Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
Bài giảng Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
Câu 1: Điều hòa hoạt động gen là?
A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
B. Điều hòa lượng mARN
C. Điều hòa lượng tARN
D. Điều hòa lượng rARN
Câu 2: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?
A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
B. Gen điều hoà R tổng hợp protein ức chế.
C. ARN pôlimerase liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
D. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ nào?
A. Phiên mã
B. Sau phiên mã
C. Trước phiên mã
D. Dịch mã
Câu 4: Khi nói về cấu trúc của operon, điều khẳng định nào sau đây là chính xác?
A. Operon là một nhóm gen cấu trúc có chung một trình tự promoter và kết hợp với một gen điều hòa có nhiệm vụ điều hòa phiên mã của cả nhóm gen cấu trúc nói trên cùng lúc
B. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau và mã hóa cho các phân tử protein có chức năng gần giống hoặc liên quan đến nhau
C. Operon là một nhóm gen cấu trúc có cùng một promoter và được phiên mã cùng lúc thành các phân tử mARN khác nhau
D. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN
Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm:
A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Câu 6: Trình tự các thành phần của một Operon gồm?
A. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Nhóm gen cấu trúc
B. Nhóm gen cấu trúc – Vùng vận hành – Vùng khởi động
C. Vùng khởi động – Vùng vận hành – Nhóm gen cấu trúc
D. Nhóm gen cấu trúc – Vùng khởi động – Vùng vận hành
Câu 7: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của operon Lac ở E.coli?
A. Gen điều hoà
B. Nhóm gen cấu trúc
C. Vùng vận hành (O)
D. Vùng khởi động (P)
Câu 8: Các tế bào của cùng một cơ thể được tạo thành từ một hợp tử ban đầu thông qua quá trình phân bào bình thường nhưng mỗi tế bào lại có cấu trúc và thực hiện chức năng khác nhau là do nguyên nhân nào?
A. Sự điều hòa hoạt động của gen
B. Chứa các gen khác nhau
C. Có các gen đặc thù.
D. Sử dụng các mã di truyền khác nhau.
Câu 9: Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là?
A. Nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
B. Vùng mã hóa cho protein trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. Vùng gen mã hóa protein ức chế.
D. Trình tự nucleotit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.
Câu 10: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli là:
A. Protein ức chế.
B. Đường lactose.
C. Enzyme ADN-polimerase.
D. Đường mantose.
Câu 11: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm mục đích gì?
A. Tổng hợp ra protein cần thiết.
B. Ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết.
C. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein.
D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 12: Đâu không phải là ý nghĩa của sự điều hoà hoạt động của gen?
A. Điều khiển tổng hợp một lượng protein cần thiết, vừa đủ, không lãng phi.
B. Đảm bảo cung cấp các loại protein vào thời điểm thích hợp.
C. Tổng hợp ra ARN.
D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 13: Enzyme ARN polimerase chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng nào?
A. Vận hành
B. Điều hòa.
C. Khởi động.
D. Mã hóa.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lactose của vi khuẩn E.coli, protein ức chế liên kết với vùng nào trong cấu trúc của gen?
A. Vùng khởi động
B. Vùng mã hóa
C. Vùng vận hành
D. Vùng kết thúc
Câu 15: Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do nguyên nhân nào?
A. Các tế bào nhân thực lớn hơn.
B. Sinh vật nhân sơ sống giới hạn trong môi trường ổn định.
C. Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nucleotit hơn, do vậy mỗi trình tự nucleotit phải đảm nhiệm nhiều chức năng.
D. Trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.
Câu 16: Các tế bào của cùng một cơ thể được tạo thành từ một hợp tử ban đầu thông qua quá trình phân bào bình thường nhưng mỗi tế bào lại có cấu trúc và thực hiện chức năng khác nhau là do đâu?
A. Sự điều hòa hoạt động của gen
B. Chứa các gen khác nhau
C. Có các gen đặc thù.
D. Sử dụng các mã di truyền khác nhau.
Câu 17: Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E li, có bao nhiêu phát biểu đúng
(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3′ của mạch mã gốc.
(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 18: Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactoseơ.
C. Vì lactose làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 19: Xét một operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactose nhưng enzyme chuyển hóa lactose vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimerase có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là:
A. (2) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (3)
D. (2), (3) và (4)
Câu 20: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?
A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN polimerase liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 21: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?
A. Gen điều hoà
B. Nhóm gen cấu trúc
C. Vùng vận hành (O)
D. Vùng khởi động (P)
Câu 22: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng khởi động của gen điều hòa.
B. Gen Y của opêron.
C. Vùng vận hành của opêron.
D. Gen Z của opêron.
Câu 23: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:
A. Vùng khởi động.
B. Vùng kết thúc.
C. Vùng mã hoá
D. Vùng vận hành.
Câu 24: Operator (viết tắt: O) là:
A. Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng
B. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế
C. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã
D. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế
Câu 25: Chất nào đóng vai trò như tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:
A. mARN.
B. Enzim ARN-polimeraza.
C. Đường lactozơ.
D. Prôtêin ức chế.
Câu 26: Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A. Tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. Ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 27: Đâu không phải là ý nghĩa của sự điều hoà hoạt động của gen?
A. Điều khiển tổng hợp một lượng prôtêin cần thiết, vừa đủ, không lãng phí.
B. Đảm bảo cung cấp các loại prôtêin vào thời điểm thích hợp.
C. Tổng hợp ra ARN.
D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 28: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng
A. Vận hành.
B. Điều hòa.
C. Khởi động.
D. Mã hóa.
Câu 29: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:
A. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã
B. Phiên mã
C. Dịch mã
D. Ở giai đoạn trước phiên mã
Câu 30: Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ:
A. Các tế bào nhân thực lớn hơn.
B. Sinh vật nhân thực đa số có cơ thể đa bào.
C. Sinh vật nhân thực có quá trình phát triển cá thể phức tạp qua nhiều giai đoạn.
D. Trong cơ thể sinh vật nhân thực, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.
Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 4: Đột biến gen có đáp án
Trắc nghiệm Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có đáp án
Trắc nghiệm Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có đáp án
Trắc nghiệm Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li có đáp án
Trắc nghiệm Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập có đáp án