Âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây trở nên sôi động và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, những ca khúc theo trào lưu indie như Em, Tám chữ có, Một nhà… được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Indie vốn không còn xa lạ ở Âu Mỹ, thế nhưng ở Việt Nam, khái niệm này còn khá xa lạ. Vậy nhạc Indie là gì? Vì sao giới trẻ lại yêu thích Indie đến thế?
Nhạc indie là gì?
Không giống như Rock, Ballad hay R&B là những dòng nhạc hay thể loại nhạc cụ thể, Indie là một xu hướng âm nhạc được tạo ra từ những nghệ sĩ tự do không hề phụ thuộc vào bất kỳ công ty chủ quản nào hay sử dụng các chiên lược truyền thông thông thường. Họ tự mình sáng tác, phối khí và thu âm của mình vì mục tiêu đam mê là chính.
Indie có nguồn gốc từ Independent nghĩa dịch ra là độc lập. Như vậy, nói theo cách dễ hiểu, Indie là một xu hướng âm nhạc được tạo ra bởi những nghệ sĩ tự do và không nằm trong bất kỳ khuôn khổ nào. Một ca khúc indie thường mang tâm trạng và tính cách của chính tác giả, truyền tải tất cả tâm tư tình cảm của họ vào từng giai điệu.
Nhạc Indie bắt đầu hình thành và xuất hiện đầu tiên cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là một dòng nhạc khó, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao cũng như cần ở người nghệ sĩ chút cá tính riêng biệt, nó gần như đối lập với những dòng nhạc phổ thông mang tính thị trường. Có lẽ vì thế mà mãi cho đến bây giờ, Indie mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam và những người thành công có lẽ cũng không nhiều. Âm nhạc Indie vô cùng đặc biệt thế nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng thành công với nó. Có thể nói, từ giai điệu cho tới ca từ sâu lắng của Indie, tất cả có một sức hút vô cùng mãnh liệt khó có thể giải thích.
Những nghệ sĩ indie tài năng của Việt Nam
Dù là bạn có phải một fan của Nhạc Indie hay không, thì chắc chắn bạn cũng ít nhất 1 lần được nghe đến Thanh Xuân, Chênh Vênh, Lạ hay Một nhà… Đây được xem như những ca khúc nổi bật nhất của Indie. Vậy chủ nhân của những ca khúc này là ai? – Những con người với âm nhạc đẹp đã thành công ra sao?
Cá Hồi Hoang
Cá Hồi Hoang có thể xếp vào một trong những nghệ sĩ Indie số một Sài Gòn, với 2 album riêng và hàng loạt Single. Đến thời điểm hiện tại, nhóm vẫn duy trì được phong độ của mình theo từng năm, tổ chức liveshow thu hút rất đông khán giả yêu thích Indie.
Âm nhạc của Cá Hồi Hoang đúng như cái tên của nhóm, rất điên rất nghênh và có chút hoang dã, độc lập với ca từ mạnh mẽ, điều đó thể hiện trong các sản phẩm đã ra mắt như Tầng thượng 102, Đến bao giờ, Nhà 9A…
Lê Cát Trọng Lý
Lê Cát Trọng Lý có thể được xem là một trong số rất ít những người tiên phong đặt nền móng cho Indie Việt Nam. Đến nay, tên tuổi của Lý đã vượt qua khỏi ranh giới lãnh thổ, tiếp cận được những con người yêu âm nhạc ở những miền xa xôi khác. Một loạt các dự án âm nhạc ở nước ngoài của Lý đã rất thành công như Kẻ khù khờ, Vui Tour… Cùng với đó là các sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng các nghệ sĩ đến từ Mông Cổ, Bhutan và châu Phi
Âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý đầy chất thơ, mộc mạc nhưng lãng mạn đến khó tin. Lời ca nhẹ nhàng bay bổng, cảm xúc dồi dào của những tháng ngày tuổi trẻ. Các ca khúc của Lý tựa như lời tâm sự nhẹ nhàng của một tình yêu đơn phương khó nói, của một cảm xúc chênh vênh không nói thành lời, hoặc đôi khi là tiếng rao của bà đồng nát cũng trở thành nguồn chất liệu bất tận trong âm nhạc của Lý.
Ngọt
Một tên tuổi không thể bỏ qua khi nhắc đến Indie chính là Ngọt – một nhóm nhạc có xuất thân từ Đà Lạt thơ mộng. Nhóm gồm 4 thành viên: Vũ Đinh Trọng Thắng, Nguyễn Hùng Nam Anh, Trần Bình Tuấn và Phan Việt Hoàng. Âm nhạc của Ngọt có hơi hướng của rock n’ roll, indie pop/rock và alternative.
Âm nhạc của Ngọt không chạy theo thị trường hay thậm chí là thị hiếu khán giả. Họ sáng tác và hát bằng chính cảm xúc của mình, đúng chất của những người nghệ sĩ. Thư ấm nhạc“rất nhiều tình”ấy chính là điều khiến nghệ sĩ và khán giả như xích lại gần nhau hơn. Những ca khúc nổi bật của Ngọt có thể kể đến như Quan điểm, Cho tôi đi theo, Cá hồi…
Vũ (Thái Vũ)
Âm nhạc của Vũ nhẹ nhàng sâu lắng với ca từ mộc mạc đầy chất thơ. Những ca khúc của Vũ đa phần đều mang nhiều cảm xúc, nhưng nhìn chung vẫn có chút tâm sự buồn man mác. Đó không phải nỗi khổ hay dằn xé đau thương, buồn của Vũ là nỗi buồn của sự nhớ nhung, sự nuối tiếc… tất cả đều nhẹ nhàng nhưng da diết. Cũng với giọng hát ấm áp, Vũ như truyền tải hết tâm sự của mình vào từng ca khúc như Lạ lùng, Em là mưa, Phút ban đầu…
Da Lab
Da Lab gồm 3 thành viên là Trần Minh Phương, tên thân mật là Kào), Rabbit Run (Nguyễn Trọng Đức, thường được gọi là Thỏ) và JGKid (được biết đến với cái tên Thơm).Đây cũng chính là chủ nhân của Một nhà – ca khúc làm mưa làm gió một thời trong giới trẻ với ca từ đáng yêu.
Nhìn chung, âm nhạc của Da Lab mang sự mạnh mẽ cùng tính chất trào phúng đối với các vấn đề xã hội. Bạn có thể thưởng thức phong cách âm nhạc của Da Lab qua các ca khúc như Một nhà, Từ ngày em đến, Thanh xuân…
Sự khác nhau của nhạc Underground và Indie là gì?
Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam trở nên vô cùng sôi động và dần phổ biến hơn các khái niệm như underground, mainstream hay Indie. Thế nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Underground và Indie.
Như đã nói ở trên, Indie không phải một thể loại hay dòng nhạc, Indie bao gồm tất cả các dòng nhạc mang phong cách cá nhân độc lập. Với Indie, người nghệ sĩ vẫn có thể xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc, kiếm tiền từ việc sáng tác và biểu diễn. Nhìn chung nghệ sĩ Indie tương tự như những nghệ sĩ giải trí khác, vẫn hoạt động âm nhạc và kiếm tiền. Điểm khác biệt duy nhất chính là nghệ sĩ giải trí đầu tư về mặt hình ảnh, thương hiệu và xu hướng thị trường nhiều hơn.
Với underground music – được dịch theo nghĩa đen là âm nhạc dưới lòng đất. Thuật ngữ này được dùng để phân biệt với mainstream/overground. Đúng như tên gọi của nó, nghệ sĩ underground không trình diễn, không có khán giả và tất nhiên, không có tiền. Điều duy nhất khiến họ sáng tác và hát chỉ là đam mê. Tương tự như với Indie, nghệ sĩ underground không có công ty chủ quản hay đơn vị đại diện. Họ tự sản xuất âm nhạc từ tất các khâu như sáng tác, hoà âm phối khí, ghép lời…
Về cơ bản, underground cũng như Indie, không phải một thể loại nhạc hay dòng nhạc cụ thể. Không phải cứ rap thì là underground và không phải cứ underground thì không được hát ballad. Đơn giản vì với underground, người nghệ sĩ được tự do thể hiện bản thân mà không có bất kỳ giới hạn nào.
Tóm lại, Underground và Indie đều là những “loại hình âm nhạc” tự do, độc lập, không chú trọng về hình ảnh, quảng cáo hay thị trường. Điểm khác biệt duy nhất chính là bài hát có được trình diễn chính thúc hay không, có kiếm được tiền hay không… còn nhìn chung, âm nhạc của Underground và Indie đều thể hiện con người của người nghệ sĩ, những cảm xúc và âm nhạc độc đáo vượt qua mọi giới hạn.
Thật ra có rất nhiều khái niệm để phân biệt nhiều thứ trong âm nhạc, từ thế loại, phong cách cho đến dòng nhạc… Thế nhưng chung quy lại, âm nhạc và nghệ thuật chưa bao giờ là giới hạn vì chỉ cần cần cảm thấy “bắt tai” thì đều là hay và bài hát trở nên nổi tiếng. Thế nhưng, nếu đã là âm nhạc đã được định nghĩa thì chí ít, chúng ta nên phân biệt được nhạc Indie là gì, mainstream là như thế nào để có cái nhìn tổng quan nhất về nên âm nhạc nước nhà và thế giới.
Nếu bạn có bất kỳ điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi. Ngoài ra bạn có thể để lại thông tin tại bình luận bên dưới, GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG
CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Giải Pháp Quà Tặng
?Địa chỉ: 75/3 Dương Đình Hội, Phước Long B, quận 9, HCM ?Điện thoại: 0877.177.188 ?Email: [email protected] ?Website:www.giaiphapquatang.com
Xem thêm: Turn down for what là gì?