Feeder là gì? Lợi ích của tàu trung chuyển trong ngành vận tải

Feeder là gì? Lợi ích của tàu trung chuyển trong ngành vận tải

Feeder là gì

Tìm hiểu tàu Feeder là gì?

Để hiểu kỹ càng hơn về feeder là gì chúng ta cùng điểm qua về lịch sử của container vận tải

Lịch sử tàu container

Con tàu đầu tiên chở Cont phải nhắc đến đó là Ideal – X được hoán cải và cải cách từ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc đầu container chỉ được dùng để vận chuyển các chuyến liên quan đến thương mại nhỏ và hàng hóa đơn giản.

Đến năm 1952 tàu chuyên chở container đầu tiên đã được hoạt động ở Đan mạch với sức chứa tăng lên cũng như đa dạng hơn về các loại hàng hóa.

Sức chứa của tàu container được đo bằng số TEU tương đương với chiều dài 20’, rộng 8’ và cao 8,6’. Đây là kích thước bình thường cho một container. Loại container lớn hơn được ví như các tàu mẹ có dung tích lên đến 10.000 TEU. Container cũng có sự phân chia thành 4 loại theo các phương thức sau:

  • Xếp và dỡ sẽ có lolo, roro
  • Dựa trên mức độ chuyển hàng chuyên dụng
  • Phạm vi hoạt động
  • Kích thước các loại tàu chở

Hay dựa vào cấu trúc sẽ có:

  • Container kín
  • Container mở
  • Container khung
  • Container gấp
  • Container phẳng
  • Container có bánh lăn
Lịch sử hình thành tàu container chở hàng

Khái niệm Feeder là gì?

Feeder là tàu con chuyên gom container từ những cảng có lượng container tập trung ở cảng trung chuyển và cung cấp cho tàu mẹ để chở hàng đến cảng đích theo chặng đường dài hơn.

Vessel được hiểu là tàu chuyên sử dụng để vận chuyển cho ngành giao thông vận tải. Ghép hai từ này lại chúng ta có thể hiểu feeder vessel là tàu trung chuyển. Đây là một loại tàu container đặc biệt khi được dùng làm trung gian để vận chuyển hàng hóa cho các tàu lớn.

Tàu trung chuyển để hỗ trợ cho các tàu lớn có điểm khởi đầu là biển sâu không thể ghé tại các cảng nội địa hay cảng biển nhỏ để xuất hàng xuống.

Lúc này feeder vessel sẽ tiếp cận và bốc các container hàng hóa lên để đưa chuyển về đích và được vận tải bằng xe nâng. Và ngược lại, các loại hàng hóa tại cảng khi muốn chuyển qua các tàu lớn sẽ cần những tàu trung chuyển này chuyển từ cảng ra ngoài.

Bên cạnh đó các tàu này còn có tính năng đặc biệt đó là có một thiết bị tải riêng, gồm tải nổ, móc cẩu, dây thừng và tời để có thể dễ dàng đưa hàng hóa lên bờ, tránh được chi phí thuê cẩu hàng.

feeder-la-gi-2-1658714364.jpg
Định nghĩa Feeder là gì?

Một số tuyến vận tải bạn nên biết

Để đảm bảo sự ổn định trong sự phát triển của ngành vận tải, container cũng sẽ có nhiều bước tiến như việc xây dựng các loại thùng chứa mới và phân phối hợp lý.

Điều này sẽ giúp quá trình vận chuyển nhanh chóng, dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí. Hiện tại, tàu container sẽ được khai thác, vận hành theo 3 loại chính là tuyến đầu – cuối, tuyến đi khắp thế giới và tuyến quả lắc theo đoạn. Cụ thể như sau

Tuyến vận tải đầu – cuối

Đây là tuyến vận chuyển truyền thống và hoạt động dựa trên sự di chuyển qua lại giữa hai chuỗi hoặc hai nhóm cảng ở mỗi đầu hoạt động của con tàu.

Có thể hiểu đơn giản là chuyển hàng hóa từ đầu cảng này sang cuối cảng khác. Với hình thức này, hãng tàu có thể phải chuyển container rỗng ngược trở lại cảng ban đầu do sự mất cân đối trong giao thương.

