Nếu như bạn nghe ai đó nói rằng: “anh đúng là một kẻ bảo thủ” hay “ bố mẹ tôi luôn mang tư tưởng bảo thủ” thì trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay đến một một cảm giác của sự trì trệ, chậm tiến,… Tuy nhiên bạn vẫn không cụ thể hóa được “bảo thủ là gì”. Hãy đọc bài viết này và tìm hiểu cùng phongcachyo.com trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Bảo thủ là gì?
Bảo thủ là luôn giữ cho mình những nguyên tắc, những ý nghĩa, những quan điểm mà không có ý định sửa đổi. Người có tính bảo thủ sẽ áp đặt những nguyên tắc của mình cho tất cả mọi việc ngay cả khi mọi người đều thấy nó không phù hợp.
Định nghĩa bảo thủ là một trong những điều kỳ quặc nhất trong thời đại của chúng ta. Chúng ta thường thấy rằng, người theo chủ nghĩa bảo thủ sẽ thường là người đi theo hoặc là truyền thống hoặc là hiện đại. Tuy nhiên, một người bảo thủ vẫn có thể dung hòa được hai điều trên.
Những dấu hiệu để nhận ra người bảo thủ
Một nhà triết học đã từng nói rằng người bảo thủ là người “ thích sự quen thuộc hơn điều chưa biết, thích cái đã được thử nghiệm hơn cái chưa được thử nghiệm, thích sự thật hơn bí ẩn, thích thực tế hơn cái có thể, thích giới hạn hơn là vô biên, thích gần hơn xa, thích đủ hơn là quá dư thừa, thích thuận tiện hơn hoàn hảo, thích tiếng cười hiện tại hơn là hạnh phúc không tưởng”.
Những người bảo thủ thích gắn bó với những cách thức cổ xưa để vận hành mọi thứ từ sự kết hợp giữa cảm tính với tư duy thực dụng.
Họ thích những thứ tốt đẹp từ quá khứ nhưng ở hiện tại họ lại lo sợ những kế hoạch trừu tượng có thể sẽ gây ra thảm họa.
Chính vì vậy họ là những người không thích thực hiện những kế hoạch không tưởng.
Ngưởi bảo thủ sẽ không bao giờ phá bỏ khuôn phép để thử sức với những cái mới trong cuộc sống.
Bảo thủ là người rất hay có cảm giác ghê sợ mọi thứ. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phản ứng tỏ ra ghê sợ có tỉ lệ thuận với tính bảo thủ của con người.
Có một thí nghiệm để chứng minh như sau. Các nhà nghiên cứu đã cho 91 sinh viên khác nhau trả lời về các câu hỏi về thái độ của mình liên quan đến hôn nhân đồng giới, sử dụng súng, cắt giảm thuế,… Thì những người có chỉ số ghê sợ cao có xu hướng phản đối những vấn đề liên quan đến sự trong sạch và đạo đức.
Giáo sư Pizarro giải thích rằng “ Người bảo thủ cho rằng sự ghê sợ bản thân đã hàm chứa sự thông minh vốn có, cảm giác cho họ thấy cái gì là đáng ghê sợ, không cần đến lý trí hay lý do nào để biện minh.”
Những bất lợi trong cuộc sống mà người bảo thủ sẽ gặp phải
Người bảo thủ vì quá bướng bỉnh nên rất khó chấp nhận cái mới và cứ sống mãi trong những cái đã cũ khiến họ không thể trải nghiệm được những cảm giác mới mẻ và sinh động.
Nhiều người có trong mình một phong cách bảo thủ không cần lý lẽ. Điều này khiến cho họ trở nên dễ nóng nảy và hay cãi cùn trong các cuộc tranh luận.
Họ từ chối lắng nghe và khăng khăng cho rằng những gì họ đã cho là đúng thì luôn đúng đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều sai hết. Chính vì vậy mà người bảo thủ thường khó tiến xa hơn trong cuộc sống.
Thạc sĩ Đỗ Mạnh Hà – giảng viên trường ĐhKHXH&NV cho rằng “ ranh giới mong manh giữa sự bảo thủ và sự kiên định đôi khi lại khiến cho người bảo thủ rất thành công trong xã hội và khi đạt đến một địa vị nào đó, họ cho rằng tất cả những gì họ nghĩ đều đúng. Lúc này ranh giới được phân định rõ ràng. Đó đích thị là một người bảo thủ.” Và dĩ nhiên nếu cứ giữ mãi quan điểm bảo thủ ấy, họ sẽ không thể tiến xa được.
Nhiều người cho rằng,nếu muốn biết là việc bảo thủ sai hay đúng chúng ta cần phải đặt trong một vài trường hợp cụ thể mới có thể quyết định được. Người bảo thủ đúng sẽ đúng khi lý tưởng họ theo đuổi hợp lẽ phải, hợp hoàn cảnh.
Nhưng nếu trong một trường hợp khác mà họ vẫn cứ áp đặt mọi chuyện phải đi theo lý tưởng ấy mặc dù mọi người đều có thể nhìn nhận là nó không phù hợp thì tất nhiên là tính bảo thủ lại không thể phát huy tác dụng.
Người bảo thủ chắc chắn sẽ không thể theo kịp được người thức thời và biết nhìn nhận mọi vấn đề theo mọi khía cạnh của nó mà không áp đặt nó theo một nguyên tắc nào.
Một ví dụ rất điển hình ở Việt Nam là việc quan hệ và có con trước hôn nhân. Ngày xưa, việc người con gái không chồng mà chửa sẽ trở thành nỗi nhục cho gia đình, dòng họ và bị cạo đầu, bôi vôi.
Ngày nay mọi người đã đơn giản hóa vấn đề này rất nhiều và coi đó như một điều bình thường trong cuộc sống.
Đó là với những người có tư duy phóng khoáng còn với những người bảo thủ thì việc này sẽ rất khó chấp nhận vì cho rằng nó đi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Họ đâu biết rằng việc quan hệ lành mạnh trước hôn Nhân cũng có thể giúp tránh được rất nhiều những khó khăn sau này (nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy nhé).
Việc bảo thủ hay không bảo thủ, tốt hay không tốt còn phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ của các bạn. Bài viết chỉ có thể đưa đến các bạn những gợi ý để bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo. Hy vọng nó sẽ mang lại hữu ích cho bạn.
Xem thêm:
Cắm sừng là gì? Làm gì khi bản thân bị cắm sừng?
Tứ đổ tường là gì? Cách giải quyết để tránh khỏi tứ đổ tướng
Gia trưởng là gì? Những dấu hiệu của một người gia trưởng
Bạn đang đọc bài viết Bảo thủ là gì? Người bảo thủ sẽ gặp những bất lợi gì trong cuộc sống? tại chuyên mục Cần biết, trên website Phong cách sống của tôi