Quyền sở hữu là phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định. Chủ sở hữu là người có một số quyền nhất định đối với tài sản mà mình sở hữu. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về chủ sở hữu là gì? (cập nhật 2022).
Chủ sở hữu là gì? (cập nhật 2022)
1. Chủ sở hữu là gì?
Chủ sở hữu là Chủ thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận. Mỗi chủ thể với tư cách là chủ sở hữu thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu.
Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
Đối với những tài sản hữu hình thì chủ thể của quyền sở hữu là những người có trong tay các tài sản theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của mình (chủ sở hữu) được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định. Chủ sở hữu trong BLDS là cá nhân, pháp nhân theo như quy định tại Điều 158 BLDS có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Đối với những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ), thì chủ thể quyền sở hữu là những người được pháp luật dân sự công nhận. Đó là chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật cùa tác giả..
Trong quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu có thể được xác nhận theo văn bằng bảo hộ. Người có tên trong văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chủ sở hữu và có quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích. kiểu dáng công nghiệp, nhăn hiệu hàng hóa,.. được xác lập theo văn bằng bảo hộ.
2. Các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình
2.1. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Chiếm hữu bao gồm hai trường hợp là chiếm hữu của chủ sở hữu và trường hợp chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Đối với trường hợp chiếm hữu của người người không phải là chủ sở hữu thì không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, trừ trường hợp tài sản được xác lập quyền sở hữu đó là tài sản vô chủ hoặc là tài sản không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp chiếm hữu của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
Như vậy chủ sở hữu chính là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là mặc dù chủ sở hữu là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu tài sản của mình nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Đó là những điều bị nghiêm cấm và không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của xã hội và những chủ thể khác.
2.2. Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu
Quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng của tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu là việc sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc hay lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trường hợp đối với người không phải là chủ sở hữu của tài sản thì được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật tại Điều 194 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản của cá nhân trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.
2.3. Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản của chủ sở hữu tài sản.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt: phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện việc định đoạt không trái với quy định của pháp luật
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu được hiểu là chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hay tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt tài sản ở hai khía cạnh:
– Định đoạt về số phận thực tế của tài sản
Định đoạt về số phận thực tế của tài sản hoặc làm cho tài sản không còn trong thực tế nữa, chẳng hạn như việc tiêu dùng hết tài sản, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Trong việc định đoạt số phận thực tế của tài sản, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến tài sản.
– Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản
Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của tài sản phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sỡ hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế tài sản,… thông qua việc định đoạt tài sản mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết hoặc chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và quyện sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đổng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyển sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đổng bán, đổi, cho… theo quy định của pháp luật.
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý của tài sản, chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với hình thức định đoạt này, Bộ luật dân sự đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sàn ít giá trị (chủ yếu tài sản là động sản) thì việc thực hiện quyền định đoạt tài sản có thể bằng phương thức giản đơn như: thoả thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Có các hình thức sở hữu nào?
BLDS 2015 quy định có 3 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng.
Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào?
Quyền sở hữu trong đó sẽ có 3 quyền đi kèm đối với tài sản: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Chủ sở hữu tiếng anh là gì?
Chủ sở hữu trong tiếng anh là: owner.
Chuyển quyền sở hữu là gì?
Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có thể hiểu đơn giản là việc bên bán chuyển quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản cho bên mua theo hợp đồng mua bán được kí kết bởi các bên.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Chủ sở hữu là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin