Tuy ABS là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong cơ khí và gym, nhưng gần đây thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong đời sống. Để hiểu rõ và toàn diện hơn về thuật ngữ này hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé!
I. ABS là gì?
ABS được viết tắt từ Acrylonitrin Butadien Styren. ABS là thuật ngữ được sử dụng trong công nghiệp, trong cơ khí và trong thể hình. Với mỗi ngành nghề, ABS lại được định nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như:
– Trong công nghiệp: ABS là nguyên vật liệu được nhiều người ưa chuộng. Đây là một loại nhựa dẻo, nhựa nguyên sinh dùng để làm ra những vật phẩm nhẹ, cứng dễ uốn.
– Trong cơ khí: ABS là thuật ngữ chỉ hệ thống chống bó phanh, được viết tắt từ Anti – lock Brake System. Đây là một hệ thống trên ô tô giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh, hạn chế việc bánh xe trượt trên mặt đường.
– Trong thể hình: ABS là thuật ngữ dùng để chỉ cơ bụng, một nhóm cơ quan trọng trong cơ thể. ABS còn được biết đến với tên đầy đủ trong thể hình là Abdominal, những người tập luyện thể hình lâu năm chắc chắn sẽ rất hiểu biết chính xác về ABS.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm bảo trì:
– Nhân viên Bảo Trì TGDĐ/ĐMX (điện, cơ sở hạ tầng)
– Nhân viên Bảo Trì Bách Hóa Xanh (điện, cơ sở hạ tầng)
II. Ứng dụng ABS trong sản xuất
– Nhựa ABS là gì?
Nhựa ABS là loại hạt nhựa dẻo có đặc tính cứng, rắn, bền với nhiệt độ và hóa chất, không giòn, không thấm nước, không bị biến dạng sản phẩm.
– Đặc tính của nhựa ABS?
Nhựa ABS có đặc tính như cách điện, dễ gia công, dễ tạo hình, cách điện tốt, giá cả phải chăng.
– Ứng dụng của nhựa ABS?
Nhựa ABS rất an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ, không có mùi nhựa, màu bền, đều. Vì vậy, được ứng dụng làm đồ chơi cho trẻ nhỏ. Giá thành của những đồ chơi làm từ nhựa ABS đắt hơn so với những loại đồ chơi làm từ nhựa không tốt. Nếu quan tâm đến sức khỏe trẻ nhỏ thì giá cả hoàn toàn phù hợp với chất lượng.
Đối với ngành điện tử, nhựa ABS được dùng làm vỏ thiết bị, phụ kiện như vỏ ổ điện, bảng điện,… Với ngành kỹ thuật nhiệt lạnh loại nhựa này được ứng dụng làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh. Một số chi tiết máy của ô tô, xe máy cũng được làm từ nhựa ABS. Gần gũi hơn thì ống dẫn nước, ống gen, phím máy tính, vỏ điện thoại, một số dụng cụ âm nhạc đều có sự góp mặt bởi loại nhựa này.
– Cách nhận biết đồ dùng bằng nhựa ABS thật?
Kiểm tra thông tin sản phẩm trước tiên, xem sản phẩm có được chú thích là nhựa ABS thật hay không. Nhựa ABS thật sẽ có màu sắc đồng nhất, đều màu và không có mùi khó chịu. Nếu nhìn vào thấy màu sắc bị loang lổ có nghĩa là nhựa ABS bạn đang nhìn thấy đã bị pha tạp chất vào. Cũng như khi ngửi thấy có mùi khó chịu thì đó là nhựa kém chất lượng.
III. Ứng dụng ABS trong gym
1. ABS trong gym là gì?
ABS hay Abdominal trong gym là thuật ngữ chỉ nhóm cơ bụng ở mặt trước cơ thể, phần giữa xương sườn và xương chậu. Khi bạn tập cơ bụng sáu múi nghĩa là bạn đang tập một phần trong nhóm cơ ABS.
2. Vai trò của cơ ABS
Cơ ABS được xem là “bức tường” vững chắc, bảo vệ nhóm cơ quan nội tạng bên trong, hỗ trợ vận động và duy trì tư thế đứng thẳng cho con người. Ngoài ra, nhóm cơ này còn hỗ trợ việc hít thở, hắt hơi, ho, mục đích là đẩy khí ra khỏi cơ thể.
