Khấu trừ thuế là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên đối với nghiệp vụ kế toán. Vậy khấu trừ thuế là gì? Trong thuế giá trị gia tăng thì khấu trừ thuế được quy định như thế nào? Cùng MISA MeInvoice tìm hiểu nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác.
Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về khấu trừ thuế, bạn có thể tìm hiểu một số thông tin liên quan về thuế trong bài viết xem thêm dưới đây trước.
Xem thêm: Thuế là gì? Những đặc trưng cơ bản của thuế theo quy định
1. Khấu trừ thuế là gì?
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng với đa số các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế mà tiền thuế theo quy định sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của họ. Những loại thuế được khấu trừ có thể kể đến là: Khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn được gọi là VAT, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khấu trừ thuế doanh nghiệp,…
2. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là một hình thức xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách của nhà nước đối với các sản phẩm tính thuế. Vậy khấu trừ thuế GTGT được xác định như thế nào? Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động khấu trừ thuế GTGT.
2.1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì?
Khấu trừ thuế GTGT (hay còn được biết đến là VAT) là hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định chính xác số tiền thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế GTGT đầu vào được hiểu là khi doanh nghiệp mua vào một lượng hàng hóa nhất định thì sẽ phải chịu thuế GTGT của sản phẩm đó, còn khi doanh nghiệp bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì người đó sẽ phải chịu thuế GTGT của loại hàng hóa đó.
Khi đó, thuế GTGT mà doanh nghiệp cần phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ: Một doanh nghiệp B nhập lô hàng có trị giá là 500 triệu đồng với mức thuế GTGT khi mua vào là 10% – khi đó doanh nghiệp B sẽ phải chịu mức thuế GTGT là 50 triệu đồng. Sau đó, doanh nghiệp B đã bán lô hàng trên với giá trị là 620 triệu đồng thì người mua phải nộp số thuế GTGT là 62 triệu đồng.
Như vậy số thuế GTGT mà doanh nghiệp B cần nộp vào ngân sách là 62 – 50 = 12 triệu đồng
2.2. Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT
- Kết quả của phần thuế GTGT đã khấu trừ là con số cần phải nộp vào ngân sách nhà nước được xác định một cách trực tiếp, căn cứ trên số hiệu thuế trong các khâu bao gồm sản xuất, lưu hàng hóa – dịch vụ.
- Số thuế VAT đầu vào được căn cứ dựa trên hóa đơn bán hàng hoặc trên chứng từ nộp thuế với các hàng hóa nhập khẩu.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là số VAT được khấu trừ trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu ra là số VAT được khấu trừ trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra cho người tiêu dùng.
2.3. Vai trò của khấu trừ thuế GTGT
- Khấu trừ thuế là phương pháp giúp xác định số thuế GTGT trong từng khâu, từng công đoạn, từng chủ đề trong quy trình sản xuất – lưu thông hàng hóa, hạn chế được việc thất thu thuế.
- Việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT sẽ giúp đảm bảo được bản chất của thuế GTGT, trực tiếp đánh chủ yếu vào người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ cuối cùng.
- Những hoạt động trong khấu trừ thuế sẽ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý thuế và thu thuế đối với cơ quan thuế.
- Áp dụng khấu trừ thuế vào doanh nghiệp sẽ khiến cho hoạt động hạch toán được diễn ra minh bạch, đúng với tiêu chuẩn và quy định của pháp luật đối với công tác kế toán.
3. Điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế thì cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây.
- Có hóa đơn hợp lệ, hợp pháp
- Doanh nghiệp khi mua vào sản phẩm, dịch vụ cần cung cấp hóa đơn GTGT hợp pháp của loại hàng hóa đó hoặc cung cấp chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Phải có chứng từ xác nhận thanh toán qua ngân hàng.
- Khi thực hiện giao dịch nhập hàng hóa với trị giá trên 20 triệu đồng, bên mua cần thực hiện giao dịch qua ngân hàng và phải có chứng từ xác nhận giao dịch bên phía ngân hàng. Trường hợp, giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và sẽ cho vào mục chi phí hợp lý.
