Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, phẫu thuật nâng mũi không ngừng cải tiến và phát triển về chất lượng. Tuy nhiên, không phải đơn vị phẫu thuật nào cũng đảm bảo uy tín, đặc biệt, nếu thực hiện nâng mũi tại các địa chỉ kém chất lượng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và một trong số đó phải kể đến là tình trạng nâng mũi bị bao xơ.
Nâng mũi bị bao xơ là gì?
Bao xơ sau nâng mũi là tình trạng cơ mũi bị đứng, co rút tại khu vực đặt vật liệu độn sau phẫu thuật. Đi kèm với tình trạng bao xơ sau nâng mũi phải các vấn đề như: sưng, viêm, phù nề và đau nhức quanh mũi, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt.
Triệu chứng bao xơ ở đầu mũi sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Dáng mũi tự nhiên, không xuất hiện điều gì bất thường
- Giai đoạn 2: Cảm giác mũi có độ cứng nhẹ, mất tự nhiên dù form mũi vẫn được giữ nguyên.
- Giai đoạn 3: Nhìn bằng mắt sẽ thấy sống mũi lệch về một bên kèm theo cảm giác sưng đau.
- Giai đoạn 4: Tình trạng sưng phù rõ rệt, mũi cứng và đau nhức kéo dài.
Nguyên nhân khiến nâng mũi bị bao xơ
Tình trạng mũi bị bao xơ là nỗi ám ảnh kinh hoàng của biết bao chị em khi phẫu thuật nâng mũi. Sự tiến triển của các sợi bao xơ rất là nhanh chóng, có thể phát tác nghiêm trọng sau 5 đến 7 ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Do cơ địa không thích hợp với sụn
Hiện tượng bao xơ xuất hiện là do cơ địa phản ứng lại với các vật liệu sụn cấy ghép, cho dù sử dụng sụn nâng chất lượng cao thì họ vẫn không thích nghi được như bình thường.
Do chất liệu sụn được đưa vào kém chất lượng
Vì sụn được dùng trực tiếp để tái cấu trúc và định hình dáng mũi nên khi đơn vị thẩm mỹ dùng các sụn sinh học kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vào mũi, các thành phần độc hại có trong sụn sẽ đi vào cơ thể gây nên xơ cứng quanh sụn.
Việc mũi bị sửa quá nhiều lần
Việc thẩm mỹ mũi quá nhiều sẽ làm cho lớp viêm mạc bên trong mũi bị yếu đi theo thời gian. Kèm theo đó ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, làm cho nó trở nên xơ cứng và khó tiếp nhận các chất liệu độn.
Nhiễm trùng trong quá trình nâng mũi
Việc phẫu thuật nâng mũi thiếu khoa học cũng là nguyên nhân tạo nên hiện tượng bao xơ nguy hiểm. Khi các bước tiến hành không đồng bộ, dụng cụ phẫu thuật không được sát khuẩn sạch sẽ dẫn đến trình trạng vi khuẩn xâm nhập.
Các biện pháp ngăn ngừa hiện tượng nâng mũi bị bao xơ
Nhằm đảo bảo nâng mũi an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Các chị em vẫn nên chú tâm vào việc kiểm soát và đẩy lùi mọi rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp dưới đây:
Vệ sinh đúng cách
Do mới phẫu thuật xong nên các mô ở mũi rất yếu vì vậy để tránh những rủi ro có thể xảy ra chúng ta nên có phương pháp vệ sinh phù hợp.
- Chỉ nên dùng loại khăn mềm lau nhẹ, tránh hiện tượng dội trực tiếp nước vào mũi.
- Nên vệ sinh xung quanh vết mổ bằng nước ấm kết hợp với muối loãng.
- Làm sạch các chất nhờn với băng y tế thường xuyên.
- Không dùng cồn hoặc các chất tẩy rửa có độ axit quá mạnh để vệ sinh vết thương.
Đồng thời tránh tác động dư thừa lên mũi như sờ nắn, massage, xông hơi khiến vết thương lâu lành. Và tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Có chế độ ăn hợp lý
Để tránh xuất hiện những biến chứng xảy ra thì chúng ta phải có chế độ ăn hợp lý, ngoài ra dinh dưỡng trong chế độ ăn còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau phẫu thuật. Vì vậy để ngăn ngừa biến chứng và để cân bằng thể trạng bạn nên có một chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm chất xơ, chất đạm, các loại thịt cá, và các chế phẩm từ sữa như sữa chua,…
- Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa, đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương.
- Kiêng những món gây kích ứng, để lại sẹo, kéo dài thời gian hồi phục như thịt gà, hải sản, rau muống,..
Nâng mũi bị bao xơ khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ tự ti về bản thân mình. Vì vậy khách hàng cần tuân thủ những hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để hạn chế tối thiểu rủi ro khi nâng mũi. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp