Compressor là gì? Nó có tác dụng gì tới dàn âm thanh?

Compressor là gì? Nó có tác dụng gì tới dàn âm thanh?

Compression là gì

Compressor là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh tự động, mang lại sự cân bằng về âm lượng và làm âm thanh nghe được mềm mại và gọn gàng hơn. Để giúp cho người sử dụng chưa biết nhiều về kỹ thuật âm thanh có thể dễ dàng tuỳ chỉnh, sử dụng hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí cho bộ dàn âm thanh, vì vậy Compressor không được sử dụng phổ biến trong dàn âm thanh, nên có khá nhiều người còn lạ lẫm về Compressor. Trong bài viết này Trường Ca Audio sẽ cho các bạn biết về Compressor và cách sử dụng Compressor để mang lại sự hiệu quả và chất lượng cho dàn âm thanh của mình.

Compressor là gì?

Trước khi tìm hiểu về compressor, việc đầu tiên bạn phải biết về Compression. Compression là hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất, nhờ đó âm thanh loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn rất nhiều. Khi có tín hiệu âm thanh đầu vào như giọng hát, một loại nhạc cụ (keyboard, guitar…) thì chắc chắn sẽ có tín hiệu âm thanh to nhỏ khác, hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được dễ chịu và hài hòa hơn. Và compressor là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Compressor được tích hợp trong vang số karaoke

Nói một cách dễ hiểu hơn thì compreesor sẽ lấy một mức âm lượng trung bình của tín hiệu âm thanh và loa, nhờ vậy mà âm thanh sẽ hay và mượt mà hơn, không quá to và không quá nhỏ.

Cách tùy chỉnh compressor

Tuỳ loại Compressor khác nhau mà số lượng các núm điều chỉnh có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Sau đây Trường Ca Audio sẽ chỉ cho các bạn những cần điều chỉnh thông dụng nhất của compressor, đủ để cho các bạn có thể tự mình điều chỉnh bất kỳ các loại Compressor.

1.Threshold

Các bạn có thể thấy trên một số thiết bị khác người ta ghi là Limit. Thì Limit chỉ khác về tên gọi thôi, chức năng chúng đều như nhau cả.

Compressor là thiết bị xử lý tín hiệu tự động, chức năng Threshold đã thể hiện chính xác tính năng tự động này của compressor. Nghĩa là nó cho phép bạn đặt ra một ngưỡng tín hiệu âm thanh, khi có tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng này, compressor sẽ ra can thiệp và đưa tín hiệu về mức mà bạn cho phép. Còn với các tín hiệu có mức âm lượng thấp hơn ngưỡng này sẽ thì compressor sẽ cho qua.

Threshold là chức năng quan trọng không thể thiếu của Compressor. https://diasureplus.com/gioi-thieu-diasure/

2. Ratio (tỷ lệ nén)

Ratio (tỉ lệ nén) là thông số quan trọng không thể thiếu như là Threshiod. Ratio quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu âm thanh vượt quá Threshold. Ratio càng cao thì Compressor càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh.

Thông số này thường được biểu diễn dạng n:1 (1:1, 2:1, 3:1, 4:1….).

Hình mô tả ngưỡng tín hiệu compressor

Ví dụ bạn đặt Ratio là 4:1, thì khi tín hiệu vượt qua Threshlod 4dB. Compressor sẽ ra tay giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt qua Threshiod ¼ của 4dB, tức là 1dB. Tương tự nếu vượt qua Threshlod 8dB. Compressor sẽ giảm cường độ để tín hiệu chỉ vượt qua Threshlod ¼ của 8dB, tức là 2dB.

Ratio 1:1 là tỉ lệ khá đặc biệt vì khi đó Compressor sẽ không làm gì cả, để im cho tín hiệu đi qua.

Ratio 2:1 là tỉ lệ nén nhẹ nhàng.

Ratio từ 3:1 tới 4:1 là tỉ lệ nén vừa phải.

Ratio từ 5:1 tới 8:1 trở lên là tỉ lệ nén mạnh.

Ratio từ 10:1 trở lên tới ∞:1. Compressor được coi như 1 limiter và không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.

3. Attack

Attack (thường tính bằng mili-giây (ms)) cho biết khoảng thời gian compressor cần để chuyển từ tín hiệu gốc sang dạng nén hoàn toàn sau khi tín hiệu vượt quá ngưỡng Threshold. Như vậy âm thanh nghe sẽ tự nhiên hơn. Compressor sẽ thực hiện Attack trong quãng thời gian dài hơn, tác động sẽ mượt mà hơn!

Thời gian Attack & Release của compressor

4. Release

Ngược lại với Attack, Release là khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu từ trạng thái nén trở về lại trạng thái bình thường. Thông thường Release người ta sẽ để chậm hơn Attack từ 50ms cho đến 4s tùy theo mức độ.

Bài viết được thực hiện bởi Trường Ca Audio, hi vọng sẽ giúp cho các bạn hiểu và điều chỉnh Compressor để cho các bản nhạc các bạn nghe được hay và có sức sống hơn.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới Trường Ca Audio. Thân ái! https://diasureplus.com/

Trường Ca Audio – Hệ Thống Đại Lý Phân Phối Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng Lớn Nhất Việt Nam