SAP là một phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. SAP góp phần lớn vào việc tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Vậy SAP là gì? Doanh nghiệp sẽ được lợi ích gì khi sử dụng SAP? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để khám phá được ứng dụng hữu ích của SAP nhé.
Ứng dụng của phần mềm SAP
I. SAP là gì?
SAP là tên viết tắt của cụm từ System Application Programing, đây chính là tên của công ty cung cấp phần mềm nổi tiếng tại nước Đức. SAP được biết là phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP và tung ra thị trường vào năm 2006. Phần mềm SAP còn được biết đến bằng tên gọi đầy đủ hơn, đó là SAP ERP (Enterprise Resource Planning). SAP mang đến cho doanh nghiệp hàng loạt kế hoạch nguồn lực quan trọng như: quản lý quan hệ khách hàng, quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, …
SAP là gì?
Phần mềm SAP không ngừng cải tiến và luôn phát triển thành những phiên bản mới chất lượng. Hơn hết, SAP còn cung cấp đến khách hàng những phần mềm tích hợp rất đa dạng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quy trình vận hành của công ty. Ngày nay, phần mềm hoạch định doanh nghiệp SAP ERP được nhiều doanh nghiệp trên khắp quốc gia tín nhiệm và sử dụng.
Sắm ngay phụ kiện sale sâu – Giá chỉ từ 20k
II. Lợi ích khi sử dụng phần mềm SAP
Phần mềm SAP chiếm được sự tin tưởng của các doanh nghiệp đa quốc gia bởi SAP ERP mang lại những giá trị và lợi ích tuyệt vời. Một số lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm SAP có thể kể đến như:
- Phần mềm SAP giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tính toán và xử lý đơn hàng, điều này nhằm tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh.
- Giảm thời gian tính toán giá bán.
- SAP mang lại thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời đến toàn phòng ban trong công ty.
- Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và linh hoạt cho tất cả nhân viên trong công ty
- Giảm thiểu chi phí trong việc phân phối, vận chuyển hàng hóa và quản lý nhân sự.
- Cung cấp quy trình vận hành chuyên nghiệp, phù hợp với mọi đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.
- Phần mềm SAP giúp các doanh nghiệp giảm tối đa mọi rủi ro về tài chính và giá trị vay vốn.
Lợi ích của phần mềm SAP
III. Ứng dụng của phần mềm SAP trong nhiều lĩnh vực
1. Quản lý mua – bán hàng
Phần mềm SAP ứng dụng rộng rãi trong việc mua – bán hàng hóa. Trong việc thực hiện quá trình mua hàng, SAP hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng tồn kho, quy trình vận chuyển và khâu thanh toán. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ mọi quy trình mua hàng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bên đối tác.
Quản lý mua bán hàng
Bên cạnh đó, nhờ phần mềm SAP mà doanh nghiệp có thể quản lý bán hàng một cách hiệu quả. Bởi, SAP theo dõi chặt chẽ về doanh thu, dự báo lợi nhuận, … từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích và tìm ra các cơ hội tiềm năng thông qua các chỉ số báo cáo. Phần mềm SAP còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng, các hợp đồng về dịch vụ, quản lý cuộc gọi và tất cả các hoạt động tương tác với khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn của khách và lên chiến lược bán hàng thành công.
2. Quản lý tài chính
Tài chính là một vấn đề vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp dù là quy mô nhỏ hay lớn. Phần mềm SAP cho phép mọi doanh nghiệp quản lý các hoạt động liên quan đến kế toán như: Sắp xếp chứng từ, bút toán, kế toán tổng hợp, và cung cấp báo cáo chi tiết các hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Việc này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan trong việc thu chi cũng như quản lý nguồn vốn nhanh chóng.
Quản lý tài chính tối ưu
3. Quản lý kho
Quản lý kho là một công việc phức tạp và tốn nhiều thời gian, thế nhưng phần mềm SAP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được thời gian và nguồn nhân lực. SAP hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu quy trình nhập kho, xuất kho của toàn bộ đơn hàng. Hơn hết, việc quản lý hàng tồn kho, chính sách về giá, … cũng sẽ được diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn.
Quản lý kho nhanh chóng
Trên đây là tổng quan thông tin về phần mềm SAP, mình tin rằng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được tầm quan trọng của SAP trong doanh nghiệp. Đừng quên chia sẻ ngay bài viết đến cho mọi người cùng biết bạn nhé!