Nhóm cơ này còn làm gia tăng áp lực vào khoang bụng diễn ra trong các quá trình như sinh nở ở phụ nữ. Cũng nhờ áp lực này mà người thực hiện bài tập như nâng tạ, squat,… sẽ hạn chế gặp phải tình trạng chấn thương.
3. Cấu tạo cơ ABS
– External obliques (cơ hai bên): Đây là nhóm cơ ở hai bên có nhiệm vụ chính là ổn định ở thể, giúp cơ thể không bị nghiêng ngả. Khi bạn xoay cơ thể về một bên thì cơ bên còn lại sẽ căng ra để giữ cơ thể được ổn định.
– Internal obliques (cơ nằm bên dưới): Internal obliques là nhóm cơ sử dụng trực tiếp để xoay cơ thể. Về bản chất thì Internal obliques khác với External obliques, tuy nhiên nhờ sự đối ngược đó mà hai bó cơ giúp cơ thể có thể xoay mà không bị nghiêng ngả. Hình dung đơn giản thì một bên 2 bó cơ này kéo căng ngược nhau để giữ cơ thể đứng thẳng.
– Rectus abdominis (cơ bụng phía trước): Đây là nhóm cơ được External obliques bao quanh và tiếp xúc trực tiếp với Internal obliques. Nhóm cơ này còn có tên gọi khác được mọi người biết đến là “sáu múi”. Để nhóm cơ này xuất hiện, bạn phải tập luyện để cơ thể được săn chắc, tỷ lệ mỡ thấp.
– Transversus abdominis: Là nhóm cơ có vai trò giúp ổn định cơ thể, giữ được độ cứng của ổ bụng, giúp bảo vệ cơ quan nội tạng của một người.
– Cơ múi bụng – Six packs: Một cơ thể sẽ có đến 8 múi bụng, gồm 2 múi dài phía dưới của Rectus abdominis và 6 múi nhỏ phía trên.
4. Bài tập ABS nhanh có cơ bụng
– Bài tập Plank: Đây là dạng bài tập hỗ trợ đốt mỡ bụng và siết cơ bụng rất hiệu quả. Bài tập này không yêu cầu bất cứ dụng cụ nào, có thể tập ở bất cứ đâu. Chỉ cần chống khuỷu tay xuống đất và giữ nguyên tư thế người thẳng trong một khoảng thời gian. Với bài tập này, cơ thể sẽ nóng lên, mỡ thừa quanh bụng, mông được loại bỏ. Khung giờ thích hợp để tập plank là sáng sớm và chiều tối.
– Bài tập bằng con lăn: Đây là bài tập có dụng cụ là con lăn. Với bài tập này, các múi cơ bụng sẽ phải chịu nhiều áp lực, cũng nhờ vậy mà các múi cơ được săn chắc, mỡ thừa được đốt cháy. Ngoài cơ bụng, các múi cơ lưng, cơ xiên cũng được luyện tập cùng, trở nên săn chắc.
– Bài tập gập bụng: Là một bài tập không có dụng cụ, có thể thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Bài tập này tác động trực tiếp đến việc đốt mỡ và các múi cơ bụng. Đây là một bài tập đơn giản có hiệu quả rõ rệt, bạn có thể nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi sau một quãng thời gian tập luyện chăm chỉ.
– Bài tập treo người co đầu gối: Bài tập này được thực hiện bằng cách treo người trên một thanh xà ngang, sau đó gập gối ngang trước ngực. Các múi cơ chỉ có thể hiện rõ nếu bạn thực hiện động tác một cách chậm rãi. Bài tập này rất phổ biến đối với những người có nhu cầu siết cơ giảm mỡ.
– Bài tập xoay cơ liên sườn với máy: Đây là một bài tập yêu cầu gồng hết các khối cơ, siết bụng dưới để ép mỡ. Yêu cầu khi thực hiện bài tập này đó là thực hiện dứt khoát, như vậy mới có hiệu quả. Đây là một bài tập nặng, vì vậy, khi tập luyện phải dứt khoát nhưng cũng nên nhẹ nhàng với cơ thể để không bị chấn thương.
5. Cách tập ABS đúng
– Tập luyện với cường độ 4 lần/tuần: Mỗi người sẽ có lượng mỡ khác nhau, vì vậy mà thời gian luyện tập cũng sẽ khác nhau. Duy trình cường độ tập 4 lần/tuần tập luyện chăm chỉ để tỉ mỡ của cơ thể dưới 14% hai múi bụng trên sẽ xuất hiện, và dưới 10% sáu múi sẽ bắt đầu lộ rõ.
– Ăn nhiều thịt và bổ sung chất đạm: Chất đạm giúp tái tạo và tăng trưởng các bó cơ. Đặc biệt, với những người hoạt động nhiều sẽ cần bổ sung chất đạm nhiều hơn so với người bình thường. Chất đạm ở đây có thể là ức gà, thịt bò, đậu, hạn chế ăn tinh bột, bổ sung rau xanh, trái cây.
– Ngủ đúng và đủ giấc: Việc ngủ muộn, ngủ không đúng giờ, không đủ giấc sẽ khiến cơ thể của bạn nghỉ ngơi không đủ, chưa kịp phục hồi. Lúc này cơ thể sẽ rất căng thẳng, cơ thể tiết ra cortisol khiến chất béo bị giữ lại trong dạ dày từ đó cơ thể sẽ bị tích mỡ bụng.
– Không tập bụng quá nhiều: Nếu bạn nghĩ rằng tập bụng nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh chóng có cơ bụng sáu múi thì hoàn toàn không đúng. Cần tập đúng, nghỉ ngơi đủ, nhóm cơ này mới có thể phát triển và phục hồi, cũng như tránh được những chấn thương không đáng có. Tập quá nhiều, không để nhóm cơ nghỉ đủ thì rất khó để nó phát triển.
IV. Hướng dẫn bài tập ABS Workout
1. ABS Workout là gì?
ABS Workout là những hoạt động thể dục thể thao tác động đến nhóm cơ bụng với mục đích làm cho nó săn chắc, rõ nét. Ngoài ra, workout còn là thuật ngữ dùng để chỉ chung cho việc thiết lập kế hoạch tập luyện.
2. Bài tập ABS Workout dành cho nam
ABS Workout dành cho nam sẽ giúp niềm ao ước của anh em nhanh chóng thành hiện thực. Một cơ thể có vùng bụng phẳng, rõ múi, tay chân săn chắc, có sự thay đổi rõ rệt và tích cực về mặt ngoại hình là những gì mà ABS Workout đem lại cho các bạn nam.
Đồng thời, về mặt sức khỏe, ABS Workout giúp cho nam giới có tư thế đứng thẳng, giảm thiểu tình trạng đau lưng, giúp cột sống dẻo dai, linh hoạt. Hệ hô hấp trở nên khỏe hơn, việc trao đổi khí của cơ thể được dễ dàng, thuận lợi.
3. Bài tập ABS Workout dành cho nữ
ABS Workout có cả dành cho nữ, những bài tập cũng sẽ tập trung vào việc có một vòng eo thon gọn, cơ bụng số 11. Thân hình săn chắc, gọn gàng, thể lực được cải thiện, cơ thể dẻo dai, nâng được vật nặng là những thứ mà bài tập này đem đến cho người tập.
Các bài tập ABS Workout được thực hiện đều đặn, cường độ và độ khó được tăng dần theo thời gian. Có thể tự tập tại nhà, tại phòng gym hoặc ở bất cứ đâu, hãy tập đúng và tập đủ để đem đến kết quả tốt nhất.
4. Lưu ý khi tập luyện ABS Workout
Để việc luyện tập ABS Workout có kết quả như mong muốn, người tập nên tập trung giảm mỡ toàn thân. Việc bạn chỉ chăm chăm vào việc giảm mỡ cho vùng bụng bằng các bài tập cô lập thì cơ thể phát triển không cân đối, hiệu suất tập luyện cũng sẽ giảm xuống.
Khi tập ở cường độ thấp thì các tài tập chỉ cải thiện sức bền, sự dẻo dai cho người tập. Nên tăng tần suất và cường độ cho bài tập để có kết quả về mặt hình thức như bụng sáu múi, cơ bụng số 11. Tần suất thưa sẽ lâu có kết quả, tần suất dày đặc lại khiến người tập dễ chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một lưu ý nữa là bạn nên tập đúng cơ, đừng vì mỏi mà tập sai tư thế, nó không chỉ làm giảm hiệu quả tập luyện mà còn dễ chấn thương. Sai tư thế là điều chắc chắn sẽ xảy ra, tuy nhiên hãy điều chỉnh lại cho đúng và đừng cố ý tập sai trong thời gian dài.
