Để dịch thuật công chứng tiếng Nhật trong ngày, thì tài liệu cần phải đáp ứng các quy định về luật công chứng, cụ thể:
– Nếu bản gốc tiếng Việt: (Trường hợp dịch tiếng Việt sang tiếng Nhật), thì bản gốc phải có chữ ký và con dấu thật hay chữ ký và con dấu sống của cơ quan chức năng, không chấp nhận bản in màu, bản file mềm….bản gốc phải thật tức là có thể chạm bằng tay và cảm nhận chữ ký và con dấu thật bằng mắt. Ngoài ra, bản sao y có chứng thực của UBND cũng được chấp nhận. Thời hạn của bản sao y thường thì được chấp nhận bất kể thời gian chứng thực là bao lâu.
Ngoài ra, tài liệu không có dấu hiệu sửa đổi, tấy xóa hay thay đổi bất kỳ nội dung nào, trừ khi phần thay đổi này được xác nhận, chẳng hạn như hộ khẩu có phần đính chính ở phần sau cùng của sổ.
Tài liệu cần có số, quyển sổ, ngày cấp thì mới có thể dịch thuật công chứng tiếng Nhật được. Ngoài ra, biểu mẫu hồ sơ phải đúng quy định tại thời điểm công chứng, lỗi này ít khi xảy ra, nhưng vẫn xảy ra.
– Nếu là bản gốc tiếng Nhật: (Trường hợp dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt) chỉ cần chú ý, phải có con tem ở mặt sau, thường là mặt sau, trên tem chứng thực/hợp pháp hóa này, phải có dòng chữ tiếng Việt “HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ” thì đúng quy định cho dịch thuật công chứng tiếng Nhật. Nếu tài liệu chưa có dòng chữ tiếng Việt này thì có nghĩa là thiếu khâu chứng thực của cơ quan ngoại giao của Việt Nam. Cơ quan ngoại ngoai này có thể ở Việt Nam hoặc đặt tại cơ quan nước ngoài nơi Việt Nam có quan hệ ngoại giao. Để dễ nhận diện, hãy xem hình dưới đây, chú ý chữ ở khung đỏ.
Sau khi đã thỏa điều kiện về bản gốc / bản sao y của UBND, thì bước kế tiếp là cần phải gởi nhanh nhất tài liệu cần dịch cho PNVT.
Chú ý quan trọng: Nếu tài liệu bị phát hiện là giả mạo, có thể bị thu hồi và có thể bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Chính vì vậy, rất mong quý khách phải trung thực, tránh gởi bản làm giả.
Chú ý: phòng tư pháp chỉ chấp nhận dịch thuật công chứng tiếng Nhật khi bản gốc hay bản sao y chứng thực là thật 100%. Họ không chấp nhận bản photo, bản in màu, file mềm trên máy tính, điện thoại…
Thời gian gởi, số lượng và nội dung tài liệu để dịch thuật công chứng tiếng Nhật trong ngày
Như đề cập trên, việc giao tài liệu cần dịch cũng phải coi trọng, cụ thể:
– Thời gian gởi tài liệu cần dịch: trước 9h sáng cùng ngày để tài liệu đến tay biên dịch càng sớm sớm tốt và trường hợp cần dịch thuật công chứng tiếng Nhật trong ngày, thì gởi tài liệu cần dịch sớm hơn càng tốt để người dịch tiếng Nhật có thể bắt tay ngay vào dịch thuật. Việc gởi tài liệu cần dịch có thể bằng mail, zalo, skype… miễn nhân viên chúng tôi nhận được tài liệu để giao cho dịch giả tiếng hành dịch thuật.
