Mọi người đã quá quen thuộc với đường cát trắng, nhưng vẫn còn khá lạ lẫm với đường nâu. Vậy đường nâu là gì và có công dụng như thế nào đối với sức khoẻ. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Đường là một trong những loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Không chỉ mang đến hương vị ngon ngọt cho món ăn, đường còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em tin dùng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đường như đường trắng, đường nâu, đường phèn,.. mỗi loại đều có những đặc điểm và công dụng khác nhau.
Tham khảo thêm công dụng của từng loại đường tại: Công dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biết
Với vị ngọt đặc trưng cùng những công dụng tuyệt vời, đường nâu đang dần trở nên phổ biến với nhiều chị em nội trợ. Vậy bạn có hiểu rõ về loại đường này?
Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đường nâu, xem đường nâu có ưu điểm gì và khác biệt gì so với đường trắng.
1Đường nâu là gì?
Sau khi kết tinh đường trắng, phần nước thừa còn lại sẽ tạo thành hỗn hợp dạng sệt, đậm màu, được gọi là mật đường. Sau đó, nhà sản xuất sẽ dùng loại nước đó đem trộn với đường trắng, qua quá trình xử lý sẽ tạo ra đường nâu.
Như đường trắng, đường nâu là một loại đường sucrose và có dạng hạt nhuyễn. Tuy nhiên, loại đường này lại có màu nâu do được nhuộm bên ngoài bởi mật mía theo tỷ lệ 8 – 10%. Màu sắc của đường nâu phụ thuộc vào lượng mật đường mà bên sản xuất cho vào, do đó có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ màu nâu đậm cho tới màu nâu vàng.
Thành phần trong đường nâu
Đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo. Bên cạnh đó, loại đường này còn chứa nhiều khoáng chất dồi dào như carbohydrate, canxi, magie, kali và sắt.
Các loại đường nâu
Hiện nay, có 2 loại đường nâu phổ biến trên thị trường là đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại.
Đối với đường nâu tự nhiên, người ta thường giữ lại một phần mật đường ở giai đoạn cuối trong quá trình làm đường. Còn với đường nâu thương mại thì được sản xuất bằng cách nhuộm mật đường lên đường trắng để tạo màu nâu.
Đường nâu thường dùng để làm các món nào?
Loại đường này có khả năng tạo màu tự nhiên, tăng hương vị cho các món ăn nên thường được sử dụng để làm bánh ngọt, đồ uống, các món chè, món nướng, kho…
Khi làm bánh, nhất là bánh quy muốn bánh ngọt đậm, tăng độ ẩm cho bánh và cho màu bánh vàng óng đẹp mắt thì bạn nên bỏ bớt 1 lượng đường trắng và thay thế nó bằng đường nâu.
Ướp thịt heo với nước mắm, nước tương, đường nâu, tiêu, dầu ăn, thêm ít hành tím và xả băm thì thịt sẽ mềm, ngon, vàng đẹp và thơm hơn nhé.
2Tác dụng của đường nâu với sức khỏe và làm đẹp
Giảm cân, ngừa bệnh béo phì
Vì lượng calo thấp nên đường nâu thường được dùng để thay thế đường trắng trong chế biến các món ăn và thức uống. Nhờ vào đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa được bệnh béo phì, đồng thời giúp các chị em phụ nữ đạt được cân nặng như ý muốn.
Đẹp da, ngăn ngừa mụn
Nếu chị em đang tìm kiếm phương pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn và hiệu quả thì đừng bỏ qua đường nâu. Với lượng mật mía cùng hợp chất axit glycolic dồi dào nên loại đường này có tác dụng chống lão hóa, trị mụn,… mang đến cho chị em làn da mềm mịn, trắng sáng.
Giảm đau bụng kinh
Thành phần kali trong đường nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Để giảm được cơn đau bụng kinh, bạn có thể pha đường nâu để làm nước chanh nóng.
Hồi phục sức sau khi sinh
Sau khi sinh, các mẹ phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại sức. Nhưng giờ không cần lo lắng nữa vì đã có đường nâu, một biện pháp hồi phục sức hiệu quả và an toàn. Với các khoáng chất giàu có như canxi, đường nâu cung cấp một lượng lớn năng lượng, giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng, đánh tan mệt mỏi.
Đường nâu tưởng chừng như rất xa lạ nhưng lại quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn hàng ngày. Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đường này cũng như những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại.
Xem thêm các bài viết hay khác:
Tham khảo các loại đường nâu, đường vàng giá tốt, chất lượng bán tại Bách hóa XANH nhé:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH