Vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng trong phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa. Trong đó, hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thường có khối lượng lớn, phải chuyên chờ bằng container. Vậy vận tải container là gì? Cùng Đại Dương Xanh tìm hiểu nhé.
Thế nào là vận tải hàng hóa bằng Container?
Container là một thiết bị, dụng cụ vận tải có các đặc trưng cố định, bền chắc, có thể sử dụng được nhiều lần. Container được thiết kế cấu tạo đặc biệt, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải kết hợp. Hàng hóa vận tải bằng Container không phải xếp dỡ cảng dọc đường mà giữ kiện chuyển thẳng tới bến nhận.
Vận tải container được hiểu chính là hoạt động chuyên chở các container hàng hóa tới địa điểm nhận hàng hoặc khu vực bốc xếp tùy theo yêu cầu giao nhận. Như vậy, những hàng hóa vận tải Container thường là mặt hàng có kích thước lớn hẳn, hoặc ghép nhiều kiện hàng lại.
Riêng với vận tải Container, người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng, còn người nhận sẽ dỡ hàng khỏi Container. Đóng Container thường là các loại hàng hóa đồng nhất, đủ đóng thì hiệu quả kinh tế cao nhất.
Container có kích thước được xác định bởi International Organization for Standardization (ISO). Container có nhiều loại, nhưng Container tiêu chuẩn có kích thước như sau:
- Chiều rộng 8 feet (khoảng 2,4 m)
- Chiều cao 8 feet 6 inches cao (khoảng 2,6 m)
- Chiều dài 20 feet (khoảng 6 m) – 40 feet (khoảng 12m)
Hiện nay, chỉ có 2 phương thức vận tải đáp ứng được việc chuyển tải các container đó là vận tải đường biển và vận tải đường bộ. Các container sử dụng sẽ kích thước và chức năng khác nhau, phù hợp với từng loại hàng hóa.
Yêu cầu vận chuyển và khối lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến lựa chọn Container vận tải. Container được phân loại dựa vào kích thước, cấu trúc và công dụng của chúng, cũng sẽ có tên gọi khác nhau.
Hàng container là gì và đặc điểm vận tải Container?
Hàng container là những loại hàng hóa đặc biệt được đóng trong container để vận chuyển. Hàng container còn được viết tắt là FCL, là loại hàng hóa vận tải chuyên dụng.
Theo cách vận tải container, trách nhiêm về đóng hàng, giao nhận, bốc dỡ,… được phân chia riêng cho người gửi và người chuyên chở như sau;
Người gửi hàng
Người gửi hàng có trách nhiệm:
- Thuê hoặc vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chưa hàng
- Đóng hàng vào container, bao gồm cả chất xếp, chèn lót hàng
- Đánh mã kí hiệu hàng cùng kí hiệu chuyên chở
- Làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì đúng theo quy chế xuất khẩu
- Vận chuyển và giao nhận cho người chuyên chở tại bãi, nhận vận đơn do người chuyên chở cung cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các hoạt động vận tải trên
Người chuyên chở
Người chuyên chở có trách nhiệm:
- Phát hành vận đơn gửi cho người gửi hàng giữ
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container, kể từ khi nhận container tại bãi cho đến khi người nhận được giao nhận hàng.
- Bốc container từ bãi cảng container gửi xuống tàu chuyên chở, gồm cả việc chất xếp hàng lên tàu.
- Dỡ hàng ra khỏi tàu lên bãi cảng container đích
- Giao hàng cho người nhận tại bãi, có vận đơn hợp lệ
- Chịu các chi phí liên quan đến các hoạt động vận tải trên
Người nhận chở hàng
Người nhận chở hàng có trách nhiệm sau;
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu, làm thủ tục hải quan cho lô hàng
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người chuyên chở, sau đó nhận hàng tại bãi
- Vận chuyển hàng về kho bãi và trả container rỗng cho người chuyên chở
Ưu điểm của vận tải container
Hình thức vận tải container hiện nay rất phổ biến, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận tải quốc tế,… Hình thức vận tải này có rất nhiều ưu điểm, với cả phía người gửi lẫn phía người nhận:
Với khách hàng
- Giảm chi phí bao bì và thời gian kiểm đếm hàng.