Lưu ý: Tài khoản của bên mua và bên bán là tài khoản đã được đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
- Những loại hàng hóa, dịch vụ trả chậm hoặc trả góp với giá trị trên 20 triệu đồng
- Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua bán, các loại giấy tờ chứng thực, hóa đơn GTGT và có chứng thực từ ngân hàng thực hiện giao dịch thì thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Những trường hợp khác cần lưu ý
- Nếu mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp với giá trị giao dịch dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong một ngày thì khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những giao dịch thực hiện qua ngân hàng và có chứng từ xác nhận từ ngân hàng.
- Nếu thực hiện mua xe ô tô dưới 9 chỗ cho những doanh nghiệp không hoạt động vận tải hay du lịch có giá trị trên 1,6 tỷ đồng thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT theo quy định dưới 1,6 tỷ đồng, số tiền chênh lệch sẽ không được khấu trừ.
4. Thủ tục để khấu trừ thuế GTGT
Doanh nghiệp muốn khấu trừ thuế GTGT thì cần chuẩn bị những loại thủ tục sau đây:
- Có hóa đơn hợp lệ của loại hàng hóa – dịch vụ mua vào.
- Có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng của bên mua và bên bán đối với loại hàng hóa – dịch vụ được mua vào.
- Với những loại hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu đi nước ngoài thì cần chuẩn bị thêm hợp đồng bán – gia công hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng.
5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được khấu trừ thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT có quyền như sau:
- Doanh nghiệp được quyền lập hồ sơ đề nghị khấu trừ thuế.
- Đăng ký nộp thuế GTGT theo hình thức khấu trừ thuế.
- Số tiền thuế được khấu trừ theo đúng quy định.
- Đối với hành vi hành chính của cán bộ thuế, cơ quan thuế thực hiện khấu trừ thuế không đúng quy định thì doanh nghiệp có quyền khởi kiện – khiếu nại.
Đi đôi với những quyền lợi của doanh nghiệp trong việc được khấu trừ thuế GTGT thì nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện là:
- Doanh nghiệp thực hiện cung cấp giấy tờ, bổ sung các hồ sơ, chứng từ liên quan mà cơ quan thuế yêu cầu.
- Doanh nghiệp cần thực hiện những quy định về kế toán – hóa đơn – chứng từ một cách nghiêm túc, đầy đủ để làm căn cứ xác định số thuế khấu trừ.
6. Những câu hỏi liên quan đến việc khấu trừ thuế GTGT
6.1. Thuế GTGT được khấu trừ là gì?
Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT đầu vào của hàng hóa – dịch vụ dùng cho mục đích kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo quy định của pháp luật. Thuế GTGT của hàng hóa – dịch vụ bị hư hỏng sẽ không được bồi thường trong những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, động đất, lũ lụt,…
6.2. Hóa đơn giao dịch có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng thực hiện giao dịch nhiều lần trong ngày có được thanh toán bằng tiền mặt hay không?
Trường hợp giá trị hóa đơn dưới 20 triệu đồng nhưng thực hiện giao dịch nhiều lần trong ngày thì tổng giá trị sẽ lớn hơn 20 triệu đồng, do vậy bên mua vẫn cần phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng và có chứng từ xác nhận giao dịch của ngân hàng. Những hóa đơn thực hiện giao dịch qua ngân hàng sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, còn những hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.
6.3. Làm thế nào để xử lý hóa đơn trên 20 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt?
Theo nội dung được quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định nếu doanh nghiệp thực hiện thanh toán hóa đơn GTGT có giá trị trên 20 triệu đồng bằng tiền mặt thì cần phải kê khai và điều chỉnh giảm chi phí đối với giá trị của hóa đơn đã thực hiện thanh toán.
7. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc giải thích cho vấn đề “Khấu trừ thuế là gì” được đặt ra ở đầu bài. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn áp dụng khấu trừ thuế GTGT một cách hợp lý và chính xác nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì có thể chia sẻ nội dung bài viết này cho những người cũng đang muốn tìm hiểu về khấu trừ thuế.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
- Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
- Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
- Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN
Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: