Soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” (Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020). Ta có thể hiểu Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Để có thể đầu tư một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư thì việc quan trọng đầu tiên các nhà đầu tư phải làm đó là lựa chọn hình thức đầu tư. Theo Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong bốn hình thức đầu tư. Trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là hình thức được sử dụng phổ biến nhất.

Căn cứ pháp lý

Khi thực hiện soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng BCC thì các bên cần căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:

  • Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Luật đầu tư năm 2020;
  • Các văn bản của các bên tham gia hợp đồng (Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên).

Cách thức thực hiện giao kết hợp đồng

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết và thưc thiện theo một trong hai phương thức sau đây:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020.

Lưu ý: Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC không phải thành lập pháp nhân mới nhưng các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Đăng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh khi một bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của Luật Đầu tư, khi hợp đồng BCC có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hình thức hợp đồng

  • Đối với hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước thì pháp luật không quy định hình thức đối với hợp đồng. Do đó, các bên có thể tùy chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể (theo pháp luật dân sự).
  • Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra dầu tư thì hợp đồng BCC phải được lập thành văn bản.

Điều khoản cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bộ luật dân sự không quy định nội dung hợp đồng BCC nhưng luật đầu tư 2014 có quy định, theo đó trong hợp đồng BCC phải có các nội dung chính sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có thể dựa trên ý chí và mong muốn của mỗi bên, trên cơ sở các nội dung chính của hợp đồng đã được luật hóa và các quy định của pháp luật dân sự để thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng BCC của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về hợp đồng cho doanh nghiệp;
  • Xem xét và góp ý cho khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng;
  • Soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.