủi ro tranh chấp sau này.

Bước 2: Bên mua hay còn gọi là nhà nhập khẩu khi có nhu cầu mua hàng hóa nợ với bên cung cấp liên hệ với ngân hàng để thực hiện mở L/C và yêu cầu tài trợ với thời gian là 180 tương đương với 6 tháng kể từ ngày giao hàng hóa hoặc thực hiện hợp đồng hoặc ngày ngân hàng nhận giấy tờ. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào tài chính, khả năng kinh doanh, khả năng huy động vốn của nhà nhập khẩu.

Bước 3: Ngân hàng phatsUPAS L/C yêu cầu người nhập khẩu ký hối phiếu tương ứng trả sau khoản thời gian do các bên thỏa thuận nhưng không quá 180 ngày kể từ xác nhận vận đơn đường biển hoặc ngày giao nhận hàng.

Bước 4: Sau khi thực hiện các bước này, ngân hàng mở sẽ liên hệ với chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài để chỉ định làm ngân hàng hoàn trả. Khi này ngân hàng sẽ mở Upas LC sẽ gửi cho ngân hàng hoàn trả một giấy ủy quyền hoàn trả có điều kiện theo đúng như những gì hai bên đã thỏa thuận với nhau trước đó.

Bước 5: Bên bán hay còn gọi là nhà xuất khẩu sẽ giao hành và xuất trình toàn bộ những chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa giá tiền cho ngân hàng thông báo đến bên mua hàng. Nếu các chứng từ này phù hợp với ngân hàng sẽ thông báo gửi lệnh yêu cầu đến với ngân hàng hoàn trả để lập thư đòi tiền.

Bước 6: Người tiếp nhận thư là ngân hàng mở và họ sẽ kiểm tra những giấy tờ do bên bán gửi đến rồi chuyển tiền cho ngân hàng thông báo để ngân hàng này thực hiện công việc của mình cụ thể là trả tiền cho người bán.

Lưu ý:

  • Đối với những giao dịch thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho Ngân hàng thông báo;
  • Nếu chứng từ phù hợp, Ngân hàng thông báo thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau: Hối phiếu cùng với thư đòi tiền gửi cho Hà Nội hoàn trả. Đối với các chứng từ gốc của lô hàng thì gửi cho Ngân hàng mở.
  • Một điều quan trọng mà các bên cần lưu ý đó chính là nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng mở đối với ngân hàng hoàn trả đó chính là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu đối với ngân hàng mở. Ngân hàng mở có nghĩa vụ phải thanh toán cho ngân hàng hoàn trả ngay cả khi không được người nhập khẩu thanh toán.

Xem thêm: Xuất hóa đơn xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài

5. Upas L/C được phát hành trong trường hợp nào?

Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C cho thấy Upas L/C được phát hành khi nhà nhập khẩu tức là người mở phương thức LC muốn nhập hành trả ngay nhưng lại muốn ngân hàng mở tài trợ, trong khi ngân hàng mở vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán bằng cách thông thường là một chi nhánh địa chỉ của ngân hàng thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của ngân hàng mở. Và tất nhiên giữa hai ngân hàng mở và ngân hàng được chỉ định có một thỏa thuận riêng mà người nhập khẩu không nhất thiết phải là một bên tham gia vào giao dịch đó.

Người được hưởng lợi từ giao dịch loại này chính là người nhập khẩu có thể hưởng lợi đôi đường là được tài trợ 90-180 ngày. Tùy theo nhu cầu của từng bên mà người nhập khẩu hàng hóa có thể được nhập với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trẻ sẽ ít hơn. Do đó, đối với người bán thì đây là cơ hội tốt nhất để có thể thỏa thuận để bán hàng lấy tiền ngay thay vì bán chịu cho người nhập khẩu và ngồi chờ số tiền đáo hạn. Đồng thời có thể bán với gia hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên. Ngoài người nhập khẩu được lợi thì bản thân mỗi ngân hàng mở có thể được hưởng một số lợi ích như được tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn, trong sổ sách kế toán của ngân hàng mở giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được ngân hàng thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của ngân hàng mở và có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của ngân hàng và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình. Và lúc này ngân hàng cũng được hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khẩu hối phiếu trả chậm của bên mua hàng.