Chứng nhận BRC được phát triển để giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu của các thị trường quốc khó tính như Hoa Kỳ và EU.
BRC là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều nhà bán lẽ lớn tại các nước phát triển áp dụng. Có hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia thực hiện.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm để có cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế, nhất là hệ thống các chuỗi siêu thị lớn thì sản phẩm phải đạt chứng chỉ BRC để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Chứng chỉ BRC là gì?
BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. Thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn BRC đưa ra các yêu cầu giúp bạn kiểm soát được cả một dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và sơ chế, chế biến, điều kiện bảo quản đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.
BRCGS – Phiên bản 9 (BRCGS Food Issue 9) là phiên bản mới nhất được ban hành năm 2022. Phiên bản này cam kết quản lý tập trung chủ yếu vào chương trình phân tích an toàn thực phẩm dựa trên hệ thống phân tích và kiểm soát nguy hiểm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. Ngoài ra, với sự cần thiết ngày càng tăng giám sát môi trường của vi sinh vật trong các cơ sở sản xuất thực phẩm, người ta đã chú trọng hơn đến việc phòng vệ thực phẩm và phòng chống gian lận thực phẩm.
BRCGS Food Issue 9 áp dụng cho những đối tượng nào?
- BRC lop (BRC Food Issue 5 – phiên bản cũ): Áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất bao bì và vật liệu bao gói cho tất cả các loại sản phẩm từ thực phẩm đến các sản phẩm tiêu dùng ở tất cả các cấp độ: sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.
- BRC Food (BRC Food Issue 8 – phiên bản cũ): Áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp như: các cơ sở, công ty/ nhà máy sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm như: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượi, dầu ăn,…
- BRCGS (BRCGS Food Issue 9 – đang áp dụng): Tiêu chuẩn An toàn thực phẩm BRCGS – Phiên bản 9 đã được công bố vào ngày 09/08/2022. Và chứng nhận BRCGS theo phiên bản 9 sẽ bắt đầu được đánh giá từ ngày 01/02/2023.
09 bước tư vấn chứng nhận BRC
09 bước cấp chứng nhận BRC dưới đây sẽ giúp bạn có nhìn tổng quan và nắm được quy trình thực hiện cấp chứng nhận BRC được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Thành lập ban BRC
Sau khi đã thống nhất thông tin và ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn. Bước đầu tiên chúng ta sẽ thành lập Ban dự án BRC (tương tự như Ban ISO). Thành lập Ban thực hiện dự án, các thành viên trong ban dự án do doanh nghiệp bạn đưa ra. Các thành viên được lựa chọn thường là các trưởng phó bộ phận và phòng ban.
Bước 2: Tổ chức đào tạo nhận thức tiêu chuẩn BRC
Khóa đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn BRC là bắt buộc, bởi phải có kiến thực về BRC thì mới gia triển khai dự án được. Tất cả các thành viên trong ban dự án và các thanh viên liên quan khác sẽ tham gia vào khóa đào tạo.
- Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn.
- Đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn và hướng dẫn triển khai yêu cầu tiêu chuẩn.
Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu
Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong Ban BRC đã được phân công từng bộ phận cụ thể: hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Đồng thời sắp xếp thời gian phù hợp với các thành viên trong Ban BRC.
Bước 4: Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu
Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong Ban dự án BRC ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành. Thực hiện áp dụng vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Bước 5: Đào tạo đánh giá viên nội bộ
- Tiếp tục tổ chức khóa đào tạo đánh giá viên nội bộ cho Ban BRC.
- Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn thành viên Ban BRC triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ.
- Sau khi học, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình.
Bước 6: Triển khai đánh giá nội bộ
- Chuyên gia tư vấn sẽ kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá.
- Trong quá trình đánh giá nội bộ sẽ đưa ra những lỗi cần khắc phục (nếu có) để phù hợp với tiêu chuẩn BRC.
- Sau khi đã khắc phục xong những lỗi xảy ra, nếu xét thấy cần thiết thì doanh nghiệp nên đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo đã khắc phục hết lỗi của lần đánh giá đầu tiên.
Bước 7: Đăng ký chứng chỉ BRC
Sau khi đã khắc phục hết lỗi trong lần đánh giá nội bộ. Đơn vị tư vấn sẽ hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ thực hiện đăng ký với Tổ chức chứng nhận BRC uy tín và nêu lên các điểm mạnh/ yếu của từng tổ chức chứng nhận cho Khách hàng để chọn lựa (Dự kiến thời gian thực hiện là 1 buổi).
Bước 8: Đánh giá chứng nhận BRC
Tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn chuyên gia đến tại doanh nghiệp để đánh giá hệ thống tài liệu và tình hình áp dụng thực tế để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn BRC.
Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các lỗi và yêu cầu khắc phục (nếu có).
Bước 9: Cấp chứng chỉ BRC và duy trì tiêu chuẩn
- Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận.
- Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn BRC.
- Chứng nhận BRC có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp. Thực hiện đánh giá giám sát hằng năm, không quá 12 tháng/lần.
Để được tư vấn chứng nhận BRC hoặc các tiêu chuẩn khác, Quý khách hàng có thể liên hệ theo số Hotline: 0901.981.789 để được tư vấn chi tiết và báo giá trọn gói.