Phân tích và hiểu dữ liệu là chìa khóa để đưa ra quyết định tốt nhất cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Dashboard là gì? Cách tạo một Dashboard tiêu chuẩn? Tầm quan trọng của Dashboard với doanh nghiệp là gì?
1. Dashboard là gì?
Dashboard là một bảng chứa nhiều loại dữ liệu trực quan khác nhau đã được xử lý và hiển thị dưới dạng bảng biểu hoặc sơ đồ. Với đặc tính linh hoạt, Dashboard cũng tự động thay đổi theo thời gian thực để doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh và đánh giá công việc một cách chuẩn xác.
Ngoài ra, Dashboard không chỉ cung cấp các dữ liệu chuyên sâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn đưa ra một cái nhìn tổng quát về hiệu suất của từng bộ phận, các xu hướng, các hoạt động, các chỉ số KPI (Key Performance Indicator – hay còn gọi là chỉ số đánh giá thực hiện công việc).
2. Công dụng của Dashboard là gì?
Dashboard giúp: theo dõi, đo lường và phân tích dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động bằng việc lấy dữ liệu thô (raw data) và trình bày chúng dưới dạng trực quan hoá để mọi đối tượng đều có thể hiểu. Cho dù là lãnh đạo, nhà phân tích kinh doanh, đại diện bán hàng hay nhà tiếp thị,v.v.
Đo lường là công dụng hữu ích nhất.
Nó trình bày chỉ số liên quan đến: khách hàng, tình hình tài chính, doanh số, hiệu suất website, dữ liệu nguồn nhân lực, hiệu suất marketing,v.v. Vì là trang tổng hợp dữ liệu linh hoạt, dashboard được chuyên gia sử dụng cho các hoạt động định hướng và đánh giá doanh nghiệp.
Lợi ích
Mọi công ty đều dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định liên quan đến việc tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Trong khi đó, Dashboard cho phép dữ liệu được hiển thị một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Do vậy, Dashboard đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, dưới đây là 6 lợi ích chính:
- Làm dữ liệu trở nên rõ ràng hơn
- Phân tích theo thời gian thực
- Giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn
- Các bản trình bày trực quan hơn
- Tăng khả năng tiếp cận và tính minh bạch
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
3. Tầm quan trọng của Dashboard là gì?
Dashboard rất quan trọng với doanh nghiệp vì chúng cung cấp nền tảng (platform) để tổng hợp dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Dashboard luôn được cập nhật thường xuyên theo thời gian thực, do đó doanh nghiệp sẽ hiểu chính xác hơn, kịp thời hơn về những gì đang xảy ra từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng.
4. Phân loại các định dạng Dashboard cho doanh nghiệp
Để hiểu sâu hơn về Dashboard ta cần hiểu được các dạng của Dashboard. Vậy các dạng Dashboard là gì. Làm thế nào để phân loại được các dạng Dashboard. Thực tế, Dashboard khó để phân loại bởi nó linh hoạt và có thể tùy chỉnh. Tuy nhiên, ta có thể chia Dashboard thành 7 loại chính.
4.1. Business Dashboard (Phân tích kinh doanh)
Các doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định chắc chắn nếu không có dữ liệu, đây là nơi mà bảng điều khiển kinh doanh phát huy tác dụng. Chúng có thể lưu trữ tất cả các loại dữ liệu khác nhau, từ bán hàng, tài chính, quản lý, tiếp thị, nguồn nhân lực, v.v. Chúng được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý và giám đốc những dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch chiến lược, tinh chỉnh và sàng lọc các ý tưởng.
4.2. Executive Dashboard (Bảng điều hành, thực thi)
Bảng điều hành là loại bảng tổng quan cụ thể tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích trực quan hóa các chỉ số quan trọng cho đội ngũ điều hành. Thông thường, những dữ liệu này ở cấp độ cao và được cung cấp cho các nhà lãnh đạo sự minh bạch về hoạt động và hiệu suất kinh doanh giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn, lập kế hoạch tốt hơn và đánh giá hiệu quả.
Đọc thêm:
- Google data studio – Công cụ hoàn hảo trong phân tích dữ liệu
- 10 điều doanh nghiệp cần hiểu về Google Workspace
4.3. KPI Dashboard (Bảng theo dõi KPI)
Có thể cho rằng, bảng KPI dashboard là quan trọng nhất. Khi chúng được các chuyên gia, giám đốc điều hành hoặc cá nhân sử dụng. Dạng dashboard này hiển thị một cách trực quan hiệu suất của các điểm dữ liệu chính trong nháy mắt, tiết lộ tiến trình hướng tới các mục tiêu chính. Phần quan trọng nhất của KPI dashboard là biết KPI của bạn là gì và cách tốt nhất để đo lường chúng.
4.4. Project Dashboard (Bảng điều khiển, quản lí dự án) – Dashboard là gì?
Khi điều hành hoặc quản lý một dự án lớn, Dashboard này là một công cụ hữu ích để theo dõi tiến trình dự án và có thể chia sẻ được với nhóm của bạn và các bên liên quan khác. Chúng cung cấp một cái nhìn đầy đủ về tình hình dự án, thông tin chi tiết và dữ liệu chính.
4.5. Performance Dashboard (Bảng điều khiển hiệu suất)
Bảng điều khiển hiệu suất linh hoạt Performance có thể theo dõi mọi thứ từ hiệu suất kinh doanh tổng thể đến hiệu suất của các chiến dịch riêng lẻ. Chúng hữu ích cho tiếp thị, tài chính, quảng cáo, nguồn nhân lực và cả các nhóm kinh doanh khác.
4.6. Website Dashboard (Trang tổng quan) – Dashboard là gì?
Khi theo dõi hiệu suất trang web, việc tạo trang tổng quan trang web rất hữu ích. Website Dashboard theo dõi các dữ liệu quan trọng như lưu lượng truy cập tổng thể, tổng số người dùng, người dùng đang hoạt động, hoạt động thương mại điện tử, bán hàng và doanh thu. Cho dù doanh nghiệp duy trì một trang web đơn giản hay phức tạp, bảng điều khiển này đều có thể cung cấp một cái nhìn tích hợp, rõ ràng về các chỉ số.
4.7. Operations dashboard (Bảng điều khiển hoạt động)
Đây là một Dashboard tổ chức kinh doanh phổ biến: điều hành và cung cấp tổng thể về hoạt động theo ngày của doanh nghiệp.
5. Phương pháp lập Dashboard là gì?
Xác định đối tượng và mục tiêu
Bạn xây dựng bảng này cho ai và họ cần hiểu những gì? Khi đã xác định rõ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đọc dữ liệu của họ dễ dàng hơn với hình thức phù hợp.
Lựa chọn dữ liệu trình bày
Hầu hết các doanh nghiệp có nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nên chọn dữ liệu có liên quan đến đối tượng và mục tiêu; tránh làm quá tải thông tin.
Lọc và kiểm tra dữ liệu
Luôn đảm bảo dữ liệu rõ ràng và chính xác trước khi xây dựng một Dashboard.
Bố trí hình ảnh trực quan phù hợp
Có nhiều loại hình ảnh trực quan khác nhau để sử dụng, chẳng hạn như biểu đồ, đồ thị, bản đồ, v.v. Nên loại phù hợp nhất để thể hiện dữ liệu. Ví dụ: biểu đồ thanh và biểu đồ hình tròn có thể bị quá tải khi chúng bao gồm quá nhiều thông tin.
Hãy đơn giản hoá!
Sử dụng màu sắc và phong cách đơn giản để Dashboard dễ nhìn và không trở nên lộn xộn.
Lặp lại và cải thiện
Hãy đón nhận phản hồi và tìm hiểu xem điều đó có hợp lý với họ hay không và trả lời câu hỏi của họ. Ngoài ra, hãy ghi nhớ phản hồi đó và thực hiện các cải tiến để Dashboard tốt hơn.
Kết luận
Có thể nói, chính tính hữu dụng và linh hoạt, Dashboard trở thành công cụ phổ biến với doanh nghiệp và các cá nhân tin dùng. Hiện nay, có rất nhiều thiết bị giúp việc tạo lập Dashboard trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.