- Hàng hóa trong Container được bảo vệ tốt, giảm thiểu các tình trạng bị mất cấp, hư hỏng hoặc nhiễm bẩn.
- Đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình vận chuyển nội địa cũng như giảm chi phí điều hành lưu thông.
- Vận tải container có thể chuyên chở được khối lượng và số lượng hàng hóa lớn trong một lần chuyên chở. Việc này đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời, giúp quá trình sản xuất không bị ngưng trệ.
Với đơn vị chuyên chở
Đơn vị chuyên chở tránh được tình trạng thất lạc, mất hỏng hàng hóa.
Việc vận chuyển bằng container rất dễ dàng quản lý và kiểm soát bởi mỗi container vận chuyển là riêng của một khách hàng.
Khách hàng cần vận tải container đa phần là doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu vận tải cố định và lâu dài. Đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho các công ty vận tải hàng hóa.
Với những ưu điểm này, cũng dễ hiểu khi hình thức vận tải container đang bùng nổ, phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Dù những người không chuyên, không làm việc trong lĩnh vực này cũng biết về container và vận tải container.
Vận tải container nội địa được thực hiện hàng ngày, đủ đáp ứng nhu cầu vận tải nhanh trong nước. Còn vận tải quốc tế thì thường sẽ dùng tài container chuyên chuyến, có lịch trình cố định.
Vận chuyển container phù hợp với những loại hàng hóa nào?
Vận chuyển container rất đặc thù, mặc dù có nhiều ưu điểm song không phải loại hàng hóa nào cũng phù hợp. Hàng hóa thường được vận chuyển bằng container gồm:
Hàng nội địa
- Hàng có khối lượng tương đối lớn (chẳng hạn vài chục tấn)
- Hàng khối lượng không lớn nhưng có thể xếp vừa container.
- Hàng hóa vận chuyển có thể đóng thành một hoặc nhiều container. Vận chuyển hàng hóa nội địa container bằng đường biển, giữa cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để chuyển hàng Nam – Bắc. Trên tuyến này, hàng container chủ yếu đi thẳng, rất ít khi tàu container nội địa ghé vào những cảng giữa như Đà Nẵng hay Quy Nhơn. Ngoài ra, trên tuyến Hải Phòng – Sài Gòn chỉ vận chuyển hàng nguyên container (viết tắt là FCL) chứ không chạy hàng lẻ (viết tắt là LCL). Nếu muốn chuyển hàng container có khối lượng ít hơn, từ vài tấn (mét khối) hàng thì nên vận tải container bằng xe tải Bắc-Nam sẽ phù hợp hơn.
Hàng xuất nhập khẩu
Đa phần hàng xuất nhập khẩu hiện nay đều có thể phù hợp với việc vận chuyển bằng container đường biển. Đặc biệt là những mặt hàng thông dụng, hàng hóa chủ lực của Việt Nam như gạo, điều, tiêu, cà phê,… Những mặt hàng công nghệ cao, thiết bị điện tử như máy móc, thiết bị điện, đồ điện tử,… cũng có thể vận tải Container.
Tất nhiên, vẫn có nhiều loại hàng hóa, thương phẩm không phù hợp đưa vào container để vận tải trong nước hoặc ra/vào Việt Nam. Dưới đây là những mặt hàng không phù hợp với vận chuyển bằng container:
Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh
Một số mặt hàng trong nhóm này có thể kể tới như: đồ trang sức, hoa tươi,… Những trường hợp hàng hóa này nên chọn chuyển bằng đường hàng không, mặc dù chi phí cao nhưng đảm bảo nhanh và an toàn hơn.
Những lô hàng có khối lượng lớn
Từ khoảng vài chục nghìn tấn trở lên. Tiêu biểu là những mặt hàng: gạo, vôi, quặng, phân bón,… Những hàng hóa này thích hợp với vận chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ tùy theo.
Những loại hàng đặc biệt cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng
Như: khí hóa lỏng, dầu thô, ô tô,… Tuy nhiên nếu khối lượng ít, những hàng hóa này vẫn có thể vận chuyển được bằng container chuyên dùng.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được vận tải Container là gì và các vấn đề liên quan. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn về hình thức vận tải hàng hóa này, liên hệ với Đại Dương Xanh bạn nhé.