VAI TRÒ CỦA DURATION KHI ĐO LƯỜNG RỦI RO TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm
Duration là khoảng thời gian trung bình để người sở hữu trái phiếu nhận được toàn bộ dòng tiền của trái phiếu. Công thức tổng quát:
Trong đó:
– PV(CFi): Giá trị hiện tại của dòng tiền i
– Ti: Thời điểm nhận được dòng tiền i
Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu và là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu.
2. Tác động của Duration
Trong đó:
– ∆P: Biến động giá trái phiếu
– MD: Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh (1 thước đo khác của Duration)
– ∆y: Biến động lợi suất trái phiếu
Ví dụ, đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là 5, khi lãi suất thị trường tăng lên 1%, giá trái phiếu sẽ giảm đi 5%.
Vì vậy, Duration là thước đo quan trọng được các nhà quản trị danh mục fixed income chuyên nghiệp sử dụng nhằm đánh giá rủi ro lãi suất của trái phiếu. Duration càng ngắn, thời gian trung bình để nhận được dòng tiền trái phiếu càng được rút ngắn, do đó giảm thiểu rủi ro cho người nắm giữ. Ngược lại, Duration càng cao, giá trái biến động đổi càng nhiều khi có sự thay đổi về lợi suất, dẫn tới rủi rủi ro khi nắm giữ cho nhà đầu tư.
Rõ ràng, các trái phiếu có lãi suất cố định chịu ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro lãi suất do các khoản trái tức (coupon) được nhận là cố định trong toàn bộ thời gian nắm giữ. Trong khi trái phiếu có lãi suất thả nổi được điều chỉnh lãi suất định kỳ (sau mỗi kỳ 3, 6 tháng…), do đó giá của trái phiếu sẽ được điều chỉnh theo lãi suất hiện hành của thị trường.
3. Mô hình của TCBF
Nguồn: TCBF tổng hợp
Tính đến hết tháng 9/2017, TCBF đầu tư chủ yếu vào các sản phẩm có lãi suất thả nổi như trái phiếu doanh nghiệp (điều chỉnh lãi suất sau 3, 6 tháng) hoặc các công cụ đầu tư suất cố định nhưng có kỳ hạn chỉ dưới 1 năm (tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi). Cụ thể, hơn 90% danh mục của TCBF là các tài sản có thời gian đáo hạn bình quân dưới 1 năm (chủ yếu là 6 tháng). Do đó, hạn chế cho nhà đầu tư được rủi ro biến động lãi suất thị trường khi nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên, các danh mục có Duration ngắn thì lợi tức thường thấp hơn các danh mục có Duration lớn do phần bù rủi ro thấp hơn.
4. So sánh với Các Quỹ khác
Nguồn: TCBF tổng hợp (So sánh các Quỹ đã hoạt động được trên 1 năm)
Trong 5 Quỹ mở trái phiếu hoạt động được trên 1 năm trên thị trường, TCBF là 1 trong 2 Quỹ (cùng với MBBF) có tài sản đầu tư chủ yếu vào các công cụ có thời gian đáo hạn bình quân ngắn và được điều chỉnh lãi suất định kỳ (trái phiếu doanh nghiệp). Cụ thể, TCBF đầu tư hơn 60% vào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất thả nổi, trong khi MBBF đầu tư 40% danh mục. Ngoài Duration ngắn, danh mục đầu tư của TCBF hoàn toàn không có cổ phiếu nên rủi ro biến động giá của các loại tài sản của Quỹ rất thấp.