V. Ứng dụng ABS trong cơ khí
1. Hệ thống phanh ABS là gì?
ABS trong cơ khí hay Anti-lock Brake System là hệ thống phanh chống bó cứng. Hệ thống phanh ABS này giúp xe không bị khóa cứng khi phanh, tránh được tình trạng bánh xe trượt dài trên đường khi phanh.
2. Vai trò của hệ thống phanh ABS
Hệ thống phanh ABS được các dòng xe đầu tư, chăm chút khi thiết kế và lắp đặt. Nhờ hệ thống này mà số lượng tai nạn giao thông được giảm xuống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
3. Cấu tạo của hệ thống phanh ABS
– ECU điều khiển trượt: Là bộ phận tiếp nhận dữ liệu từ các cảm biến, sau đó điều khiển và chi phối tất cả các hoạt động của ô tô, xe máy. Đối với những chiếc ô tô hiện đại, ECU là nơi nhận tín hiệu, lưu trữ thông tin, tính toán, đưa ra quyết định xử lý hiệu quả khi gặp các tình huống khác nhau.
– Bộ chấp hành của phanh: Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ cung cấp, ngắt khí nén từ tổng van phanh đến mỗi bầu phanh. Từ việc điều tiết áp suất đến các bầu phanh giúp ngăn cản việc phanh cứng bánh xe, giúp hạn chế việc bánh xe bị trượt trên mặt đường.
– Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ là một chi tiết quan trọng, phân tích nhanh tình trạng của bánh xe khi chịu tác động của má phanh. Nó nằm trong bộ phận phanh điện tử, với mục đích chống việc phanh cứng của bánh xe khi giảm tốc đột ngột. Nhờ có cảm biến này, ô tô và xe máy hạn chế tối đa khả năng văng trượt không kiểm soát.
Ngoài ra trên táp lô điều khiển còn có:
– Đèn báo táp lô: Khi ECU nhận thấy có trục trặc tại ABS, hệ thống hỗ trợ phanh thì đèn báo táp lô sẽ sáng lên để cảnh báo. Do đó, khi thấy đèn này sáng lên, đừng chủ quan, bởi vì hệ thống ABS và EBD của thiết bị có lẽ đang gặp trục trặc.
– Công tắc đèn phanh: Khi bàn đạp phanh bị đạp xuống công tắc này sẽ phát hiện ra và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Ngay cả khi công tắc đèn phanh hỏng thì việc điều khiển ABS vẫn sẽ được thực hiện ngay khi phát hiện ra các lốp bị bó cứng.
– Cảm biến tốc độ: Cảm biến này đảm nhận nhiệm vụ cảm nhận mức giảm tốc, sau đó truyền tín hiệu đến ECU. Sau khi đánh giá điều kiện mặt đường ECU sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp.
4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
Phanh ABS hoạt động dựa trên nguyên tắc chống bó cứng. Nghĩa là khi xe chạy, dưới tác động của cảm biến cùng hệ thống điều khiển, trong quá trình phanh gấp, hệ thống sẽ liên tục kẹp, nhả đĩa. Bánh xe tiếp tục quay với tốc độ chậm, nhờ thế mà bánh bám đường và không bị trượt dài.
Dễ hình dung hơn là khi bạn gặp trở ngại trên đường bắt buộc phải vào cua gấp. Lúc này, phanh cứng thường sẽ dừng ngay khiến cho xe bị trượt, người điều khiển gặp khó khăn và dễ xảy ra tai nạn. Trong khi đó, với phanh gấp ABS, bạn dễ kiểm soát phương tiện hơn. Nhờ vật mà hạn chế được tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.
5. Phân loại phanh ABS trên các dòng ô tô
– Loại 1 kênh (ABS bánh sau): Đây là loại sử dụng 1 cảm biến lắp cầu chủ động, chỉ có 1 kênh điều khiển thủy lực 2 bánh sau của xe.
– Loại 3 kênh: Loại này có 3 – 4 cảm biến tốc độ. Bằng cách sử dụng 2 cảm biến tốc độ cho bánh phía trước, 1 cảm biến ở cầu chủ động sau, 3 kênh điều khiển thủy lực riêng biệt. Trong 3 kênh này có 2 kênh ở 2 bánh trước và 1 kênh chung cho 2 bánh sau.
– Loại 4 kênh: Đây là hệ thống chống bó cứng phanh ABS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại này sử dụng cảm biến tốc độ trên 4 bánh và 4 kênh điều khiển thủy lực độc lập tới 4 bánh.
Xem thêm:
>> Mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng
>> CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI đơn giản
>> Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về ABS. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.