Bệnh về thận là một trong những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và khó kiểm soát. Trong khi đây lại là bộ phận quan trọng, giữ nhiều nhiệm vụ trong cơ thể con người. Lúc này, siêu âm thận là phương pháp hữu hiệu trong phát hiện, chẩn đoán các bệnh về thận. Hôm nay, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin liên quan đến kỹ thuật này nhé.
08/02/2020 | Tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm chức năng thận tiên tiến nhất hiện nay07/02/2020 | Xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá chức năng của thận01/02/2020 | Xét nghiệm 17-OHP phát hiện bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh11/01/2020 | Xét nghiệm BUN giúp đánh giá chức năng gan và thận
1. Kỹ thuật siêu âm thận là gì?
siêu âm thận là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh, phương pháp này sử dụng các sóng siêu âm có tần số lớn (nằm ngoài ngưỡng nghe được của tai người) để tạo ra các hình ảnh về kích thước, cấu trúc của thận, từ đó có thể thấy được những dấu hiệu bệnh lý về thận. Việc chẩn đoán sớm các bệnh lý về thận giúp có hướng điều trị thích hợp và nâng cao được hiệu quả điều trị.
siêu âm thận là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh về thận
Phương pháp siêu âm này giúp xác định được vị trí thận có bình thường hay không, đánh giá được kích thước, cấu trúc của thận, sự liên quan của thận với các tạng xung quanh.
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của người đi siêu âm.
Các tình trạng bệnh lý ở thận có thể chẩn đoán được nhờ siêu âm:
-
Thận thay đổi kích thước: sưng to hay bị teo lại.
-
Sỏi thận, sỏi niệu quản.
-
U nang thận, thận bị ứ nước.
-
Áp xe thận, viêm cầu thận cấp tính và mãn tính.
-
Hội chứng thận hư, suy thận.
Tuy nhiên, kết quả siêu âm Thận thường cho kết quả không rõ ràng khi bệnh đang tiến triển ở mức độ nhẹ. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thận thì kết quả siêu âm chính xác nhất. Vì thế, khi đi khám hệ tiết niệu – thận thì nên kết hợp giữa siêu âm và làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để cho kết quả chính xác: chụp X – quang, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận,…
Ngoài ra, siêu âm còn được sử dụng để đánh giá tiến triển và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc các bệnh về thận.
2. Siêu âm thận được chỉ định khi nào?
Siêu âm thận có thể được thực hiện định kỳ trong các lần khám bệnh tổng quát toàn bộ cơ thể. Khi bạn có các dấu hiệu bất thường về tiết niệu thì nên thăm khám và siêu âm tiết niệu – thận.
Dưới đây là các dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về thận:
-
Đi tiểu ra máu.
-
Đi tiểu khó, tiểu buốt hoặc bí tiểu không đi tiểu được.
-
Nước tiểu bất thường: nước tiểu có màu lạ như màu trắng, nước tiểu đục, nước tiểu có nhiều cặn, nước tiểu có nhiều bọt,…
-
Đau bụng vùng thận.
-
Tai nạn gây chấn thương vùng bụng.
-
Tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột không rõ nguyên nhân.
-
Chụp X – quang thận nhưng không thấy thận hoặc thấy thận nằm ở vị trí bất thường.
-
Mắc các bệnh lý về thận: suy thận, thận đa nang.
-
Theo dõi tình trạng thận.
Khi có dấu hiệu đau thận nên đi siêu âm và khám thận – tiết niệu
3. Các hình ảnh có được khi siêu âm thận
Hình ảnh thận bình thường:
-
Thận bình thường có hình hạt đậu, rốn thận ở mặt trong, bờ thận đều.
-
2 thận có kích thước tương đương nhau, tuy nhiên hai bên có sự chênh lệch nhẹ.
-
Siêu âm không thấy niệu quản. Nếu thấy là do niệu quản bị dị tật hoặc bị giãn.
Hình ảnh thận bệnh lý:
a. Bệnh lý thận lan toả:
Thường thấy hình ảnh thận tăng hoặc giảm kích thước, ranh giới nhu mô thận và đài bể thận không rõ, nhu mô thận tăng âm hơn bình thường…
Siêu âm giúp phát hiện bệnh đa nang thận
b. Bệnh lý thận khu trú:
– Thận ứ nước: thận bị tổn thương ở nhiều mức độ, sự tổn thương được đánh giá qua hình ảnh siêu âm thận có thể chia ra 3 mức độ:
+ Tổn thương mức độ 1: Lúc này bể thận bị giãn, đồng thời giãn nhẹ các đài thận.
+ Tổn thương mức độ 2: Bể thận bị giãn nặng gây chèn ép phần nhu mô, làm cho nhu mô thận nhỏ lại.
+ Tổn thương mức độ 3: đây là mức độ nghiêm trọng nhất. Lúc này cả bể thận và đài thận đều bị giãn trầm trọng, phần nhu mô thận còn lại rất mỏng. Trường hợp này hình ảnh siêu âm có thể cho thấy được nguyên nhân tắc nghẽn gây ứ nước ở thận, ví dụ như: sỏi niệu quản, lao thận, teo niệu quản, dị dạng niệu quản, các chèn ép từ bên ngoài có thể do u vùng chậu,…
– Sỏi thận: Sỏi thường hay gặp ở bể thận, đài thận, ít khi gặp ở nhu mô thận.
– Áp xe thận: khối siêu âm hỗn hợp, không rõ giới hạn, bên trong có chứa dịch.
– Áp xe quanh thận: thận được bao quanh bởi lớp dịch không đồng nhất.
– Tụ máu quanh thận: vùng dưới bao thận có lớp dịch hình liềm, thận có thể bị lệch.
– Chấn thương thận: Tuỳ vào mức độ dập nhu mô thận mà có thể thấy các hình ảnh khác nhau của nhu mô thận.
– U thận: phát hiện các khối u ở thận, tuy nhiên không phân biệt được u lành hay u ác.
– Dị tật tiết niệu bẩm sinh: teo thận bẩm sinh, thận nằm trong vùng chậu, chỉ có 1 thận, bể thận nằm ngoài thận, thận hình móng ngựa.
Hình ảnh siêu âm cho thấy thận hình móng ngựa
-
Đánh giá tình hình sức khỏe sau ghép thận: siêu âm Doppler thận giúp đánh giá tình trạng hoạt động của quả thận sau khi ghép, xác định nguyên nhân suy giảm chức năng của quả thận ghép: do tắc mạch, đào thải qua thận ghép, tắc bể thận.
Để kiểm soát được sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe tiết niệu thì siêu âm thận là một phương pháp an toàn và hữu ích nhất. Vì thế, hãy tìm gặp bác sĩ và thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe. Bạn có thể tìm thấy dịch vụ này ở hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước. MEDLATEC chính là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy để bạn có thể tin tưởng và thực hiện siêu âm. Với trên 24 năm hoạt động, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn và hệ thống máy móc hiện đại, MEDLATEC đảm bảo sẽ mang đến cho bạn một chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.
Hãy liên lạc với chúng tôi thông qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn trước với bác sĩ.