IPC viết tắt là gì? Công việc của nhân viên IPC trong ngành Dược

IPC viết tắt là gì? Công việc của nhân viên IPC trong ngành Dược

Ipc là gì

IPC viết tắt của từ gì?

IPC là viết tắt của từ Inter Process Communication, trong Tiếng Việt có nghĩa là đảm bảo chất lượng. Đây được xem là một trong những điều kiện quan trọng trong ngành Dược bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

Vì vậy, quá trình đảm bảo chất lượng (IPC) trong ngành Dược không chỉ thể hiện ở sản phẩm cuối cùng mà nó còn thể hiện trong quá trình đảm bảo nghiên cứu và sản xuất đến thành phẩm. Bất kỳ công đoạn nào cũng cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra và đánh giá thường xuyên để có thể đảm bảo được sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt nhất, chất lượng nhất đồng thời phân bố rộng rãi đến nhiều khách hàng trên thị trường.

Mô tả công việc của nhân viên IPC trong ngành Dược

Bạn có biết công việc cụ thể của một nhân viên IPC là gì không? Thông thường, nhân viên IPC sẽ thực hiện những công việc như sau:

  • Thực hiện hoạt động kiểm tra việc tuân thủ đúng theo GMP – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của doanh nghiệp dược
  • Thực hiện lấy mẫu bán thành phẩm để kiểm định chất lượng đã tuân thủ theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất GMP hay chưa
  • Thực hiện kiểm định chất lượng theo các chỉ tiêu kiểm định đã được đề ra trong quá trình sản xuất và nghiên cứu dược phẩm
  • Thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát và luôn kiểm tra kỹ lưỡng mọi công đoạn thực hiện nhằm tạo ra một dược phẩm đảm bảo chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất
  • Lấy mẫu bán thành phẩm gửi đến phòng kiểm tra chất lượng theo đúng thời hạn
  • Thường xuyên ghi chép lại công việc của mình đã làm vào sổ tay để làm tài liệu cho bản thân sau này cũng như giúp bản thân ghi nhớ được tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là tài liệu để bạn làm báo cáo và đánh giá việc đảm bảo chất lượng của dược phẩm
  • Trong quá trình kiểm định nếu phát hiện những điểm bất thường và không phù hợp phải báo ngay cho quản lý cấp trên để xử lý kịp thời
  • Chịu trách nhiệm với công việc được phân công và trách nhiệm của cá nhân mà bạn đang đảm nhận là nhân viên IPC trong ngành Dược
  • Thực hiện kiểm tra thường xuyên việc bảo quản nguyên vật liệu, bao bì và thành phẩm theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo được chất lượng tốt nhất với dược phẩm sản xuất ra và cung cấp trên thị trường
  • Báo cáo với cấp trên về việc xử lý các sản phẩm lỗi, bị loại bỏ và các dược phẩm bị đại lý trả về kho.
  • Giám sát quy trình sản xuất, các điều kiện sản xuất và vệ sinh trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra và lưu thông trên thị trường.

Vậy để thực hiện tốt những công việc trên cũng như đảm bảo chất lượng của dược phẩm thì một nhân viên IPC cần có những kỹ năng hay phẩm chất gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này.

Những kỹ năng và phẩm chất cần có của nhân viên IPC

– Thứ nhất, nhân viên IPC cần có sự am hiểu về các loại dược liệu và công dụng của từng loại như thế nào đối với sức khỏe con người để có thể nghiên cứu ra các sản phẩm dược phẩm có lợi cho sức khỏe con người cũng như đảm bảo được chất lượng của dược phẩm đó

– Thứ hai, nhân viên IPC phải là người có kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật tiếng Anh một cách thành thạo bởi hầu hết các sản phẩm dược phẩm hay thành phần của thuốc, dược phẩm đều được viết bằng tiếng Anh

– Thứ ba, kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu cơ bản của hầu hết các ngành nghề và nhân viên IPC cũng không ngoại lệ

– Thứ tư, bởi vì tính chất công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cho nên một nhân viên IPC phải là người chịu được áp lực công việc tốt, luôn có tinh thần học hỏi để có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng nhất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng

– Thứ năm, tính trung thực và trách nhiệm của bản thân đối với công việc mình làm là một trong những phẩm chất không thể thiếu của một nhân viên IPC chuyên nghiệp. Đây sẽ là nền tảng giúp họ tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng nhất cho sức khỏe con người.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về IPC trong ngành Dược. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như những công việc cần thiết của một nhân viên IPC. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến IPC hoặc nhu cầu xây dựng GMP thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Ngày cập nhật: 2021-09-09 11:25:42