Dày vò hay giày vò? Từ nào đúng chính tả và có nghĩa như thế nào?

Dày vò là gì

Dày vò hay giày vò – đây là thắc mắc chung nhiều người đặt ra, gây không ít những tranh cãi. Nguyên nhân được lý giải là bởi trong mỗi ngữ cảnh, mỗi trường hợp lại có những cách dùng từ khác nhau? Đâu là từ có nghĩa? “D” hay “gi” mới là âm tiết đúng chính tả? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Phân tích yếu tố cấu thành từ

Cả hai từ dày vò và giày vò đều là từ ghép, được cấu thành từ hai từ đơn. Trong đó, “giày”, “dày” và “vò” đều có những nét nghĩa khác nhau. Để có thể trả lời cho thắc mắc nêu ra ở phần đầu bài viết, chúng ta cùng phân tích nghĩa của ba từ đơn:

Nghĩa từ “dày”

“Dày” thường sử dụng để ám chỉ một vật hình khối, mô tả khoảng cách giữa hai vật đối nhất. Theo đó, tính theo chiều có kích thước nhỏ nhất được gọi là độ dày của vật. Ví dụ điển hình có thể kể đến như tấm cửa bằng gỗ này có độ dày 5cm.

Trong trường hợp khác, dày được sử dụng để so sánh: Chiếc áo bông này dày và ấm hơn chiếc áo phao. Hoặc “dày” cũng được sử dụng trong văn học, để miêu tả mái tóc của người con gái, thường là tóc dài, đẹp, mang nghĩa miêu tả tích cực: Mái tóc của cô gái kia dày và đẹp quá.

Nghĩa từ “giày”

“Giày” đề cập đến một đồ dùng cá nhân, dùng cho con người. Chúng được làm bằng da, cao su hoặc vải, có đế để che kín bàn chân. Ví dụ có thể kể đến như: Bạn Lan có đôi giày vải thêu hoa đẹp quá.

Theo nghĩa khác, “giày” còn là hành động di đi di lại, giẫm đi giẫm lại cho nát một đồ vật nào đó. Nghĩa này còn được rút gọn bằng câu nói “làm nát ra bằng mọi cách”. Ví dụ cho nét nghĩa này có thể kể đến như: Lan đang cố gắng giày nát bức thư mà bạn ấy không muốn đọc.

Có thể bạn chưa biết: Dang tay hay giang tay mới đúng chính tả?

Nghĩa từ “vò”

So với hai từ trên, “vò” kém phổ biến và có nét nghĩa khó tả hơn. Chúng được dùng để miêu tả một loại xôi – một món ăn yêu thích của nhiều người: xôi vò. Đây là loại xôi có đỗ, hành phi, màu vàng bắt mắt, các hạt xôi không dính liền mà rời rạc. Ví dụ như: Bạn Minh rất thích ăn món xôi vò mẹ nấu.

Dày vò hay giày vò?

Vậy cuối cùng, dày vò hay giày vò mới là từ đúng chính tả và có nghĩa. Theo những phân tích về thành tố cấu tạo từ, có thể rút ra nhận định: “giày vò” – âm tiết “gi” là từ đúng chính tả

“Giày vò” cũng được định nghĩa trong các Từ điển tiếng Việt, Từ điển online. Dưới đây là một số cách giải nghĩa của từ theo từ điển được biên soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ:

  • Theo Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức: giày vò là hành động vò mạnh bằng hai tay, thường dùng khi giặt đồ. Đây là nghĩa đen của từ. Khi mở rộng nghĩa, từ này cũng có thể giải thích là hành động bóp mạnh bằng tay, ví dụ như “Cồn cào đau đớn, ruột gan giày vò”.
  • Trong khi đó, theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, từ này được khái quát một cách cụ thể, rõ nghĩa hơn. Dùng để mô tả một hành động, làm cho ai/cái gì đau đớn, day dứt. Ví dụ như: Lương tâm anh ấy bị giày vò vì đã không làm tròn bổn phận một người chồng tốt. Hay “Bệnh tật giày vò ông ấy cả về thể xác và tinh thần”. đã xác nhận: “Giày vò: vò mạnh với hai tay: giặt đồ phải giày vò nhiều mới sạch. Nghĩa rộng: Mần (?), bóp mạnh tay… Cồn cào đau đớn: Gan ruột giày vò”. Đây cũng là minh chứng cho thấy “giày” không chỉ là chà xát bằng chân. Từ “giày vò” về sau được khái quát lên trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Giày vò: Làm cho đau đớn một cách day dứt. Bệnh tật giày vò. Lương tâm giày vò”.

Có thể bạn chưa biết: Dư giả hay dư dả? Cách này đúng với những quy tắc về chính tả tiếng Việt

Tại sao lại có sự nhầm lẫn cơ bản này?

Để lý giải về sự nhầm lẫn cơ bản giữa hai từ này, một số chuyên gia đưa ra nhận định có 3 nguyên nhân chính.

Cách sử dụng từ không thống nhất

Thứ nhất là do cách sử dụng từ không thống nhất. Bạn đọc có thể thấy rất nhiều người sử dụng “giày vò” song một số khác lại sử dụng “dày vò”. Ví dụ điển hình là câu thơ trong tác phẩm “Bên kia sông Đuống” của tác giả Hoàng Cầm: “Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”. Chính sự mâu thuẫn này đã làm nổi lên tranh cãi giữa dày vò hay giày vò.

Sự nhầm lẫn giữa hai âm tiết “d” và “gi”

Nguyên nhân thứ hai được đề cập đến là do sự nhầm lẫn về âm tiết “d” và “gi”. Đây là cặp âm tiết rất dễ sai trong tiếng Việt bởi cách phát âm không khác biệt quá nhiều. Nhiều người ngại đọc nhấn nhá nên trong giao tiếp hằng ngày đã sử dụng chung “d” và “gi”. Điều này dẫn đến tình trạng sai chính tả ngay cả trong văn viết.

Sự nhầm lẫn cơ bản về nghĩa của từ

Nguyên nhân cuối cùng được cho là sự nhầm lẫn cơ bản về nghĩa của từ. Đây là nguyên nhân nghiêm trọng và cần nghiêm túc khắc phục. Đặc biệt với trẻ nhỏ, học sinh lớp 1, giáo viên và phụ huynh cần xem xét, giúp trẻ phân biệt rõ nghĩa để hạn chế tối đa tình trạng sai chính tả.

Trên đây là bài viết của chúng tôi với chủ đề “dày vò hay giày vò”. Hy vọng rằng những thông tin được ReviewAZ tổng hợp và cung cấp là một cẩm nang chính tả hoàn hảo đối với bạn đọc. Từ đó, giúp bạn sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tự tin hơn trong giao tiếp.

Có thể bạn chưa biết: Che dấu hay che giấu? Cách khắc phục lỗi chính tả d và gi