NAV là gì trong chứng khoán? Ý nghĩa cách tính chỉ số NAV

Nav là gì

Thị trường chứng khoán có nhiều kiến thức mà bạn cần phải cập nhập đầy đủ trước khi tham gia đầu tư. Trong đó, các chỉ số để đo lường, đánh giá các sản phẩm tài chính là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ nhắc đến NAV, một trong các chỉ số cần thiết. Xem ngay để hiểu rõ NAV là gì trong chứng khoán nhé!

NAV là gì trong chứng khoán?

NAV (Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần. Dùng để đánh giá giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. NAV là chỉ số đại diện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty.

NAV bao gồm 3 thành phần:

  • Vốn điều lệ (là vốn góp từ các cổ đông của công ty).
  • Vốn phát hành cổ phiếu.
  • Vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng tài sản thể hiện ra bên ngoài lại cao thì đó có thể là do vốn vay. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số NAV này để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty để cân nhắc lựa chọn khi đầu tư.

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán cơ bản

Cách tính chỉ số NAV như thế nào?

Chỉ số NAV rất quan trọng giúp người chơi đánh giá được các cơ hội và rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Để tính tỉ số NAV, bạn có thể dựa trên công thức sau:

NAV = (Tổng tài sản – Tổng nợ cần phải trả) / Tổng số cổ phiếu hiện đang lưu hành

Tùy theo loại hình đầu tư mà bạn có thể lựa chọn chỉ số NAV cho chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu để đánh giá chính xác nhất. Trong đó tổng tài sản được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu theo tiền mặt và thị giá.

Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Chỉ số NAV rất cần thiết giúp người chơi chứng khoán đánh giá được hiệu quả hoạt đồng đầu tư của quỹ có đang tăng trưởng hay không. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số này đối với thị trường đầu tư chứng khoán được thể hiện như sau:

  • Khi công ty phát hành cổ phiếu 110.000 đồng nhưng NAV là 140.000 thì có thể doanh nghiệp đó đã tích lũy được nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận mới từ nguồn cũ hoặc các quỹ dự phòng. Vì thế, các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi mua cổ phiếu giá 140.000 thì bạn vẫn đang mua đúng với giá trị thật của doanh nghiệp.
  • Nếu NAV của doanh nghiệp đang ở mức 140.000 đồng nhưng mang lại giá trị khá cao thì bạn có thể bỏ ra số tiền lớn hơn để mua cổ phiếu. Nhằm mang lại lợi nhuận và tăng giá trị của NAV trong thời gian tới.
  • Trong trường hợp NAV của doanh nghiệp là 130.000 đồng nhưng đang thua lỗ và NAV có thể bị giảm thì bạn cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Từ đó đưa ra quyết định khôn ngoan, an toàn nhất, hãy nhớ rằng lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ lớn hơn.

Sự khác biệt của chỉ số NAV với cổ phiếu

Giữa chỉ số NAV và giá cổ phiếu có những điểm giống nhau nhưng trên cơ bản là khác nhau. Cụ thể:

  • NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu được hiểu là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để giao dịch. Giá cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ thị trường.
  • Giá cổ phiếu có thể tăng giảm bởi người mua và bán tùy vào yếu tố cung cầu hoặc xu hướng thị trường. Đồng thời, giá cổ phiếu có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số NAV. Sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV sẽ cho thấy mức độ ổn định, thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp hay không.
  • Chỉ số NAV sẽ được chốt theo ngày, và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu biến động theo từng thời điểm tùy vào người bán và người mua quyết định.

Như vậy, với bài viết này bạn đã được biết NAV là gì trong chứng khoán và ý nghĩa của nó. Trước khi đầu tư chứng khoán, bạn cần tìm hiểu kỹ những thông tin và biết cách sử dụng các chỉ số để đánh giá rủi ro và cơ hội sinh lời. Bên cạnh NAV còn một số chỉ số khác như PE, PS, EPS,… Đối với các nhà đầu tư mới, để nhận diện và hiểu các thuật ngữ này là không dễ dàng. Thế nên để an toàn và đầu tư hiệu quả hơn, bạn có thể nhờ cậy các chuyên gia trong ngành tài chính.

Xem thêm:

  • Chỉ số PE là gì?
  • Chỉ số PS là gì?
  • Chỉ số EPS là gì?

Cụ thể, quỹ mở VinaCapital với đội ngũ nghiên cứu, phân tích đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực. Đa dạng các danh mục như chứng chỉ quỹ, cổ phiếu niêm yết, trái phiếu,… Lợi nhuận mà VinaCapital mang đến hàng năm cho các nhà đầu tư và vô cùng ổn định và tăng trưởng. Hiện nay, bạn có thể tham gia đầu tư sinh lời vào 4 quỹ do VinaCapital quản lý, bao gồm:

  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp Cận Thị Trường Việt Nam (VESAF).

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập
Nguồn: VinaCapital

Tải app Timo Digital Bank trên App Store hoặc Google Play để nâng cao lợi nhuận cho số tiền nhàn rỗi của mình ngay nhé!