– Thời gian gởi tài liệu gốc / bản sao chứng thực: trễ nhất là 2h chiều cùng ngày – Chúng tôi mong sự hợp tác của khách hàng để chuyển tài liệu gốc / hay bản sao y chứng thực gởi đến văn phòng dịch thuật chúng tôi càng sớm càng tốt, vì chúng tôi cần để photocopy, in ấn, kiểm tra nội dung (trường hợp bản chụp không rõ) trước in in ấn. Trường hợp, bạn ngại ra ngoài, chúng tôi sẽ sắp xếp người đến để nhận tài liệu và trả kết quả tại nhà.
Chú ý: nếu bạn đã có sẵn bản photocopy thì gởi luôn kèm bản gốc để chúng tôi tiết kiệm thời gian photo cho quá trình làm nhanh.
– Nội dung tài liệu phải là thông thường: tức nội dung không chứa nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc không có form mẫu phức tạp như kẻ bảng, kẻ sơ đồ…thì khó mà làm nhanh được.
– Số lượng tài liệu không quá 10 trang/ngày/khách: Vì bài viết này nói về dịch vụ dịch thuật công chứng tiếng Nhật trong ngày, nên giới hạn 10 trang/ngày, và chỉ nhận 5 khách đầu tiên, để số lượng tài liệu tối đa 50 trang/ngày. Trường hợp bạn không cần gấp hồ sơ thì số lượng “càng nhiều càng tốt”, chúng tôi xử lý được hết.
Giá trị pháp lý, thời hiệu của bản dịch và số lượng bản dịch là bao nhiêu?
Giá trị pháp lý: vì đây là bản dịch được công chứng của Phòng tư pháp, trực thuộc UBND vì vậy bản dịch có giá trị pháp lý cao nhất, và được chấp nhận bởi tất các các cơ quan ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài. Thứ tự về tính pháp lý được xếp hạng từ cao đến thấp theo cơ quan phát hành bản dịch: Phòng tư pháp = phòng công chứng số 1, 2, 3, 4,5,6 của nhà nước > Phòng công chứng tư > Công ty dịch thuật > Văn phòng luật sư .
Thời hiệu của bản dịch: Tuy chưa có quy định nào nói cụ thể về thời gian hiệu lực tối đa của bản dịch, theo quy ước thì thường có giá trị 6 tháng. Tuy nhiên về bản chất thì thời hiệu tùy theo tên gọi tài liệu. Chẳng hạn, CMND / nhận dạng thì bản dịch sẽ có giá trị theo thời gian hiệu lực của CMND; hoặc thời hiệu suốt đời như đối với bằng cấp, bảng điểm; hoặc có thời hiệu 3 tháng như lý lịch tư pháp ghi nhận thông tin/lịch sử phạm tội thì cơ quan tiếp nhận có thể chỉ có giá trị 3 tháng để hạn chế những vi phạm pháp luật của đương sự.
Số lượng bản dịch công chứng tiếng Nhật: thông thường chỉ cần 01 bản dịch công chứng mà thôi. Trừ trường hợp bạn cần lưu thì có thể làm thêm 2 bản/loại, tuy nhiên việc để lâu bản dịch thuật có công chứng đổi khi sẽ không dùng được nếu cơ quan thẩm quyền yêu cầu thời hiệu của bản dịch.
Dịch thuật công chứng tiếng Nhật ở đâu tại TPHCM?
Để dịch thuật công chứng tiếng Nhật TPHCM thì có 2 nơi có thể công chứng bản dịch:
Nơi thứ nhất: các phòng công chứng trực thuộc UBND quận, chú ý: theo quy định pháp luật, phòng tư pháp không được nhận tài liệu trực tiếp từ khách hàng vì tính khách quan của bản dịch. Phòng từ pháp chỉ công chứng bản dịch.
Nơi thứ hai: cũng ít nhận tài liệu từ khách hàng vì công tác quản lý biên dịch đi kèm trách nhiệm của bản dịch rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên họ cũng không thực hiện. Tuy nhiên, khách hàng không thích bản dịch công chứng tư mà thích bản dịch công chứng nhà nước hơn.
