Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất [2023]

Hợp đồng tín dụng là gì

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân… ) với với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định.

Theo đó, hợp đồng tín dụng mang bản chất của hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trong đó bên cho vay bắt buộc phải là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định pháp luật còn bên vay là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…

Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Nội dung cơ bản của Hợp đồng tín dụng

Trong hợp đồng tín dụng gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thông tin của tổ chức tín dụng cho vay: Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp;

– Thông tin của khách hàng: Tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc mã số doanh nghiệp.

– Số tiền cho vay;

– Mục đích sử dụng vốn vay;

– Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

– Phương thức cho vay;

– Thời hạn cho vay;

– Lãi suất cho vay;

– Quyền và trách nhiệm của các bên;

– Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

– Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

– Hiệu lực của Hợp đồng tín dụng.

3. Mẫu Hợp đồng tín dụng hiện nay thế nào?

3.1 Mẫu số 1

Lưu ý:

– Lãi suất ngân hàng: cần tìm hiểu kỹ laic suất ngân hàng mà người đi vay muốn vay vốn để đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính của họ.

– Phí trả nợ quá hạn: hiện nay tình trạng nợ quá hạn ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp một vấn đề cần lưu ý ở đây là người đi vay cần có sự tìm hiểu kỹ về vấn đề lãi quá hạn để đảm bảo lợi về phần họ.

– Vay bao nhiêu là đủ khả năng trả nợ: điều quan trong hơn hết là khả năng chi trả, thanh toán toàn bộ số nợ, người đi vay cần có những dự đoán và tính toán một các cận thận để dự liệu được khả năng trả nợ với số tiền vay.

3.2 Mẫu số 2

4. Hợp đồng tín dụng có cần công chứng không?

Hiện nay, các văn bản luật quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực đối với giao dịch sau:

– Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015).

– Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. (Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015).

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

– Hợp đồng thế chấp nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

– Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

– Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng tín dụng không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, vẫn có thể công chứng Hợp đồng tín dụng theo yêu cầu của các bên. Việc công chứng, chứng thực đầy đủ góp phần đảm bảo tốt hơn tính pháp lý của Hợp đồng tín dụng, tránh những tranh chấp xảy ra.

Trên đây là mẫu Hợp đồng tín dụng phổ biến. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.