Tin tức

Beacon là gì

Beacon (đèn hiệu) là một trong những giải pháp tiếp thị mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất dành cho mọi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về giải pháp công nghệ này qua bài viết dưới đây nhé!

Beacon là gì?

Định nghĩa về Beacon

Về cơ bản, Beacon (hay còn được gọi là đèn hiệu) là các máy phát không dây nhỏ chứa một lượng dữ liệu không đáng kể. Công nghệ này có khả năng truyền tín hiệu vô tuyến đến smartphone hoặc máy tính bảng ở gần. Beacon hoạt động dựa trên nền tảng Bluetooth. Nhiệm vụ của Beacon là kết nối và truyền tải thông tin đến các thiết bị thông minh. Nhờ đó, quá trình tương tác và tìm kiếm theo vị trí sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Beacon được cài đặt tại các vị trí khác nhau và phát ra các đĩa đơn Bluetooth (BLE). Công nghệ này tạo ra hình thức tương tác ngầm nhằm thu hút một lượng khách hàng đáng kể cho doanh nghiệp. Theo nhiều nghiên cứu, Beacon là giải pháp công nghệ được hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng.

Sự ra đời của Beacon

Trên thực tế, định vị Beacon đã ra đời từ rất lâu trước đây. Giải pháp công nghệ này bắt nguồn từ các Internet vạn vật (IoT) và Bluetooth Low Energy (BLE).

Năm 1994, Bluetooth được nhà dịch vụ viễn thông Ericsson phát minh lần đầu tiên. Giao thức này cho phép truyền dữ liệu như: âm thanh, video, hình ảnh,… thông qua mạng cá nhân không dây. Đến năm 2010, Bluetooth Low Energy được phát hành. Công nghệ này cho phép chuyển những liên kết đơn giản và một lượng nhỏ dữ liệu trực tiếp.

Trong đó, Beacon chính là phần cứng giúp phát tín hiệu BLE đến máy thu hỗ trợ Bluetooth. Hoạt động này trở thành phương thức giao tiếp từ máy đến máy (M2M). Đây chính là quy trình có liên quan đến việc định vị Beacon BLE.

Một số loại giao thức Beacon

iBeacon của Apple

Cuối năm 2013, Apple lần đầu tiên ra mắt giao thức Beacon của mình là iBeacon. Đèn hiệu này hoạt động mạnh mẽ trên cả Android của Google và iOS của Apple. Giao thức iBeacon truyền UUID với một chuỗi 24 số để giao tiếp với ứng dụng đã được cài đặt trên thiết bị di động.

Điểm mạnh:

Eddystone của Google

Eddystone được tung ra thị trường bởi Google vào giữa năm 2015. Tên gọi đầu tiên của Eddystone là Uri Beacon. Đèn hiệu của Eddystone được chế tạo đặc biệt để có thể truyền qua ba loại khung hình khác nhau.

Giao thức này hoạt động mạnh mẽ trên cả nền tảng iOS và Android. Eddystone được xem là đèn hiệu duy nhất truyền gửi cả ba loại khung của Google, bao gồm:

Điểm mạnh:

AltBeacon

Radius Networks phát triển AltBeacon và cho ra mắt thị trường vào tháng 7 năm 2014. Giao thức này có mã nguồn mở giúp vượt qua các giao thức ưu tiên của một nhà cung cấp.

Điểm mạnh:

Geo Beacon

Giao thức này được công bố bởi Tecno-World vào tháng 7 năm 2017. Geo Beacon là giao thức lưu trữ dữ liệu nhỏ gọn, sử dụng mã nguồn mở. Chúng được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng Geocaching.

Điểm mạnh:

Beacon có những ưu điểm và hạn chế nào?

Ưu điểm của Beacon

Chi phí thấp

Beacon là các thiết bị nhỏ gọn, chúng thường được làm từ các vật liệu rẻ tiền như nhựa. Do đó, sử dụng đèn hiệu sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn so với các công nghệ hiện đại khác.

Dễ sử dụng

Quá trình triển khai các thiết bị Beacon cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Các loại đèn hiệu như USB hay chuột máy tính đều rất dễ cài đặt. Ngoài ra, việc triển khai các đèn hiệu trên quy mô lớn cũng khá đơn giản với Beacon gốc.

Tăng trải nghiệm khách hàng

Công nghệ Beacon cho phép doanh nghiệp tiếp thị theo hướng cá nhân hóa. Vậy nên, những thông báo và quảng cáo sẽ được truyền tải một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Độ tin cậy cao

Dữ liệu được truyền đi thông qua Beacon có thể vượt qua các bức tường dày hoặc khu vực ngầm. Do công nghệ này hoạt động chủ yếu dựa trên Bluetooth. Ngoài ra, một số nhà cung cấp Beacon còn hỗ trợ thêm khả năng chống lại các yếu tố ngoại sinh.

Tăng khả năng tiếp cận

Phần lớn smartphone đều hỗ trợ công nghệ Beacon. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với người dùng ở bất cứ nơi đâu.

Tích hợp nhanh chóng

Hầu hết các dịch vụ Beacon đều đi kèm với SDK (Bộ phát triển phần mềm) va công cụ quản lý Backend. Nhờ đó, người dùng có thể tích hợp Beacon với các ứng dụng hiện có một cách nhanh chóng.

Một số hạn chế của Beacon

Chỉ tương thích với thiết bị di động

Phần lớn các Beacon chỉ hoạt động khi được kết nối với ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nếu bạn muốn khách hàng trải nghiệm Beacon mượt mà hơn, bạn cần bổ sung thêm tính năng mới vào ứng dụng của mình.

Người dùng có thể tắt Bluetooth

Phần lớn giải pháp dựa trên Beacon đều yêu cầu sự đồng ý của người dùng. Tuy nhiên, hiện nay luồng nội dung từ mọi phía dường như là vô tận, và cho dù bạn chỉ cài đặt một vài ứng dụng, bạn vẫn nhận được rất nhiều thông báo.

Vì vậy, người dùng thường có thói quen tắt Bluetooth trên điện thoại để tránh phiền toái. Do đó, người dùng có thể bỏ lỡ nội dung của bạn trên Beacon dù chúng hấp dẫn và thú vị.

Không khả thi với mọi doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ Beacon trong bán hàng và tiếp thị khá đơn giản. Thậm chí giải pháp này còn được ứng dụng cho nhiều ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, đòi hỏi một giải pháp có khả năng mở rộng cao, ứng dụng Beacon khá phức tạp. Do đó, bạn sẽ phải tốn thời gian và chi phí để thuê kỹ sư phần mềm có chuyên môn để hỗ trợ.

Trong thời đại công nghệ 4.0, Beacon rất xứng đáng là giải pháp tối ưu mà mọi doanh nghiệp cần áp dụng. Tận dụng trọn vẹn tiềm năng của Beacon là cách giúp bạn chinh phục khách hàng hiệu quả nhất.

Những câu hỏi thường gặp về Beacon

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org