Như vậy, có 2 địa điểm chính để có thể công chứng bản dịch, xin nói rõ là họ chỉ công chứng bản dịch mà không dịch trực tiếp được, mà phải thông qua một công ty dịch thuật, chẳng hạn như Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt.
Vì sao phải dịch thuật công chứng tiếng Nhật?
Một bản dịch để được các cơ quan chức năng như đại sứ quán, lãnh sự quán chấp nhận thì ít nhất bản dịch đó phải được công chứng. Trong một số trường hợp đòi hỏi tính pháp lý cao hơn nữa, họ yêu cầu thêm hợp pháp hóa lãnh sự lên bản nguồn hay bản dịch. Như vậy phải thực hiện dịch thuật công chứng tiếng Pháp thì mới có thể nộp cho các lãnh sự quán/đại sứ quán được…
Đối với một số thủ tục khác như kết hôn, xác nhận thông tin không phạm tội, định cư…đòi hỏi thêm khâu hợp pháp hóa lãnh sự lên bản bản dịch và/hoặc bản nguồn. Ý nghĩa việc hợp pháp hóa lãnh sự để chắc chắn chữ ký, con dấu và chức danh của người ký lên bản bản/ bản nguồn là thật.
Văn phòng dịch thuật tiếng Nhật nào uy tín tại TPHCM?
Sở dĩ bất đắc dĩ, chúng tôi mới nhân cơ hội này, giới thiệu đến các bạn về dịch vụ dịch thuật công chứng tiếng Nhật của Phú Ngọc Việt, tuy không phải là nơi công chứng bản dịch vì việc công chứng thực hiện tại Phòng tư pháp (chúng tôi sẽ thực hiện việc công chứng bản dịch tại Phòng tư pháp– tức dịch vụ dịch thuật công chứng tiếng Pháp trọn gói), nhưng chúng tôi có đầy đủ nguồn nhân lực để làm công tác dịch thuật, cụ thể như sau:
- Người dịch tiếng Nhật có nhiều năm kinh nghiệm, làm việc nhiệt tình, có tâm với nghề…chính đều này tạo nên bản dịch tốt nhất có thể.
- Có đăng ký chữ ký và bằng cấp được chứng thực tại Phòng tư pháp, để xét về mặt hình thức là đúng với quy định pháp luật, còn về mặt năng lực ngoại ngữ cũng khá chuẩn.
Như vậy, bạn hoàn toàn an tâm về bản dịch thuật công chứng tiếng Nhật, đặc biệt là dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật trong ngày.
Ý nghĩa việc chứng nhận bản dịch của công ty dịch thuật, Phòng tư pháp?
Việc công ty và phòng tư chứng thực bản dịch (đối với nhà nước thì còn gọi là công chứng bản dịch) có nghĩa là:
– Chỉ chứng thực chữ ký của người dịch, tức là chữ ký của người dịch tiếng Nhật là thật.
– Không có ý nghĩa xác nhận nội dung bản dịch là đúng.
Nói là chứng thực chữ ký, tuy nhiên, người dịch tiếng Nhật cũng phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về việc làm cộng tác dịch thuật với Phòng tư pháp, và 9 ngôn ngữ công chứng của Phú Ngọc Việt được thực hiện bởi các biên dịch có đủ năng lực ngoại ngữ và năng lực chuyên môn. Và người chịu trách nhiệm chính bản dịch vẫn là Phú Ngọc Việt – người dịch tiếng Nhật, chứ phòng tư pháp không chịu trách nhiệm bản dịch tiếng Nhật, các bạn chú ý chỗ này.
Cách sử dụng dịch vụ dịch công chứng tiếng Nhật trong ngày?