Với tuyến vận tải end-to-end service, container chỉ cần chở hàng từ cảng nọ đến cảng kia là hoàn thành

Tuyến vòng quanh thế giới

Tuyến này được gọi là con đường vận chuyển toàn cầu bởi vì chuyên chở bằng đường biển đi khắp thế giới. Đây là sự kết hợp của tuyến đầu và tuyến cuối tạo thành một mạch hoàn chỉnh, nối liền các tuyến đường biển lớn đến Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Đông Á.

Tuyến quả lắc

Đây là tuyến đường có diện tích hẹp hơn và một số hãng vận tải sử dụng phương pháp này để nối hai chặng vận chuyển chở hàng đến một cảng và cảng này được gọi là cảng trung tâm.

feeder-la-gi-4-1658714363.jpg
Một số hãng đã kết hợp 3 loại hình này để đảm bảo tính độc lập trong quá trình vận chuyển

Những tiêu chí tạo nền tảng cho sự phát triển của tàu feeder là gì?

Tiêu chí tạo nên nền tảng cho Feeder Vessel phát triển bao gồm:

  • Vị trí là tiêu chí quyết định việc các tuyến vận tải có thể hoạt động được hay không và được bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp khác nhau. Các tàu lớn muốn ra vào an toàn thì phải đặt cảng ở vùng nước sâu để neo đậu, tạo điều kiện cho tàu trung chuyển hoạt động. Các tàu này có thể hoạt động với điều kiện mực nước biển trên 14m thì mới đủ khả năng tiếp cận tàu mẹ có lượng hàng lớn.
  • Nhu cầu tiềm năng về công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của Feeder Vessel. Khi cảng có trang thiết bị hiện đại, hữu ích thì việc điều phối và phân bổ công việc sẽ trở nên tách biệt và dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp nâng cao công tác quản lý khai thác cảng, không để lưu trữ container tại bãi quá lâu.
  • Nằm trong khu thương mại tự do thu hút luồng hàng hóa xuất nhập khẩu giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng cường luân chuyển hàng hóa ra vào cảng.
  • Phí vận chuyển là các khoản phí liên quan đến dịch vụ xếp, dỡ và chuyển hàng hóa trong khu vực cảng. Mức phí này phải hấp dẫn và được các mối hàng, chủ hàng biết đến công khai.
  • Các dịch vụ bổ sung như cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu, container, cung cấp nước, nhiên liệu, viễn thông, nhân viên phụ,…nhằm tăng sự hài lòng.
Tiêu chí giúp Feeder Vessel phát triển hiện nay

Ưu điểm của tàu feeder là gì?

Sau khi đọc định nghĩa Feeder là gì trên đây, chắc hẳn bạn đã hình dung được những ưu điểm của loại hình vận tải này. Khi sử dụng dịch vụ Feeder Vessel, bạn sẽ thấy được rất nhiều lợi ích cho việc trao đổi, di chuyển hàng hóa như:

  • Với việc quy hoạch tuyến vận tải kết nối các cảng sẽ giảm về mặt giao dịch. Thay vì các cảng phải hoạt động trực tiếp như trước đây, giao dịch này chỉ dành cho các cảng trong cùng khu vực.
  • Việc tăng quy mô có thể làm tăng kích thước tàu giữa hai cảng trung chuyển mà vẫn đảm bảo không gian khi tàu nằm trong bãi đậu chở hàng. Do đó, việc sử dụng một chiếc thuyền nhỏ với tốc độ nhanh sẽ thuận lợi hơn nhiều.
  • Hàng hóa khi đưa về cảng sẽ được giữ lại kho bãi để khi đủ số lượng mới được chuyển đi. Khi sử dụng các phương pháp này, tuyến vận chuyển sẽ được lấp đầy nhanh hơn và tiết kiệm thời gian chờ đợi cũng như chi phí lưu kho, kho bãi.
feeder-la-gi-6-1658714363.jpg
Feeder Vessel là cơ sở của logistics hàng hải

Lời kết

Qua toàn bộ những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được tại bài viết trên đây mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu được feeder là gì? Hy vọng qua các thông tin về vận tải có thể giúp ích cho bạn trọng tương lai và cuộc sống sau này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.