IFTTT là gì? Hướng dẫn sử dụng dịch vụ IFTTT trên Android và iOS

Ifttt là gì

IFTTT là gì?

IFTTT (được viết tắt từ tiếng Anh là If This Then That) là một dịch vụ web trung gian đứng giữa hai dịch vụ để thực hiện tác vụ khi có điều kiện xảy ra. Trong đó, If This (nếu việc này xảy ra) sẽ dẫn đến Then That (thì làm việc kia), đây được xem là nguyên lý hoạt động của câu lệnh. Tức khi có bất kỳ 1 sự thay đổi nào trên ứng dụng này, thì thông qua IFTTT ứng dụng kia cũng sẽ hoạt động và thay đổi tương tự.

Linden Tibbets, Giám đốc điều hành IFTTT đã lấy tên cho dịch vụ này từ một câu lệnh lập trình có điều kiện là “if this, then that”. Ý tưởng của Linden chính là cung cấp một nền tảng phần mềm kết nối các ứng dụng, thiết bị và dịch vụ từ các nhà phát triển khác nhau để kích hoạt một hoặc nhiều quá trình tự động hóa liên quan đến các ứng dụng, thiết bị và dịch vụ đó. Hiện tại, có 90 triệu kết nối Applet (công thức IFTTT Recipes) được kích hoạt, theo IFTTT.

Bạn chắc chắn đã nghe nói về thuật ngữ phần mềm dạng dịch vụ (SsaS). Đối với những người am hiểu sâu về CNTT (công nghệ thông tin), họ còn biết tới nhiều danh pháp khác như IaaS (cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ) và PaaS (nền tảng là một dịch vụ). Nhưng đây là một danh pháp “*saS” khác mà bạn có thể chưa từng nghe tới – EaaS (mọi thứ như một dịch vụ). Đó cũng chính là những gì mà IFTTT cung cấp.

Xem thêm: Zigbee là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của Zigbee trong Smarthome

Lịch sử hình thành của IFTTT

Tibbets và Jesse Tane đã đồng sáng lập IFTTT vào năm 2010 và chính thức ra mắt dịch vụ này vào năm 2011. Công ty có trụ sở tại San Francisco. Vào thời điểm đó, IFTTT đã huy động được 63 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư như Andreesen Horowitz. Sau đó, dự án này của công ty đã nhận thêm được 24 triệu USD từ IBM, Chamberlain Group và Fenox Venture Capital.

IFTTT có lịch sử phát triển tròn 10 năm​

Xem thêm: KNX là gì? Tìm hiểu ứng dụng của công nghệ KNX trong Smart Home

Cách IFTTT hoạt động trên các thiết bị

Quá trình tự động hóa được thực hiện thông qua các công thức IFTTT Recipes hay còn gọi là Applet. Bạn có thể bật hoặc tắt một Applet bằng cách sử dụng trang web của IFTTT hoặc các ứng dụng dành cho thiết bị di động. Bạn cũng có thể tạo các Applet của riêng mình hoặc cải tiến các Applet hiện có mà không gặp quá nhiều khó khăn. IFTTT đã đăng một video trên YouTube giải thích chi tiết hơn cách các Applet được tạo ra.

Applet (hay công thức IFTTT Recipes) chính là điều tạo nên sự kỳ diệu của IFTTT​

Thông thường, các nhà phát triển sẽ tạo ra các Applet riêng và cộng đồng sẽ phát triển nó ra các phiên bản khác nhau. Việc hỗ trợ cho Javascript giúp cho các đối tác của IFTTT tạo ra nhiều Applet mạnh mẽ hơn rất nhiều so với năm ngoái. Những chức năng này không thể thực hiện được với các công thức đơn giản nhưng có thể thực hiện được với các Applet.

“Đối với người dùng, việc tạo ra một Applet dễ dàng hơn trong khi các nhà phát triển lại lại cảm thấy chúng mạnh hơn nhiều”, Tibbets nói.

Xem thêm: Chromecast là gì? 5 điều bạn cần biết trước khi mua Chromecast

Cách sử dụng IFTTT trên thiết bị Android và iOS

IFTTT rất dễ sử dụng. Bạn chỉ tải xuống ứng dụng dành cho thiết bị di động (dành cho Android tại đây hoặc dành cho iOS của Apple tại đây) và tạo một tài khoản miễn phí để có thể thiết lập cũng như chạy các ứng dụng tự động trong vài phút.

Bạn có thể tạo Applet trên iPhone hoặc các thiết bị Android​

Có một loạt các ứng dụng tương thích có sẵn, vì vậy IFTTT cung cấp một cách hữu ích các đề xuất tự động hóa để người dùng mới trải nghiệm. Bạn có thể chọn các Applet cho các nền tảng khác nhau như iOS, Android, trợ lý giọng nói, dịch vụ tin tức, thời tiết hay nhà thông minh… Bạn cũng có thể tự tìm kiếm các Applet riêng lẻ hoặc duyệt theo danh mục như xe hơi, sức khỏe, thể dục…

Trong phần My Applets của ứng dụng di động, bạn có thể dễ dàng quản lý những Applet hiện đang được sử dụng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng tự tạo các Applet cá nhân bằng cách kết hợp các dịch vụ và thông số khác nhau.

Tham khảo: BLE là gì? Tìm hiểu cách hoạt động và những ứng dụng của BLE trong cuộc sống

IFTTT có liên quan gì đến IoT không?

Ý tưởng tạo ra IFTTT xuất phát từ niềm tin rằng: “Trong tương lai, mọi thứ sẽ là một dịch vụ”, Tibbets nói. “Bạn sẽ thấy mọi thương hiệu, mọi tổ chức, mọi đối tượng vật chất đều được kết nối với internet hoặc bị theo dõi bởi IoT”.

Ý tưởng mọi thứ như một dịch vụ đã tạo ra IFTTT​

Mục đích của IFTTT là kết nối các dịch vụ và hệ thống khác nhau đó. “Chúng tôi giúp tất cả các sản phẩm và dịch vụ hoạt động tốt cùng nhau để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn bộ mọi người”, Tibbets nhấn mạnh.

Xem thêm: IoT là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của IoT trong thực tiễn

IFTTT có lợi ích gì?

Chúng ta có thể tóm gọn lại một số lợi ích của IFTTT như sau:

  • IFTTT tự động hóa những thứ bạn thường làm lặp đi lặp lại mỗi ngày.
  • Số lượng Applet không ngừng tăng lên nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng của trang web và sự trỗi dậy của IoT.
  • Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng IFTTT để cá nhân hóa công nghệ trong cuộc sống của họ. Do đó, sức mạnh của dịch vụ này chính là cách nó mang lại siêu năng lực cho những người không phải là nhà phát triển hoặc kỹ sư CNTT.

Lợi ích của IFTTT không thể đong đếm được​ ở thời điểm hiện tại

Tham khảo: Smart Switch là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Samung Smart Switch