Đối với những người chuyên về công nghệ thông tin, bug không còn là một khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, với những người mới tìm hiểu về lập trình thì khái niệm này chỉ được hiểu một cách mơ hồ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cloudify để hiểu rõ bug là gì nhé.
1. Bug là gì?
Bug được định nghĩa là những lỗi phần mềm hoặc hệ thống chương trình máy tính làm cho kết quả trả về không chính xác hoặc hoạt động không như mong muốn. Trong giới IT, các lập trình viên hoàn toàn không thích những lỗi này. Bởi vì việc phát hiện lỗi sai và sửa lỗi phần mềm đòi hỏi nhiều công đoạn.
Ngoài khái niệm về bug, những người đang tìm hiểu về lập trình còn cần phải hiểu một số khái niệm sau đây:
-
Debug là gì?
Đây là quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi trong phần mềm trước khi đưa sản phẩm đến tay người dùng. Quá trình debug diễn ra ngay khi viết những dòng code đầu tiên và tiếp tục thực hiện cho đến khi một sản phẩm phần mềm được hoàn thiện.
-
Fixbug là gì?
Fixbug có nghĩa là sửa lỗi, quá trình này sẽ diễn ra ngay sau debug để duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm
Xem thêm: No code – Xu hướng lập trình của tương lai cho doanh nghiệp
2. Các loại bug phổ biến hiện nay:
Là một lập trình viên thì việc làm quen với bug là điều không thể tránh khỏi. Nói một cách đơn giản bug là một lỗi sai trong chương trình. Mà trong quá trình viết code các lập trình viên không thể tránh khỏi những lỗi sai. Các lỗi sai này sẽ được thể hiện ở dạng code. Dưới đây là 5 loại code phổ biến nhất mà chắc chắn rằng các lập trình viên sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời:
-
Bug tí hon:
Giống như cái tên của nó, đây là một loại bug rất nhỏ. Bug tí hon còn thường được gọi là “bọ”. Loại bug này thường xảy ra khi người viết code mắc những lỗi nhỏ như dấu câu chấm phẩy, dấu ngoặc đơn. Trong ngôn ngữ lập trình như Python thì bug có thể xảy ra khi thụt sai lề. Đây là những lỗi rất khó nhìn thấy nên để lập trình viên tìm ra bug và fixbug là khó khăn và tốn thời gian.
Tuy là loại bug gây khó chịu nhất nhưng người viết code có thể phát hiện chúng bằng việc sử dụng IDE phù hợp.
-
Bug không tồn tại:
Có thể nói loại bug này cực kì khó hiểu. Vì sao bạn đã review lại toàn bộ code nhưng vẫn báo lỗi? Có hai nguyên nhân dễ dẫn đến lỗi sai này đó là trình biên dịch bị lỗi hoặc người lập trình đã dùng sai. Sẽ cực kì khó chịu khi bug không tồn tại nhưng vẫn báo lỗi.
Vậy cách xử lý bug là gì? Đó là thường xuyên cập nhật trình biên dịch. Những trình biên dịch cũ không thể hỗ trợ các tính năng mới, khi đó bug không tồn tại xuất hiện.
-
Bug khủng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bug khủng, nhưng chủ yếu là do lỗi chính tả, lỗi toán học hoặc lỗi tài nguyên. Tùy theo những vấn đề khác nhau mà có cách giải quyết khác nhau.
Với lỗi tài nguyên, để fixbug lập trình viên phải tìm ra bug là gì sau đó sửa lỗi. Có thể lỗi này là do sử dụng sai các loại dữ liệu hoặc sai phạm vi truy cập. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một loại code riêng và cần viết đúng cú pháp.
Lập trình viên cũng có thể dùng trình biên dịch để phát hiện ra lỗi sai nhanh chóng. Đồng thời theo sát code của phần mềm một cách cẩn thận tỉ mỉ để không gặp phải bug khủng.
-
Bug ẩn thân
Đây là loại bug mà các lập trình viên sợ gặp phải nhất. Bởi vì, loại bug này không hề xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch. Chỉ khi hoàn thành phần mềm hoặc hệ thống thì lỗi này mới xuất hiện.
Để sửa lỗi, ITer phải rà soát lại từ đầu và thực hiệu debug. Bug ẩn thân thường là lỗ hổng khiến cho các phần mềm bị hack và gây ra sự cố không mong muốn có các phần mềm hoặc chương trình.
-
Bug bất ngờ
Đây là loại bug không xuất hiện ngay từ đâu. Điều này nằm ngoài dự đoán của lập trình viên. Code của bạn có thể hoàn hảo hôm nay nhưng ở một thời điểm khác nó lại không hoạt động hoàn hảo. Những lỗi này không phải do ai đó vô tình sửa code của bạn mà là do bạn biên dịch lại đoạn code đã hoàn hảo đó
Lời khuyên để không gặp phải loại bug đó là khi code của bạn đã hoạt động hoàn hảo thì không nên biên dịch lại mà đưa vào sử dụng. Bởi vì có những loại bug xuất hiện chỉ 5 phút bạn có thể sửa được nó. Nhưng có những loại bạn phải dành 5 ngày, thậm chí là cả đời vẫn chưa sửa được.
Xem thêm: Code là gì? 5 bước quan trọng để viết code thành công
3. Phần kết
Những kiến thức cơ bản được Cloudify giới thiệu chắc chắn đã cho bạn cái nhìn tổng quan về bug là gì. Hãy đọc thêm những bài viết của Cloudify tại đây để cập nhật những kiến thức bổ ích