3 khái niệm Quote, Summarize và Paraphrase có những nét nghĩa tương đồng nhau. Bằng cách tích hợp tài liệu nguồn vào bài viết, bạn có thể gia tăng thêm độ tin cậy, phức tạp và hỗ trợ cho lập luận của mình.
Làm thế nào để phân biệt 3 khái niệm quote, paraphrase và summarize?
1. Sự khác biệt giữa quote, paraphrase và summarize là gì?
Quoting (trích dẫn) là cách diễn đạt chính xác đến từng từ của tài liệu nguồn (viết hoặc nói).
Paraphrasing (diễn giải) là sự trình bày lại chi tiết bằng cách diễn đạt của chính bạn đối với một tài liệu nguồn(viết hoặc nói). Ngoài những thay đổi về trật tự, từ ngữ và cấu trúc câu, phần diễn giải phải có ý nghĩa gần giống với đoạn văn ban đầu. Nó cũng phải có độ dài gần bằng với đoạn văn ban đầu và trình bày các chi tiết của tài liệu nguồn.
Summarizing (tóm tắt) là một phiên bản cô đọng của một đoạn văn. Tương tự như paraphrasing, summarizing bao gồm việc sử dụng từ ngữ và phong cách viết của riêng bạn để diễn đạt ý tưởng của tác giả khác. Không giống như phần diễn giải trình bày những chi tiết quan trọng, phần tóm tắt chỉ trình bày những ý lớn quan trọng nhất của đoạn văn.
2. Khi nào nên sử dụng quoting?
Sử dụng trích dẫn là cách dễ nhất để đưa vào tài liệu nguồn, nhưng trích dẫn nên được sử dụng cẩn thận và hạn chế. Mặc dù paraphrasing và summarizing mang lại cơ hội thể hiện sự hiểu biết của bạn về tài liệu nguồn, nhưng việc trích dẫn có thể chỉ cho thấy khả năng nhập liệu của bạn. Phải nói rằng, có một vài lý do rất tốt mà bạn có thể muốn sử dụng một câu quoting hơn là paraphrasing hay summarizing như sau:
Độ chính xác: Bạn không thể paraphrase hay summarize tài liệu nguồn mà không thay đổi ý định của tác giả.
Thẩm quyền: Bạn có thể muốn sử dụng một trích dẫn để cho phép chuyên gia thẩm định khẳng định của bạn hoặc cung cấp tài liệu nguồn để phân tích.
Tính ngắn gọn: Có thể bạn đang cố gắng paraphrase hay summarize nhưng đôi khi chúng lại khó diễn đạt hoặc dài hơn nhiều so với tài liệu nguồn.
Những câu nói đáng nhớ: Bạn tin rằng những lời của tác giả là đáng nhớ hoặc đáng chú ý vì tính hiệu quả hoặc đậm tính lịch sử của chúng. Ngoài ra, tác giả có thể đã sử dụng một cụm từ hoặc câu duy nhất và bạn muốn nhận xét về chính các từ hoặc cụm từ đó.
Khi bạn quyết định trích dẫn , hãy cẩn thận với việc phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn hoặc trích dẫn quá nhiều nguồn và đảm bảo rằng việc bạn sử dụng quoting là để thể hiện sự hiểu biết về tài liệu nguồn. Về cơ bản, bạn muốn tránh có một bài viết chằng chịt một chuỗi các câu trích dẫn.
3. Khi nào nên sử dụng paraphrasing?
Bạn sẽ muốn sử dụng paraphrasing hoặc summarizing khi mặt từ ngữ của tài liệu nguồn ít quan trọng hơn mặt ý nghĩa của nó. Diễn giải và tóm tắt cho phép bạn duy trì sự liên tục của văn phong trong bài báo của mình và thể hiện khả năng làm chủ tài liệu nguồn của bạn. Một phần paraphrasing có thể được ưu tiên hơn summarizing vì các phần paraphrasing diễn giải chi tiết và cụ thể hơn. Bạn có thể sử dụng cách diễn giải thường xuyên vì những lý do sau:
Để thay đổi vị trí của các ý tưởng nhằm nhấn mạnh. Bạn có thể phải thay đổi vị trí của các ý chính trong tài liệu nguồn để có thể tập trung nhấn mạnh đến các ý mà bạn muốn trong bài viết của mình. Bạn nên lưu ý bám sát và không đổi ý nghĩa của tài liệu nguồn.
Để đơn giản hóa mọi thứ. Bạn có thể phải đơn giản hóa các lập luận, câu hoặc từ vựng phức tạp.
Để làm rõ tài liệu nguồn. Bạn có thể phải làm rõ các đoạn kỹ thuật hoặc thông tin chuyên ngành sang cách diễn đạt phù hợp hơn với đối tượng người đọc của mình.
Khi bạn quyết định sử dụng paraphrasing, tránh giữ nguyên trật tự của các ý, cấu trúc câu hoặc chỉ thay đổi một số từ. Hãy cẩn thận để không thêm ý kiến của chính mình vào phần diễn giải và không đổi ý nghĩa của tài liệu nguồn.
4. Khi nào nên sử dụng summarizing?
Một lần nữa, bạn sẽ muốn paraphrase hoặc summarize khi mặt từ ngữ của tài liệu nguồn ít quan trọng hơn ý nghĩa của nó. Diễn giải và tóm tắt cho phép bạn duy trì sự liên tục của văn phong trong bài viết của mình và thể hiện khả năng làm chủ tài liệu nguồn của bạn. Summarizing có thể được ưu tiên hơn paraphrasing là vì phần tóm tắt có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về một văn bản. Bản tóm tắt rất linh hoạt. Ví dụ: bạn có thể tóm tắt một cuốn sách trong một câu hoặc trong một số đoạn văn, tùy thuộc vào tình huống viết và đối tượng của bạn. Bạn có thể sử dụng summarizing thường xuyên vì những lý do sau:
Để cô đặc ý tưởng. Bạn có thể phải cô đọng hoặc giảm bớt nguồn tài liệu để rút ra những điểm liên quan đến bài viết của bạn.
Để loại bỏ các thông tin không cần thiết. Bạn có thể phải lược bỏ thông tin phụ từ tài liệu nguồn để tập trung vào những điểm chính của tác giả.
Để đơn giản hóa. Bạn có thể phải đơn giản hóa các lập luận, câu hoặc từ vựng phức tạp quan trọng nhất trong tài liệu nguồn.
Khi bạn quyết định tóm tắt, hãy tránh giữ nguyên cấu trúc ý tưởng và / hoặc cấu trúc câu. Cũng tránh chỉ thay đổi một số từ. Hãy cẩn thận để không thêm ý kiến của chính mình vào phần tóm tắt và trung thành với ý nghĩa của tài liệu nguồn.
> Tổng hợp 50 từ vựng tiếng Anh phổ biến chủ đề kinh doanh
> Từ vựng và thành ngữ tiếng Anh theo chủ đề âm nhạc
Theo UHV Education