Để có thể dịch công chứng tiếng Nhật trong ngày, bạn cần chú ý : i) giao tài liệu cần dịch trước 9h sáng cùng ngày (gởi bằng grab, zalo, email…) và ii) giao bản gốc (hoặc bản sao y có chứng thực của UBND phường/ quận) đến văn phòng dịch thuật trước 2h chiều cùng ngày. Ngoài ra, nội dung tài liệu không có nhiều thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật, form mẫu phức tạp…
Tuy nhiên, nếu tài liệu cần làm thêm khâu hợp pháp hóa lãnh sự, thì nên thực hiện chứng thực sao y bản chính ở cấp quận, không nên sao y ở cấp phường vì đôi khi chữ ký của phường không giới thiệu lên Sở ngoại vụ TPHCM.
Dịch vụ thông dịch viên tiếng Nhật?
Đến thời điểm này, lượng khách hàng yêu cầu thông dịch viên của PNVT thì không nhiều, tuy nhiên vẫn có khách yêu cầu cung cấp thông dịch viên (tức dịch nói) để thông dịch về giao dịch thương mại, hợp tác kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, thảo luận hợp đồng thương mại…
Hầu hết khách hàng yêu cầu thông dịch tiếng Nhật để thông dịch kết hôn, tranh chấp tài sản, ly hôn…
Các lĩnh vực dịch tiếng Nhật thường gặp?
Hơn 12 năm trong lĩnh vực dịch thuật tiếng Nhật, đã và đang dịch thuật các lĩnh vực dịch thuật sau:
- Dịch công chứng tiếng Nhật các hồ sơ cá nhân phục vụ công tác du lịch, du học, định cư…
- Dịch thuật công công tiếng Nhật các giấy tờ chứng nhận độc thân, đủ điều kiện kết hôn, các khai sinh…để phục vụ mục đích kết hôn.
- Dịch công chứng tiếng Nhật các tài liệu kỹ thuật, xây dựng, tài chính, kế toán….
- Dịch tiếng Nhật các hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép, xác nhận lượng, kinh nghiệm làm việc…mục đích xin visa du lịch, công tác…
- Dịch công chứng tiếng Nhật các hồ sơ xin giấy phép lao động như bằng cấp, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc…nhằm mục đích xin giấy phép lao động cho người Nhật làm việc tại Việt Nam.
- Dịch công chứng tiếng Nhật bằng lái xe để đổi bằng lái xe cho người Nhật, để lưu thông, tham gia giao thông tại Việt Nam…
Dịch thuật công chứng tiếng Nhật trong ngày
Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt chúng tôi là có thể tiến hành Dịch thuật công chứng tiếng Nhật Bản nhanh TRONG NGÀY, trong khi những công ty dịch thuật khác khó có thể thực hiện một cách đều đặn theo tần suất hàng ngày hoặc thậm chí trong buổi sáng.
Hiện nay với kinh nghiệm dịch thuật công chứng cùng với lượng tài liệu thực tế và những khó khăn trong vấn đề công chứng, đã tạo cho “bản lãnh” cho chúng tôi. Và giờ đây, chúng tôi có thể khẳng định Dịch thuật công chứng tiếng Nhật TRONG NGÀY LÀ THẬT – CHÚNG TÔI NÓI ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC.
Để có thể Dịch thuật công chứng tiếng Nhật nhanh TRONG NGÀY, bạn xem thêm mục Điều kiện để công chứng nhanh. Điểm mấu chốt là bản gốc phải thật và bản dịch phải sẵn sàng. Để có bản dịch sẵn sàng, bạn phải gởi hồ sơ hay file dịch cho chúng tôi tiến hành dịch và trong khả năng của mình chúng tôi sẽ cố gắng đến mức tối đa.
Trong quá trình làm “nhanh” có thể có những sai sót xảy ra, chính vì vậy rất mong nhận sự thông cảm và hợp tác của bạn để mang lại nhiều vui và lạc quan trong cuộc sống! Chúc Bạn nhiều sức khỏe, vui và yêu thường mọi người!
Xem thêm:
- Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự